Ý NGHĨA DỊCH LÝ VỀ NGÀY GIỜ KHAI SÁNG ĐẠO MINH LÝ
A. Ngày giờ khai sáng Đạo Minh Lý.
- Lập đàn khai Đạo và ban Đạo hiệu:
Ngày chúng tôi đặng lịnh khai đàn là ngày 26 tháng 11 năm Giáp Tý (dương lịch năm 1924), vào lúc 10 giờ tối. Nhưng đến khi khai đàn chánh thức là đã đến 11 giờ khuya (giờ Mậu Tý), bước qua ngày 27 thuộc Bính Tý, tháng 11 cũng thuộc Bính Tý.
Thế thì Minh Lý Đạo khai, chẳng những trúng vào năm Giáp Tý (1924), mà tháng, ngày, giờ cũng đều là thuộc Tý cả. Chính là theo âm lịch nhằm:
- Năm: Giáp Tý (1924).
- Tháng: Bính Tý, là tháng 11.
- Ngày: Bính Tý, là ngày 27.
- Giờ: Mậu Tý, là từ 11 giờ tối tới 1 giờ khuya, chúng tôi mới đặng hiệu đạo Minh Lý.
B. Lý do Ơn Trên chọn năm, tháng, ngày, giờ Tý để khai Đạo.
Theo Ngài Nguyễn Minh Thiện, đó là lý do sâu kín mà Trời Phật không muốn nói rõ ra, có ý muốn cho mọi người tìm mà hiểu lấy. Sau đây Ngài xin dẫn sơ ít tài liệu cho các đạo hữu rõ được ý nghĩa, về cái lý sâu kín nói trên.
1. Trong 12 địa chi: Tý, sửu, dần, mẹo, v.v. . . , Tý là ngôi thứ nhứt thuộc dương.
2. Tiết đông chí là nhứt dương sanh trong tháng Tý, ứng với quẻ Địa lôi Phục có nghĩa là: Phục kiến Thiên tâm (trở lại thấy Thiên tâm [1]).
3. Mặt khác, lấy nghĩa câu: “Thiên khai ư Tý”, nghĩa là: Trời mở tại hội Tý, mà chọn năm, tháng, ngày, giờ đều thuộc Tý để khai đạo Minh Lý. Bởi đạo Minh Lý là Thiên Đạo lấy Tiên thiên nhứt dương sanh mà dẫn người phản bổn huờn nguyên, trở lại gốc xưa.
C. Ý Nghĩa Dịch lý về ngày giờ khai Đạo Minh Lý: Quẻ Phục:
Trong cuốn Minh Lý Học Thuyết, bài thơ của Thiệu Khương Tiết tiên sinh tóm tắt đủ các lý lẽ nói trên, như sau nầy:
Đông chí vào giữa Tý,
Thiên tâm mấy thuở sai.
Một dương vừa máy động,
Muôn vật chửa phôi thai [2].
Mỗi năm, vào giữa tháng 11 thuộc Tý, nhằm tiết Đông chí, một hào dương khí động sanh. Thiên tâm hiện lại tại lúc nầy. Tuy chưa thấy cái tâm nầy lộ ra hình dáng muôn vật, mà chánh nó là nguồn sanh đầu tiên của muôn vật đó. Luận về năm Tý, tháng Tý, ngày Tý, giờ Tý, thì năm, tháng, ngày giờ ấy cũng đều có “một dương sanh” cả. Nhưng huyền diệu nhất là ở tại giờ. Thỉnh xem bài thơ sau đây :
Niên trung thủ nguyệt, bất dụng niên,
Nguyệt trung thủ nhựt, nguyệt đồ nhiên.
Nhựt trung thủ thời, thời dịch nhựt,
Thời trung thủ khắc, nhi huyền huyền.
Nghĩa là :
Trong năm lấy tháng, chẳng dùng năm,
Trong tháng dùng ngày, tháng cũng hoài.
Trong bửa (ngày) dùng giờ, giờ đổi bửa,
Trong giờ lấy khắc, diệu huyền thay !
Về mặt tâm truyền, giờ Tý dương sanh thì gọi là hoạt tý thời. Đây là một lối nói tượng trưng, để chỉ giờ riêng trong thân mình. Cho nên kinh xưa có câu:
Chẳng phải ngoài trời tìm Tý Ngọ,
Trong mình sẳn có “một dương sanh” [3]
“Một dương sanh” đây chỉ hoạt tý thời, là giờ sống trong thân mình; chớ không phải nói tử Tý, là giờ chết ngoài trời, theo đồng hồ. Giờ sống là giờ “Thiên tâm lai phục”, nghĩa là Thiên tâm trở lại. Không biết giờ nầy thì biết Thiên tâm ở đâu mà tu.
Theo kinh Châu-Dịch, một dương động sanh là Thiên tâm trở lại, ở trong quẻ Địa lôi phục. Tiên Phật truớc không nói gì rõ về việc nầy. Nhưng sau khi Ngài Nguyễn Minh Thiện chiếu theo năm, tháng, ngày, giờ khai đạo, mà nhận ra cái quẻ Phục rồi, thì Tiên Phật giáng bút sau nầy cũng xác nhận y như thế, cho đó là một cái cẩm nang, ai rõ biết được nó là biết Đạo.
[1] Phục kỳ kiến thiên địa tạo hóa chi tâm hồ ? (Coi kinh Dịch, quẻ Phục).
[2] Đông chí Tý chi bán
Thiên tâm vô cải di.
Nhứt dương sơ động xứ,
Vạn vật vị sanh thì.
[3] Bất tất thiên biên tầm Tý Ngọ,
Thân trung tự hữu “Nhứt dương sanh”.
A. Ngày giờ khai sáng Đạo Minh Lý.
- Lập đàn khai Đạo và ban Đạo hiệu:
Ngày chúng tôi đặng lịnh khai đàn là ngày 26 tháng 11 năm Giáp Tý (dương lịch năm 1924), vào lúc 10 giờ tối. Nhưng đến khi khai đàn chánh thức là đã đến 11 giờ khuya (giờ Mậu Tý), bước qua ngày 27 thuộc Bính Tý, tháng 11 cũng thuộc Bính Tý.
Thế thì Minh Lý Đạo khai, chẳng những trúng vào năm Giáp Tý (1924), mà tháng, ngày, giờ cũng đều là thuộc Tý cả. Chính là theo âm lịch nhằm:
- Năm: Giáp Tý (1924).
- Tháng: Bính Tý, là tháng 11.
- Ngày: Bính Tý, là ngày 27.
- Giờ: Mậu Tý, là từ 11 giờ tối tới 1 giờ khuya, chúng tôi mới đặng hiệu đạo Minh Lý.
B. Lý do Ơn Trên chọn năm, tháng, ngày, giờ Tý để khai Đạo.
Theo Ngài Nguyễn Minh Thiện, đó là lý do sâu kín mà Trời Phật không muốn nói rõ ra, có ý muốn cho mọi người tìm mà hiểu lấy. Sau đây Ngài xin dẫn sơ ít tài liệu cho các đạo hữu rõ được ý nghĩa, về cái lý sâu kín nói trên.
1. Trong 12 địa chi: Tý, sửu, dần, mẹo, v.v. . . , Tý là ngôi thứ nhứt thuộc dương.
2. Tiết đông chí là nhứt dương sanh trong tháng Tý, ứng với quẻ Địa lôi Phục có nghĩa là: Phục kiến Thiên tâm (trở lại thấy Thiên tâm [1]).
3. Mặt khác, lấy nghĩa câu: “Thiên khai ư Tý”, nghĩa là: Trời mở tại hội Tý, mà chọn năm, tháng, ngày, giờ đều thuộc Tý để khai đạo Minh Lý. Bởi đạo Minh Lý là Thiên Đạo lấy Tiên thiên nhứt dương sanh mà dẫn người phản bổn huờn nguyên, trở lại gốc xưa.
C. Ý Nghĩa Dịch lý về ngày giờ khai Đạo Minh Lý: Quẻ Phục:
Trong cuốn Minh Lý Học Thuyết, bài thơ của Thiệu Khương Tiết tiên sinh tóm tắt đủ các lý lẽ nói trên, như sau nầy:
Đông chí vào giữa Tý,
Thiên tâm mấy thuở sai.
Một dương vừa máy động,
Muôn vật chửa phôi thai [2].
Mỗi năm, vào giữa tháng 11 thuộc Tý, nhằm tiết Đông chí, một hào dương khí động sanh. Thiên tâm hiện lại tại lúc nầy. Tuy chưa thấy cái tâm nầy lộ ra hình dáng muôn vật, mà chánh nó là nguồn sanh đầu tiên của muôn vật đó. Luận về năm Tý, tháng Tý, ngày Tý, giờ Tý, thì năm, tháng, ngày giờ ấy cũng đều có “một dương sanh” cả. Nhưng huyền diệu nhất là ở tại giờ. Thỉnh xem bài thơ sau đây :
Niên trung thủ nguyệt, bất dụng niên,
Nguyệt trung thủ nhựt, nguyệt đồ nhiên.
Nhựt trung thủ thời, thời dịch nhựt,
Thời trung thủ khắc, nhi huyền huyền.
Nghĩa là :
Trong năm lấy tháng, chẳng dùng năm,
Trong tháng dùng ngày, tháng cũng hoài.
Trong bửa (ngày) dùng giờ, giờ đổi bửa,
Trong giờ lấy khắc, diệu huyền thay !
Về mặt tâm truyền, giờ Tý dương sanh thì gọi là hoạt tý thời. Đây là một lối nói tượng trưng, để chỉ giờ riêng trong thân mình. Cho nên kinh xưa có câu:
Chẳng phải ngoài trời tìm Tý Ngọ,
Trong mình sẳn có “một dương sanh” [3]
“Một dương sanh” đây chỉ hoạt tý thời, là giờ sống trong thân mình; chớ không phải nói tử Tý, là giờ chết ngoài trời, theo đồng hồ. Giờ sống là giờ “Thiên tâm lai phục”, nghĩa là Thiên tâm trở lại. Không biết giờ nầy thì biết Thiên tâm ở đâu mà tu.
Theo kinh Châu-Dịch, một dương động sanh là Thiên tâm trở lại, ở trong quẻ Địa lôi phục. Tiên Phật truớc không nói gì rõ về việc nầy. Nhưng sau khi Ngài Nguyễn Minh Thiện chiếu theo năm, tháng, ngày, giờ khai đạo, mà nhận ra cái quẻ Phục rồi, thì Tiên Phật giáng bút sau nầy cũng xác nhận y như thế, cho đó là một cái cẩm nang, ai rõ biết được nó là biết Đạo.
[1] Phục kỳ kiến thiên địa tạo hóa chi tâm hồ ? (Coi kinh Dịch, quẻ Phục).
[2] Đông chí Tý chi bán
Thiên tâm vô cải di.
Nhứt dương sơ động xứ,
Vạn vật vị sanh thì.
[3] Bất tất thiên biên tầm Tý Ngọ,
Thân trung tự hữu “Nhứt dương sanh”.
Ý NGHĨA HIỆU ĐẠO MINH LÝ
Do năm tháng, ngày, giờ khai đạo, mà ta được biết:
Hành đạo bên trong là ở nội tâm, thì cần biết quẻ Địa – Lôi – Phục; còn hành đạo bên ngoài, là đối với nhơn quần xã hội, đối với người cùng một đạo, thì cần biết quẻ Trạch – Lôi – Tùy. Hai quẻ đó là rường cột của đạo Minh Lý, nên các đạo hữu khi nghe giảng sơ ở đây rồi, cần phải tìm hiểu thêm trong kinh Châu
Dịch. Nghĩa lý của hai quẻ đó rất áo diệu, ta cần phải nghiền ngẫm, suy tầm bằng tâm lãnh thần hội, chớ lý trí thuộc về phàm chất không thể thông đạt tới việc cao siêu.
- Minh Lý nghĩa là gì ?
Theo cuốn “Minh Lý yếu giải ” của đạo Minh Lý, Minh là thông hiểu, nhận thức rõ ràng. Đó là nghĩa thông thường. Theo đạo đức, Minh là: “tự giác nhi giới tự khi ”.
“Tự giác” nghĩa là: tự mình tỉnh ngộ, tự mình xét biết trong tâm. Còn “giới tự khi ” nghĩa là: răn chỗ mình dối gạt lấy mình. Nói một cách khác: mình đã biết lẽ phải rồi, thì đừng làm tuồng như không biết, mà cứ lầm lũi theo ý kiến riêng ích kỷ của mình. Nếu chỉ biết mà không chịu tin và làm theo, thì cũng chưa được gọi là Minh.
- Còn Lý là nghĩa gì ?
- Chữ Lý nầy không phải dùng trí thức, do chỗ ngũ quan nghe biết ở ngoài, mà suy diễn ra. Vì đó là một thứ Lý hẹp hòi, rời rã, tùy sở học, tùy tập quán, tùy dục vọng mà ở mỗi người mỗi khác. Thậm chí, tuy ở một người, mà vì tâm thân biến cải, nên nay vầy mai khác, thay đổi không chừng.
Trái lại, Lý nói đây là lẽ phải tuyệt đối, thuộc về tiên thiên, nghĩa là: vốn có tự nhiên trong tâm của mỗi người, làm tiêu biểu cho trăm hạnh nết. Các việc ở ngoài phải căn cứ vào Lý trong tâm, mà nhứt định phải chăng, lành dữ. Trước hành vi thì nó phán đoán, sau hành vi thì nó phê bình.
Lý tuy nhứt định đồng cho mọi người, mà không phải ở cứng một chỗ. Sách Nho gọi là: “Định trung nhi vô định”. Bởi nó tùy mỗi trường hợp mà ứng dụng, rất là hoạt bát, viên dung. Hễ phóng ra thì nó tràn đầy sáu hướng, còn thâu lại thì nó rút ẩn vào chỗ kín. Tỉ như lửa trong đá: khi đập đá, bất kỳ ở chỗ nào, thì đều thấy nhoáng lửa, mà chừng thôi đập, thì không biết nó về đâu.
- Đức Khổng tử hỏi thầy Tử Cống rằng: “Trò Tử, người tưởng ta học nhiều mà nhớ hết đó chăng ?
- Trả lời: Thưa phải, (rồi giựt mình hỏi lại thầy rằng: )như thế có lầm chăng?
- Lầm ngay ! Ta lấy một (Lý) mà xét hiểu mọi sự mọi vật. Ngài gọi là “Nhứt dĩ quán chi ”, nên người sau gọi đạo của Ngài là đạo “ Nhứt quán”.
Thầy Châu-tử giải thêm rõ rằng: “Thánh nhơn chi tâm, hồn nhiên nhứt Lý, nhi phiếm ứng khúc dáng, dụng các bất đồng”. Nghĩa là: cái tâm của Thánh nhơn chỉ có một Lý bao trùm hết, ứng khắp muôn vật, mà riêng đối với mỗi vật, đều theo lẽ phải cả; công dụng của Nó vào mỗi trường hợp đều là khác nhau.
Trong cuốn Bố-cáo của đạo Minh Lý, Tiên Phật có giải nghĩa hai chữ Minh Lý trong bài thơ sau nầy:
Đạo là căn bổn, khá tầm mò,
Minh mẫn lương tâm cạn xét dò.
Lý ấy tánh chơn, vô nhị thị,
Giải phân họa phước, chẳng so đo.
The Dao is a fundamental element that is difficult to perceive,
Clearly understanding one's conscience to realize it,
That reason is true and non-duolistic,
Distinguishing merit and misfortune should not be too meticulous.
Bốn chữ đầu câu là: Đạo Minh Lý giải.
(The reason mentioned here is the absolute reason, the equal Buddha nature, meaning no difference.
Followers of Minh Ly Đao should learn and directly realize that principle.
People who study the Tao must try to awaken early and then practice diligently, passing it on to each other. We should not be jealous and hate each other. On the contrary, when you encounter something wrong, you need to wholeheartedly advise and remind each other to reasonably act).
Chữ “vô nhị thị ” nghĩa là: Chỉ có một lẽ phải, chớ không hai, tức là tuyệt đối rồi. Chữ Lý nói đây tức là Tánh chơn tuyệt đối. Thế thì Lý đồng với chơn tánh, chơn tánh tức là Lý. Cho nên cũng có tiếng kép là Lý tánh (nature raisonnable), hay là Tánh lý( Raison naturelle) mà xưa kia còn được dịch là: Raison mystique, nghĩa là: cái lý huyền bí, sâu kín, ít ai hiểu được.
Đạo Nho, đạo Tiên, đạo Phật đều nhìn nhận mỗi con người đều có cái tánh nầy, nhưng mỗi giáo lại đặt tên khác nhau.
Nho giáo gọi cái Một ấy là: Thái cực trong kinh Dịch, Đạo tâm trong kinh Thơ, Minh đức trong sách Đại học, Thiên mạng chi tánh trong sách Trung dung, Lương tri, Lương năng, Lương tâm trong sách Mạnh Tử, Nhân trong sách Luận ngữ, Thiên lý trong sách Tánh lý.
The word "no duality" means: There is only one truth, not two, that is absolute. The word Ly means Absolute True Nature. Then Reason is the same as true nature, true nature is Reason. Therefore, there is also a double name called Resonnable Nature , or Natural Reason, which in the past was also translated as: Mystic Reason, meaning: the mysterious, deep truth, few people understand.
Confucianism, Taoism, and Buddhism all recognize that every human being has this nature, but each religion names it differently.
Confucianism calls that One: Tai Chi in the Book of I Ching, Dao Tam in the Book of Poetry, Wisdom in the Book of the University, the Nature of Heaven in the book "Trung Dung", Consciousness, Innate Energy, and Conscience in the books of Mencius, Humanity in the book Analects, Thien Ly in the book "Tanh Ly".
- Hỏi: Cái Lý tánh nói đây, gọi tắt là Lý, có khác với cái Thiên địa chi tâm ở trong kinh Dịch nói trước kia không ?
- Đáp: Bản thể của “Lý tánh” và “Thiên địa chi tâm”, thì không có gì khác nhau. Có khác nhau chăng, là khác ở thời kỳ.
Cái “Thiên địa chi tâm” là cái tâm mới phát, chưa được vững vàng (rồng còn ở vực sâu), nhưng ta phải bắt từ đó mà tu, để đi lần lần lên. Như trong quẻ Kiền có sáu hào, bắt đầu từ hào sơ cửu dương khí còn yếu mà tu dưỡng, để phát triển lên mãi mãi, tột cao là hào thượng cửu, cho đến hào giả lập là hào dụng cửu, đặng “quần long vô thủ”, nghĩa là: bầy rồng mà không thấy đầu, mới là mục đích cứu cánh, đặng hoàn toàn Lý tánh (kinh Dịch gọi là Thiên đức) [1], mới là chứng quả Tiên Phật.
- Q: Is the Natural reason (Lý Tánh) mentioned here, as Reason (Ly) for short, different from the Mind of Heaven and Earth mentioned previously in the I Ching?
- A: The essence of "Reason" and "Mind of Heaven and Earth" is no different. The difference if any refers to the period.
The "Mind of Heaven and Earth" is a newly developed Mind, not yet stable (the dragon is still in the abyss), but we must start from there and practice, to gradually move up. As in the Kien hexagram, there are six lines, starting from the initial line, where positive energy, which is still weak and cultivated, to develop forever, culminating in the upper line, until the simulated line that is called "quan long vo thu", referring to a flock of dragons without seeing their heads, is the final goal, to completely attain the Natural reason (I Ching called Heaven Virtue) [1], is to attain Immortal Buddhahood.
Sáu hào nầy kiêm bốn đức tánh của quẻ Kiền, là: Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh. Tôi có thể nói: Thiên địa chi tâm là nguyên. Nguyên có nghĩa là đầu, là cả, là trước tiên. Phải trải qua đức Hanh, đức Lợi, rồi tới đức Trinh, mới là đặng kết quả cứu cánh.
These six lines represent the four virtues of the Kien hexagram, which are: Nguyen, Hanh, Loi, Trinh. I can say: The heart of heaven and earth is Nguyen. Nguyen means First. We must go through Hanh, Loi, and then Trinh to achieve ultimate results.
Cuốn Châu Dịch của Ơn Trên giải về bốn đức tánh đó:
“Nguyên” đức lớn, dựng ngôi tánh mạng (hiệp thần khí),
“Hanh” đức thông, rỡ rạng tồn sanh (nảy nở, sanh sôi),
“Lợi” nên, thuần thục hoàn thành (đơm bông, kết quả),
“Trinh” bền kết thúc, giống lành y nhiên.
Cái đạo Kiền hay là thiên đạo, tỉ như hột giống. Mùa xuân ta gieo nó xuống đất, nhờ sanh khí mà nảy mầm nứt mộng, vọt lên khỏi mặt đất. Mùa hạ, cái mầm non kia thành ra cây lớn, đâm ra nhành lá sum suê, vô cùng mạnh mẽ. Sang qua mùa thu, nó đơm hoa, kết quả, giúp cho đời nhờ chung. Chừng tới mùa đông, công phu của nó đã thành tựu, trở lại hột giống lành y như thuở xưa (phản bổn huờn nguyên). Đó là ý nghĩa câu chót ở vé trên kia.
“Trinh” bền kết thúc, giống lành y nhiên.
Cây cối có thể huờn nguyên, nghĩa là: trở lại gốc xưa được, thì con người linh hơn muôn vật, lẽ nào không bằng cây cỏ sao ? Không có cái lý đó! Bất quá là ta không biết phương pháp chánh, để đi tới mục đích cứu cánh của Đạo đó thôi.
Đạo Minh Lý có cái sứ mạng để dắt dìu chúng sanh để đi tới cái kết quả tốt đẹp ấy. Nhưng kết quả cũng không chẳng phải do các bực truyền Đạo, mà cũng do nơi các đạo hữu dụng công, hết lòng cùng không hết lòng tu đúng chánh pháp cùng không đúng mà thôi.
The Divine Book of Changes by the Supreme Being explains the four virtuous natures.
"Origin" is the great virtue that establishes the foundation of life force by uniting spirit and energy.
"Growth" is the penetrating virtue, brilliantly existing and thriving by sprouting and flourishing.
"Advantage" is accomplishment, perfectly completing by blossoming and bearing fruit.
"Purity" is the enduring conclusion, the good seed remaining unchanged.
The Way of the Creative Force, also known as the Heavenly Way, is like a seed. In spring, we sow it into the earth, and with the life-giving energy, it sprouts and breaks through the shell, emerging from the ground. In summer, the young sprout becomes a large tree, putting forth luxuriant branches and leaves, extremely vigorous. When autumn arrives, it blossoms and bears fruit, benefiting all existence. When winter arrives, its work is accomplished, and it returns to the good seed as it was before, reverting to the origin. This is the meaning of the last line above
"Purity is the enduring conclusion, the good seed remaining unchanged." If plants can revert to their origin, meaning return to their original source, then human beings, who are more spiritually aware than all creatures, should be able to do so too. It is only that we do not know the proper method to reach the ultimate goal of the Way.
Minh Ly Dao has the mission to guide sentient beings to attain that wonderful result. However, the result does not depend solely on the spiritual guides, but also on the diligent efforts of the practitioners who wholeheartedly cultivate according to the proper dharma or not.
GIẢI NGHĨA HIỆU CHÙA TAM-TÔNG MIẾU
Tam-Tông đây là: Tam Tông-giáo nói tắt, cũng như Minh Lý là Minh Lý tánh nói tắt vậy. Ở Đông Nam Á có sản xuất ba tôn giáo lớn, là: đạo Thánh, đạo Tiên, đạo Phật.
Tam-Tông Miếu là đền thờ ba tông giáo lớn nói trên.
- Có người hỏi: Một giáo mà học còn chưa kham, làm sao học hết cả ba giáo ?
- Chẳng phải chúng tôi học hết cả ba giáo.
- Tại sao mà thờ luôn cả ba ?
- Chúng tôi sưu tầm các tài liệu thuộc về ba giáo, rồi chọn riêng sở trường của mỗi giáo mà học, chớ không phải học hết giáo lý của ba giáo.
Về Phật giáo, sở trường là tu tánh.
Về Đạo giáo, sở trường là luyện mạng.
Về Nho giáo, sở trường là luân lý.
Chúng tôi hiệp ba cái sở trường nói trên, chia ra ba lớp học, rồi bỏ hình thức ra ngoài, để tìm cái Thiên tâm, Lý tánh nói trên, gọi là “Tam giáo qui nguyên”. Cũng như cái vòng tròn, không phải đứng ở ngoài chu vi mà nhắm về trung ương, phải tìm đến gốc Đạo ở trung ương, đứng tại Bản thể mà ngó ra ngoài, thì không còn thấy chi chẳng liên lạc cùng nhau.
Vậy Minh Lý đạo ban sơ do Tam giáo mà lập thành, nhưng tới thời kỳ qui nguyên, Minh Lý đạo là Trung đạo, là Trung tông, chớ không còn phải là Nho giáo, Đạo giáo hay là Thích giáo nữa. Đủ thấy, học đạo Minh Lý chẳng phải khó khăn, phiền phức gì, như người ta lầm tưởng, mà trái lại có phần giản dị hơn xưa, vì rốt cuộc chỉ học một chữ Tâm mà thôi.
Ba thời kỳ nầy cũng đặng tượng trưng cái đèn hỏa hậu của đạo Minh Lý, đốt nhân dịp lễ Kỷ niệm nầy, để nhắc nhở cái nguyên tắc lớn đó.
Từng ngoài, có ba vòng tròn lớn: vàng, xanh, đỏ tượng trưng cho Tam giáo ở thời kỳ thứ nhứt.
Từng kế trong, có cái hình tam giác, tuy tam giác đồng một màu trắng, ý nói đồng một bản thể, mà còn thấy hình ba góc, nghĩa là cũng còn có chỗ phân biệt nhau, là thời kỳ thứ nhì.
Đến từng chót ở chính giữa trung ương, chỉ có cái hình vòng tròn nhỏ, tượng trưng cho Thiên tâm, cho Phật tánh, không có hình tướng, không có ranh hạn, trải khắp mười phương mà không ở đâu có (Nho gọi là: vô tại nhi vô hồ bất tại).
Nhơn loại đi tới đó, mới có thể đồng nhứt với nhau, mà không còn xâu xé, tranh đua bỉ thử với nhau nữa, mới là mong đi tới cảnh hòa bình thiệt thọ, vĩnh viễn, cùng hưởng hạnh phúc muôn đời.
Muốn đạt tới mục đích đó, về phần nhơn đạo, thì đạo Minh Lý chỉ dùng tình thương và lẽ thật, không hay tranh giành, mà chỉ tùy sức làm lợi thiên hạ. Thỉnh xem năm bộ kinh của đạo Minh Lý do Thần Tiên giáng bút theo thời kỳ nầy:
1/ Bố cáo,
2/ Sám hối,
3/ Nhựt tụng,
4/ Giác thế,
5/ Tịnh nghiệp vản.
và các kinh sách xưa khác, đã dịch và in ra phổ thông khắp trong dân gian, như Minh Lý yếu giải, Nhị thập tứ điều, Dưỡng Chơn tập, Thiền pháp yếu giải, Chỉ quán tọa thiền, Đạo Đức kinh, v.v. . .
Về phần thiên đạo thì đạo Minh Lý lấy bài Qui y tăng làm căn bổn , các quyết tu luyện, đại ý gom trong bài Tam ngũ nhứt sau nầy:
Tam, Ngũ, nhứt dô tam cá tự,
Cổ kim minh giả định nhiên hi.
Đông tam, nam nhị, đông thành ngũ,
Bắc nhứt, tây phương, tứ cộng chi.
Mồ kỉ tư cư sanh số ngũ,
Tam gia tương kiến kiết anh nhi.
Anh nhi thị Nhứt hàm chơn khí,
Thập ngoạt thai viên, nhập thánh ki.
Nghĩa là:
Nhứt, tam, ngũ là ba số nầy,
Xưa nay hiểu được ít người thay !
Đông tam, nam nhị, hiệp thanh ngũ,
Bắc nhứt, tây tư cộng cũng vầy.
Mồ Kỉ một ngôi sanh số ngũ,
Ba nhà gặp gỡ kết anh nhi.
Anh nhi là Một, gom chơn khí,
Mười tháng thai thành ngự thánh đài.
Đại khái, bài thơ nầy nói: Phải hiệp ngũ hành, tam gia, gom lại làm một gọi là Anh nhi (tức là Thái cực), mới mong đặng thành Đạo.
Kinh Dịch lại nói: “Nhứt âm, nhứt dương chi vị Đạo”, nghĩa là: Đạo không ra ngoài hai khí âm dương hiệp nhứt.
Thế thì Chánh pháp tu hành là phải bắt từ ngoài mà đi vào trong, gom nhiều sai biệt để trở lại cái Một mới là thấy được chỗ mầu nhiệm của Đạo, của Chơn lý, là thấy được Thượng Đế trong tâm mình. Trái lại, những người xu hướng ra ngoài, theo hình tướng sai biệt nhiều chừng nào, lại càng thêm thất vọng nhiều chừng nấy !
Khi thành Đạo rồi, thì tâm ta và Thượng Đế không phải là hai, nghĩa là: có một mà thôi. Do Ngôi Một đó mà chánh pháp đặng giữ vững, do Ngôi Một đó mà sanh dục muôn loài. Cho nên nói: Một là tất cả, tất cả là Một.
The I Ching says: "One yin and One yang united to form the Dao", which means: The Dao does not come beyond the union of two yin and yang energies.
Then the true dharma of practice is to start from the outside and go inside, to gather many differences to return to the One, to see the mystery of the Dao, of the Truth, to see God in your heart. On the contrary, those who tend to go out and follow the different appearances are even more disappointed!
When we attain Dao, our mind and God are not two, that is: there is only one. Because of that One Person, the Dharma is maintained, and because of that One Person, all living beings are born. So it is said: One is all, all is One.
[1] Kinh Dịch có câu : “Dụng cửu, Thiên đức bất khả vi thủ dã”. Nghĩa là : Hào dụng cửu (là Trung đạo) tức là đức của Trời, không thể nào mà thấy đầu của bầy rồng.
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |