VIỆN BẢO ĐẠO
Cơ cấu tổ chức của Viện Bảo Đạo
Viện Bảo Đạo được Hội đồng Hội thánh lập ra, gồm các vị chức sắc: Định pháp, Tổng lý, Hiệp lý, Chưởng lý/Chủ tịch nữ giới, Tịnh chủ, Vụ trưởng Giáo lý; đứng đầu Viện Bảo Đạo là vị Định pháp/Tổng lý.
Viện Bảo Đạo còn gọi là Chức sắc ngành dọc, là ngành đạo thống của Đạo. Ngành dọc có tám giai cấp, căn cứ trên Bát chánh đạo của nhà Phật [1] mà thành lập. Theo thời gian liên tiếp luân lưu, thì chư chức sắc Đạo Minh Lý sắp theo thứ tự sau nầy:
1. Hướng tịnh sư là bực Tín Đồ
2. Chí tịnh sư
3. Tâm tịnh sư
4. Thanh tịnh sư là bực Môn Sanh
5. Khiết tịnh sư
6. Vĩnh tịnh sư
7. Siêu tịnh sư là bực Giáo Sư
8. Giác tịnh sư là bực Giáo Tổ
Viện Bảo Đạo được Hội đồng Hội thánh lập ra, gồm các vị chức sắc: Định pháp, Tổng lý, Hiệp lý, Chưởng lý/Chủ tịch nữ giới, Tịnh chủ, Vụ trưởng Giáo lý; đứng đầu Viện Bảo Đạo là vị Định pháp/Tổng lý.
Viện Bảo Đạo còn gọi là Chức sắc ngành dọc, là ngành đạo thống của Đạo. Ngành dọc có tám giai cấp, căn cứ trên Bát chánh đạo của nhà Phật [1] mà thành lập. Theo thời gian liên tiếp luân lưu, thì chư chức sắc Đạo Minh Lý sắp theo thứ tự sau nầy:
1. Hướng tịnh sư là bực Tín Đồ
2. Chí tịnh sư
3. Tâm tịnh sư
4. Thanh tịnh sư là bực Môn Sanh
5. Khiết tịnh sư
6. Vĩnh tịnh sư
7. Siêu tịnh sư là bực Giáo Sư
8. Giác tịnh sư là bực Giáo Tổ
Xem thêm
1. Hướng tịnh sư (Hữu tâm hướng đạo) – Người ở đời loanh quanh trong biển khổ, mà đã được dừng chơn, trở lại đường về quê xưa vị cũ của mình, là người đã biết xu hướng về con đường lành, tức là Hướng tịnh sư, thuộc về Chánh kiến.
2. Chí tịnh sư (Thành tâm hướng đạo) - Nhưng hữu tâm hướng đạo chưa đủ, phải lập chí cho vững vàng, là hết lòng suy xét, lo lường, để chọn con đường thẳng mà đi. Cũng như trong lúc trời mưa mây mù, gió phủ, phải có la bàn để nhắm về bến giác, tức là Chí tịnh sư, thuộc về Chánh tư duy.
3. Tâm tịnh sư (Ngôn chánh thuận đạo) - Chí đã lập, lòng lại thành, thì tâm không còn mơ màng vọng tưởng, tự nhiên phát lộ ra ngoài bằng lời nói ngay thẳng, đúng theo lẽ Đạo. Lúc nào tâm khẩu cũng như có một, nghĩa là: Lòng tưởng sao thì nói y ra như vậy, không đổi thay tráo trở, mà luôn luôn chất phác, thiệt thà, có thể cảm hóa lòng người, tức là Tâm tịnh sư, thuộc về Chánh ngữ.
4. Thanh tịnh sư (Ngôn hạnh hiệp đạo) - Tâm ý đã thành thiệt, lời nói lại chất phác, thì tự nhiên việc làm đặng chơn chánh. Tới đây ba nghiệp là: Ý, khẩu, thân đều đặng thanh tịnh, thì con người hết gây ra ác nghiệp, thành được mười thiện nghiệp tức là Thanh tịnh sư thuộc về Chánh nghiệp.
5. Khiết tịnh sư (Khắc kỷ tu thân) - Giữ sự sống cao khiết, không còn là đà trong đám bảy tình, sáu dục khiến sai. Khác nào con chim phượng hoàng bay bổng trên mây xanh, mặc cho đám diều hâu tranh xác chuột chù nơi tha ma uế địa. Chánh mạng sống, vì nghĩa vụ, thì thiên chức được hiển bày, trong lòng lúc nào cũng tư tư lo đường lợi ích chung cho nhơn quần, xã hội, tức là Khiết tịnh sư, thuộc về Chánh mạng.
6. Vĩnh tịnh sư (Tâm tịnh ngộ đạo) - Dõng mãnh, bền bỉ, mà gắng lên tu thiền định, nhiệm mầu, dẫu gặp con đường gay go, trở ngại cho mấy có thể hại đến tánh mạng mình đi nữa, thì cũng nhứt tâm nhứt đức, không thối nhượng một bước nào, nên gọi là Vĩnh tịnh sư, thuộc về Chánh tinh tiến.
7. Siêu tịnh sư (Tham thấu thiền đạo) - Chẳng những không lấy niệm dữ, mà cũng chẳng còn có niệm lành. Đã quá Tứ niệm xứ đến chỗ vô niệm, mà vô niệm là Chánh niệm, mở rộng con đường Chánh pháp, để cứu độ quần linh.
8. Giác tịnh sư (Viên chứng liễu đạo) - Đã suốt tận lẽ Trời, đạt cơ mầu nhiệm của Tạo Hóa (tự giác), mà hoằng truyền Chơn lý, giáo hóa chúng sanh (giác tha). Đó là tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn nên gọi là Giác tịnh sư, đã chứng quả Phật, thuộc về Chánh định (Giáo Tổ).
Tám bực chức sắc nầy nhắm vào Bát chánh đạo mà tu học, lập công. Bát chánh đạo là tám con đường chơn chánh hành đạo. Con đường nầy của nhà Phật, do Phật Thích Ca dày công tu học mới tìm ra được.
Đây là một cái thang linh độ dẫn tận cõi Trời, để cho muôn ngàn người nhờ đó mà đặng tiến về cõi trọn lành của Đạo. Mỗi một nấc thang là một chìa khoá mở các cửa bí mật trong thân con người, mà cũng mở thông lối Trời để kẻ sau nầy tiến lên.
Tổ chức tuyển chọn và quyền hạn
Bực dưới hơn hết là người mới nhập môn vào Đạo, tức là Hướng tịnh sư. Hướng tịnh sư ở dưới quyền hướng dẫn của Chí tịnh sư. Chí tịnh sư cũng ở dưới quyền hướng dẫn của Tâm tịnh sư.
Ba cấp nầy đã bắt đầu tu học đạo, nhưng vì còn dính líu với phần đời của Đạo, nên lấy chữ giai (sơ giai, thứ giai, chánh giai) làm thềm bực, tùy giới đức, công quả mà đặng nhắc lên. Nếu trong ba bực nầy có người trỗi đức, xứng công thì bổn đạo đồng nhóm nhau cử lên cấp trên. Người đặng cử lên Thanh tịnh sư là bực Chuẩn ân, dự vào hành chánh của Đạo.
Từ Chuẩn ân trở lên, tùy theo mỗi bực, mà hành quyền giữ giới. Nhưng Chuẩn ân muốn lên Thiên ân phải do khoa mục mà tuyển chọn. Khoa mục nhắm vào các nguyên tắc chính của Đạo Minh Lý (Học Thuyết Minh Lý), nghĩa là phải thông thạo giáo lý, Đạo Pháp và luật lệ, tùy theo chương trình giáo khoa, cộng chung với điểm hạnh nết và công đức.
Trở lên ngôi Giáo Tổ, chư Thiên ân (có ba cấp Giáo sư) là người có quyền chấp sự trong Hội Thánh, được dự các hội và đề nghị chế giảm luật lệ, nhưng cũng theo khoa cử mà tấn thăng.
Ngoài ra, chư Thiên ân còn có quyền tranh cử vị Giáo Tổ, tức là Phật ân. Mà muốn lên ngôi Giáo Tổ, phải được ba cấp Giáo sư công cử, thắng phiếu thì được, khỏi cần khoa mục. Nhưng ngoài luật công cử khoa mục ra thì trên còn có quyền tối cao của Tòa Tam giáo Thiêng Liêng quyết định.
Viện Bảo Đạo là cơ quan:
1. Tổ chức chăm lo mọi việc về phương diện đạo pháp của Hội thánh.
2. Quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gồm Bác Nhã Tịnh Đường, Ban Thông Công, Long hải Ngoại và Long Hoa Học Viện.
thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của Hội thánh.
3. Phối hợp với các tổ chức thuộc Hội thánh để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Tổ chức thực hiện việc chăm lo phương diện hành chánh của Hội thánh và đề nghị bổ nhiệm chức sắc, chức việc quản lý các tổ chức do Viện Hành đạo quản lý.
5. Nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Hội thánh những chương trình, kế hoạch mới về việc nâng cao hiệu quả thực hiện việc hành chánh của Hội thánh và đời sống vật chất của chức sắc, môn sanh, tín đồ.
Viện Bảo Đạo họp chung dưới quyền Chủ tọa của Định Pháp Tổng Lý, mà bàn các việc thuộc về phần Thiên đạo, nên cũng gọi là Đạo thống (ngành dọc).
[1]Bát chánh đạo là: 1. Chánh kiến; 2. Chánh tư duy; 3. Chánh ngữ; 4. Chánh nghiệp; 5. Chánh mạng; 6. Chánh tinh tiến; 7. Chánh niệm; 8. Chánh định.
2. Chí tịnh sư (Thành tâm hướng đạo) - Nhưng hữu tâm hướng đạo chưa đủ, phải lập chí cho vững vàng, là hết lòng suy xét, lo lường, để chọn con đường thẳng mà đi. Cũng như trong lúc trời mưa mây mù, gió phủ, phải có la bàn để nhắm về bến giác, tức là Chí tịnh sư, thuộc về Chánh tư duy.
3. Tâm tịnh sư (Ngôn chánh thuận đạo) - Chí đã lập, lòng lại thành, thì tâm không còn mơ màng vọng tưởng, tự nhiên phát lộ ra ngoài bằng lời nói ngay thẳng, đúng theo lẽ Đạo. Lúc nào tâm khẩu cũng như có một, nghĩa là: Lòng tưởng sao thì nói y ra như vậy, không đổi thay tráo trở, mà luôn luôn chất phác, thiệt thà, có thể cảm hóa lòng người, tức là Tâm tịnh sư, thuộc về Chánh ngữ.
4. Thanh tịnh sư (Ngôn hạnh hiệp đạo) - Tâm ý đã thành thiệt, lời nói lại chất phác, thì tự nhiên việc làm đặng chơn chánh. Tới đây ba nghiệp là: Ý, khẩu, thân đều đặng thanh tịnh, thì con người hết gây ra ác nghiệp, thành được mười thiện nghiệp tức là Thanh tịnh sư thuộc về Chánh nghiệp.
5. Khiết tịnh sư (Khắc kỷ tu thân) - Giữ sự sống cao khiết, không còn là đà trong đám bảy tình, sáu dục khiến sai. Khác nào con chim phượng hoàng bay bổng trên mây xanh, mặc cho đám diều hâu tranh xác chuột chù nơi tha ma uế địa. Chánh mạng sống, vì nghĩa vụ, thì thiên chức được hiển bày, trong lòng lúc nào cũng tư tư lo đường lợi ích chung cho nhơn quần, xã hội, tức là Khiết tịnh sư, thuộc về Chánh mạng.
6. Vĩnh tịnh sư (Tâm tịnh ngộ đạo) - Dõng mãnh, bền bỉ, mà gắng lên tu thiền định, nhiệm mầu, dẫu gặp con đường gay go, trở ngại cho mấy có thể hại đến tánh mạng mình đi nữa, thì cũng nhứt tâm nhứt đức, không thối nhượng một bước nào, nên gọi là Vĩnh tịnh sư, thuộc về Chánh tinh tiến.
7. Siêu tịnh sư (Tham thấu thiền đạo) - Chẳng những không lấy niệm dữ, mà cũng chẳng còn có niệm lành. Đã quá Tứ niệm xứ đến chỗ vô niệm, mà vô niệm là Chánh niệm, mở rộng con đường Chánh pháp, để cứu độ quần linh.
8. Giác tịnh sư (Viên chứng liễu đạo) - Đã suốt tận lẽ Trời, đạt cơ mầu nhiệm của Tạo Hóa (tự giác), mà hoằng truyền Chơn lý, giáo hóa chúng sanh (giác tha). Đó là tự giác giác tha, giác hạnh viên mãn nên gọi là Giác tịnh sư, đã chứng quả Phật, thuộc về Chánh định (Giáo Tổ).
Tám bực chức sắc nầy nhắm vào Bát chánh đạo mà tu học, lập công. Bát chánh đạo là tám con đường chơn chánh hành đạo. Con đường nầy của nhà Phật, do Phật Thích Ca dày công tu học mới tìm ra được.
Đây là một cái thang linh độ dẫn tận cõi Trời, để cho muôn ngàn người nhờ đó mà đặng tiến về cõi trọn lành của Đạo. Mỗi một nấc thang là một chìa khoá mở các cửa bí mật trong thân con người, mà cũng mở thông lối Trời để kẻ sau nầy tiến lên.
Tổ chức tuyển chọn và quyền hạn
Bực dưới hơn hết là người mới nhập môn vào Đạo, tức là Hướng tịnh sư. Hướng tịnh sư ở dưới quyền hướng dẫn của Chí tịnh sư. Chí tịnh sư cũng ở dưới quyền hướng dẫn của Tâm tịnh sư.
Ba cấp nầy đã bắt đầu tu học đạo, nhưng vì còn dính líu với phần đời của Đạo, nên lấy chữ giai (sơ giai, thứ giai, chánh giai) làm thềm bực, tùy giới đức, công quả mà đặng nhắc lên. Nếu trong ba bực nầy có người trỗi đức, xứng công thì bổn đạo đồng nhóm nhau cử lên cấp trên. Người đặng cử lên Thanh tịnh sư là bực Chuẩn ân, dự vào hành chánh của Đạo.
Từ Chuẩn ân trở lên, tùy theo mỗi bực, mà hành quyền giữ giới. Nhưng Chuẩn ân muốn lên Thiên ân phải do khoa mục mà tuyển chọn. Khoa mục nhắm vào các nguyên tắc chính của Đạo Minh Lý (Học Thuyết Minh Lý), nghĩa là phải thông thạo giáo lý, Đạo Pháp và luật lệ, tùy theo chương trình giáo khoa, cộng chung với điểm hạnh nết và công đức.
Trở lên ngôi Giáo Tổ, chư Thiên ân (có ba cấp Giáo sư) là người có quyền chấp sự trong Hội Thánh, được dự các hội và đề nghị chế giảm luật lệ, nhưng cũng theo khoa cử mà tấn thăng.
Ngoài ra, chư Thiên ân còn có quyền tranh cử vị Giáo Tổ, tức là Phật ân. Mà muốn lên ngôi Giáo Tổ, phải được ba cấp Giáo sư công cử, thắng phiếu thì được, khỏi cần khoa mục. Nhưng ngoài luật công cử khoa mục ra thì trên còn có quyền tối cao của Tòa Tam giáo Thiêng Liêng quyết định.
Viện Bảo Đạo là cơ quan:
1. Tổ chức chăm lo mọi việc về phương diện đạo pháp của Hội thánh.
2. Quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo các đơn vị trực thuộc gồm Bác Nhã Tịnh Đường, Ban Thông Công, Long hải Ngoại và Long Hoa Học Viện.
thực hiện các nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch của Hội thánh.
3. Phối hợp với các tổ chức thuộc Hội thánh để hoàn thành nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Tổ chức thực hiện việc chăm lo phương diện hành chánh của Hội thánh và đề nghị bổ nhiệm chức sắc, chức việc quản lý các tổ chức do Viện Hành đạo quản lý.
5. Nghiên cứu, đề xuất với Hội đồng Hội thánh những chương trình, kế hoạch mới về việc nâng cao hiệu quả thực hiện việc hành chánh của Hội thánh và đời sống vật chất của chức sắc, môn sanh, tín đồ.
Viện Bảo Đạo họp chung dưới quyền Chủ tọa của Định Pháp Tổng Lý, mà bàn các việc thuộc về phần Thiên đạo, nên cũng gọi là Đạo thống (ngành dọc).
[1]Bát chánh đạo là: 1. Chánh kiến; 2. Chánh tư duy; 3. Chánh ngữ; 4. Chánh nghiệp; 5. Chánh mạng; 6. Chánh tinh tiến; 7. Chánh niệm; 8. Chánh định.
Rút gọn
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |