VIỆN HÀNH ĐẠO
Viện Hành Đạo theo Minh Lý Chơn Giải thuộc ngành ngang của Hội Thánh. Ngành ngang là các cơ cấu làm bộ máy sanh hoạt cho Đạo. Chưởng quản tối cao cũng là vị Định Pháp Tổng Lý. Thay quyền Tổng Lý mà quản trị nội bộ là Hiệp Lý. Dưới quyền Hiệp Lý thì còn có Tham Lý, Quản Lý, …
Cơ cấu tổ chức của Viện Hành đạo (theo Hiến Chương)
Viện Hành đạo được Hội đồng Hội thánh lập ra, gồm các vị chức sắc: Tổng lý, Hiệp lý, Chưởng lý/Chủ tịch nữ giới, Trưởng Ban Quản trị, một số Vụ trưởng, Vụ phó các Vụ, Quản lý Chi đạo. Số lượng không quá 15 người; đứng đầu Viện Hành đạo là vị Tổng lý/Hiệp lý.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Hành đạo
Viện Hành đạo thực hiện điều hành các công việc hành chánh của Hội thánh, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Hội thánh, là cơ quan:
1. Quản lý Ban Quản trị, Cửu Vụ, các Chi đạo và Cơ sở đạo.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức trực thuộc Viện Hành đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của Hội thánh.
3. Phối hợp với các tổ chức thuộc Hội thánh để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Tổ chức thực hiện việc chăm lo phương diện hành chánh của Hội thánh và đề nghị bổ nhiệm chức sắc, chức việc quản lý các tổ chức do Viện Hành đạo quản lý.
5. Nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Hội thánh những chương trình, kế hoạch mới về việc nâng cao hiệu quả thực hiện việc hành chánh của Hội thánh và đời sống vật chất của chức sắc, môn sanh, tín đồ.
Bên cạnh Viện Bảo Đạo là ngành dọc trực nhập vào cơ mầu nhiệm. Đó là phần đi sâu vào trong Đạo Pháp. Có sâu phải có rộng, rộng phải nương sâu. Nghĩa là: Có ngành dọc về Thiên đạo thì phải có ngành ngang là Viện hành đạo lo về nhơn sự.
Viên Hành Đạo là cơ quan quản lý Cữu vụ, Ban Quản trị và các Chi đạo, Cơ sở đạo.
Trên mỗi bộ phận, có một chức sắc làm đầu. Dưới quyền vị nầy, thì tùy tài năng đức hạnh mà đưa vào giúp việc. Đây là ngành chánh thống, nghĩa là ngành thuộc về chánh trị, để quản suất trong Đạo, ròng là Nhơn đạo.
Cữu vụ có chín vụ, căn cứ trên Lạc Thơ Cửu cung hay là Cửu trù mà thành lập.
Cửu trù là Hồng phạm Cửu trù ghi trong Kinh Thơ, do ông Cơ Tử truyền lại cho vua Võ Vương. Đó là chín phép ngụ trị sau nầy:
Tham khảo:
Minh Lý Chơn giải
Hiến Chương Minh Lý Đạo
Viện Hành Đạo theo Minh Lý Chơn Giải thuộc ngành ngang của Hội Thánh. Ngành ngang là các cơ cấu làm bộ máy sanh hoạt cho Đạo. Chưởng quản tối cao cũng là vị Định Pháp Tổng Lý. Thay quyền Tổng Lý mà quản trị nội bộ là Hiệp Lý. Dưới quyền Hiệp Lý thì còn có Tham Lý, Quản Lý, …
Cơ cấu tổ chức của Viện Hành đạo (theo Hiến Chương)
Viện Hành đạo được Hội đồng Hội thánh lập ra, gồm các vị chức sắc: Tổng lý, Hiệp lý, Chưởng lý/Chủ tịch nữ giới, Trưởng Ban Quản trị, một số Vụ trưởng, Vụ phó các Vụ, Quản lý Chi đạo. Số lượng không quá 15 người; đứng đầu Viện Hành đạo là vị Tổng lý/Hiệp lý.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Hành đạo
Viện Hành đạo thực hiện điều hành các công việc hành chánh của Hội thánh, thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng Hội thánh, là cơ quan:
1. Quản lý Ban Quản trị, Cửu Vụ, các Chi đạo và Cơ sở đạo.
2. Hướng dẫn, chỉ đạo các tổ chức trực thuộc Viện Hành đạo thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của Hội thánh.
3. Phối hợp với các tổ chức thuộc Hội thánh để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Tổ chức thực hiện việc chăm lo phương diện hành chánh của Hội thánh và đề nghị bổ nhiệm chức sắc, chức việc quản lý các tổ chức do Viện Hành đạo quản lý.
5. Nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Hội thánh những chương trình, kế hoạch mới về việc nâng cao hiệu quả thực hiện việc hành chánh của Hội thánh và đời sống vật chất của chức sắc, môn sanh, tín đồ.
Bên cạnh Viện Bảo Đạo là ngành dọc trực nhập vào cơ mầu nhiệm. Đó là phần đi sâu vào trong Đạo Pháp. Có sâu phải có rộng, rộng phải nương sâu. Nghĩa là: Có ngành dọc về Thiên đạo thì phải có ngành ngang là Viện hành đạo lo về nhơn sự.
Viên Hành Đạo là cơ quan quản lý Cữu vụ, Ban Quản trị và các Chi đạo, Cơ sở đạo.
Trên mỗi bộ phận, có một chức sắc làm đầu. Dưới quyền vị nầy, thì tùy tài năng đức hạnh mà đưa vào giúp việc. Đây là ngành chánh thống, nghĩa là ngành thuộc về chánh trị, để quản suất trong Đạo, ròng là Nhơn đạo.
Cữu vụ có chín vụ, căn cứ trên Lạc Thơ Cửu cung hay là Cửu trù mà thành lập.
Cửu trù là Hồng phạm Cửu trù ghi trong Kinh Thơ, do ông Cơ Tử truyền lại cho vua Võ Vương. Đó là chín phép ngụ trị sau nầy:
- Ngũ hành
- Ngũ sự
- Bát chính
- Ngũ kỷ
- Hoàng cực
- Tam đức
- Kê nghi
- Thứ trưng
- Ngũ phước, Lục cực (gọi tắt là Phước cực)
- Lễ nhạc vụ
- Thánh hóa vụ
- Hòa giải vụ
- Tư dưỡng vụ
- Nội chính vụ
- Giáo lý vụ
- Phước thiện vụ
- Ngoại giao vụ
- Tài chánh vụ
Tham khảo:
Minh Lý Chơn giải
Hiến Chương Minh Lý Đạo
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |