LỜI TỰA
Bản sách Trung Dung là một bộ quan trọng thứ nhứt, thuộc về phái chánh tông của Khổng giáo. Nó làm biểu lý với bộ sách Đại Học: Đại Học chủ về Nhơn Đạo, còn Trung Dung chủ về Thiên Đạo.
Tác giả của bản sách Trung Dung này là thầy Tử Tư, con ông Bá Ngư, mà ông Bá Ngư là con của đức Khổng Tử. Thế thì, thầy Tử Tư là cháu đích tôn của đức Khổng Tử, tên là Khổng Cấp.
Bản sách này rất cao, đạo lý rất thâm thuý. Về mặt văn tự và chương cú, thì sách này không phải dễ hiểu như sách Đại Học và sách Luận Ngữ. Cần phải đọc nhiều lần và suy nghĩ lâu ngày, mới là có thể lãnh hội được ít nhiều.
Số là những bực Thánh Hiền xưa về đời Thượng cổ, thế trời lập pháp, nên mối đạo truyền mới có gốc gác từ đó.
Nay ta thấy trong kinh có những câu:
“Doãn chấp khuyết trung” (Luận Ngữ), nghĩa là: tin nắm chặt đạo trung của mình. Đó là lời vua Nghiêu truyền lại cho vua Thuấn.
“Nhơn tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhứt, doãn chấp khuyết trung” (Kinh Thơ), nghĩa là: lòng người (lòng phàm) thiệt rắc rối, lòng đạo nhỏ nhem (khó biết), giữ thiệt tinh (ròng), thiệt nhứt (một), tin nắm chặt đạo trung của mình. Đó là lời vua Thuấn truyền cho vua Vũ.
Vua Nghiêu chỉ nói một lời vắn tắt, còn vua Thuấn lại thêm ba câu nữa ở phía trước, để giải rõ lời của vua Nghiêu. Làm như thế mới mong người sau này rõ biết mà thiệt hành.
Trên nói: “Doãn chấp khuyết trung”, thì đức Khổng Tử dạy: “Nhứt dĩ quán chi”. Chữ Trung và chữ Nhứt đều là Chơn Lý tối cao của Nho giáo.
Trên nói: “tinh, nhứt”, thì thầy Tăng Tử dạy: “Trung thứ”, cả hai đều là công phu thiệt hành, để đạt tới “khuyết trung” và “nhứt quán”.
Đủ thấy cả hai bên: Chơn lý và công phu rất rõ ràng, nghĩa là: đủ cả lý luận và thiệt hành. Thiệt là bổ ích cho thân tâm của chúng ta biết mấy!
Theo thường luận, tâm của chúng ta vừa hư linh (trống không và sáng suốt), vừa tri giác (hay biết bởi giác quan), mà hư linh và tri giác chỉ có một mà thôi
Tâm hư linh gọi là đạo tâm, gốc nơi tánh mạng, thuộc về phần chánh. Còn tâm tri giác gọi là nhơn tâm, gốc ở giác quan, thuộc về phần tà. Cho nên tâm con người có khi rắc rối chẳng yên, mà cũng có khi nhỏ nhẹm khó biết là thế. Nếu ta không biết lấy đạo tâm mà kềm chế nhơn tâm, thì rắc rối càng thêm rắc rối mãi. Chơn lý là phần công sẽ bị vùi lấp trong nhơn dục là phần tư.
Vì cớ đó, mà khi động, khi tịnh, khi nói, khi làm, chúng ta phải chịu lầm sai, mới có chỗ thái quá và bất cập. Cho nên phải cần học sách Trung Dung, để giải phá chỗ sai lầm đó, mà lần lần qui về trung đạo, nghĩa là theo đúng đạo tâm.
Từ xưa đến nay, thánh thánh nối nhau mà tiếp truyền mối đạo này cho tới đức Khổng Tử. Trong hàng đệ tử của đức Khổng Tử, chỉ có hai người đặng chơn truyền mà thôi, tức là thầy Nhan Hồi và thầy Tăng Sâm. Đến sau, mối đạo của thầy Tăng Sâm đặng truyền xuống cho thầy Tử Tư.
Thầy Tử Tư sợ càng ngày càng mất chơn truyền, mới viết ra cuốn sách này để dạy kẻ đời sau. Thầy càng lo sợ chừng nào, thì lời nói lại càng thâm thiết và tỏ rõ thêm chừng nấy.
Thầy nói: “Thiên mạng, suất tánh” là chỉ đạo tâm. (Tánh là lý gồm có đủ trong tâm, đạo tâm là tâm ứng đối với mọi người hiệp với lý, với đạo).
Thầy nói: “Trạch thiện” (chọn điều lành) – thiệt ròng, “cố chấp” (nắm bo bo) –thiệt một là chỉ ròng, một (tinh nhứt)
Thầy nói: “Quân tử thời trung” (người quân tử tuỳ thời mà xử trung) là chỉ cách chấp trung (nắm giữ đạo trung).
Trải qua nhiều đời, có hơn hai ngàn năm dư, mà lời thầy nói vẫn là Chơn Lý, không hề thay đổi. Tuy cũng có nhiều sách Thánh Hiền trước bàn về cương duy, uẩn áo của mối đạo, mà chưa có sách nào rõ ràng và tận tột như cuốn này.
Sau này, có thầy Mạnh Tử, thầy Trình Tử. . . nhờ chỗ khảo sát tinh tường mối đạo này, nhứt là nhờ hai cuốn Trung Dung và Đại Học, nên có phát minh thêm nhiều điều ích lợi. Lại có thầy Châu Hi làm ra một cuốn chương cú (nghĩa là: phân ra có chương, thích nghĩa từ câu (cú), chia từng chi (chi thể), giải từng tiết (giai đoạn), mạch lạc suốt thông, bổ giúp lẫn nhau. Thiệt là có công trợ người mới nhập đạo không phải nhỏ!
Sách Đại Học chẳng thấy nói đến chữ tánh, còn sách này chẳng thấy nói đến chữ tâm, cho nên trong bài tựa này luận nhiều về chữ tâm. Nhưng tâm tánh chẳng phải khác. Thầy Trình Tử nói: “Tánh hay là tâm cũng là một lý mà thôi”.
Sau rốt, đây xin chia sách Trung Dung này làm bảy tiết, theo thứ tự đó mà bàn giải cho có mạch lạc, dễ hiểu.
7. Tiết 7: Kết luận qui về công phu thận độc (chương 33)
Bản sách Trung Dung là một bộ quan trọng thứ nhứt, thuộc về phái chánh tông của Khổng giáo. Nó làm biểu lý với bộ sách Đại Học: Đại Học chủ về Nhơn Đạo, còn Trung Dung chủ về Thiên Đạo.
Tác giả của bản sách Trung Dung này là thầy Tử Tư, con ông Bá Ngư, mà ông Bá Ngư là con của đức Khổng Tử. Thế thì, thầy Tử Tư là cháu đích tôn của đức Khổng Tử, tên là Khổng Cấp.
Bản sách này rất cao, đạo lý rất thâm thuý. Về mặt văn tự và chương cú, thì sách này không phải dễ hiểu như sách Đại Học và sách Luận Ngữ. Cần phải đọc nhiều lần và suy nghĩ lâu ngày, mới là có thể lãnh hội được ít nhiều.
Số là những bực Thánh Hiền xưa về đời Thượng cổ, thế trời lập pháp, nên mối đạo truyền mới có gốc gác từ đó.
Nay ta thấy trong kinh có những câu:
“Doãn chấp khuyết trung” (Luận Ngữ), nghĩa là: tin nắm chặt đạo trung của mình. Đó là lời vua Nghiêu truyền lại cho vua Thuấn.
“Nhơn tâm duy nguy, đạo tâm duy vi, duy tinh duy nhứt, doãn chấp khuyết trung” (Kinh Thơ), nghĩa là: lòng người (lòng phàm) thiệt rắc rối, lòng đạo nhỏ nhem (khó biết), giữ thiệt tinh (ròng), thiệt nhứt (một), tin nắm chặt đạo trung của mình. Đó là lời vua Thuấn truyền cho vua Vũ.
Vua Nghiêu chỉ nói một lời vắn tắt, còn vua Thuấn lại thêm ba câu nữa ở phía trước, để giải rõ lời của vua Nghiêu. Làm như thế mới mong người sau này rõ biết mà thiệt hành.
Trên nói: “Doãn chấp khuyết trung”, thì đức Khổng Tử dạy: “Nhứt dĩ quán chi”. Chữ Trung và chữ Nhứt đều là Chơn Lý tối cao của Nho giáo.
Trên nói: “tinh, nhứt”, thì thầy Tăng Tử dạy: “Trung thứ”, cả hai đều là công phu thiệt hành, để đạt tới “khuyết trung” và “nhứt quán”.
Đủ thấy cả hai bên: Chơn lý và công phu rất rõ ràng, nghĩa là: đủ cả lý luận và thiệt hành. Thiệt là bổ ích cho thân tâm của chúng ta biết mấy!
Theo thường luận, tâm của chúng ta vừa hư linh (trống không và sáng suốt), vừa tri giác (hay biết bởi giác quan), mà hư linh và tri giác chỉ có một mà thôi
Tâm hư linh gọi là đạo tâm, gốc nơi tánh mạng, thuộc về phần chánh. Còn tâm tri giác gọi là nhơn tâm, gốc ở giác quan, thuộc về phần tà. Cho nên tâm con người có khi rắc rối chẳng yên, mà cũng có khi nhỏ nhẹm khó biết là thế. Nếu ta không biết lấy đạo tâm mà kềm chế nhơn tâm, thì rắc rối càng thêm rắc rối mãi. Chơn lý là phần công sẽ bị vùi lấp trong nhơn dục là phần tư.
Vì cớ đó, mà khi động, khi tịnh, khi nói, khi làm, chúng ta phải chịu lầm sai, mới có chỗ thái quá và bất cập. Cho nên phải cần học sách Trung Dung, để giải phá chỗ sai lầm đó, mà lần lần qui về trung đạo, nghĩa là theo đúng đạo tâm.
Từ xưa đến nay, thánh thánh nối nhau mà tiếp truyền mối đạo này cho tới đức Khổng Tử. Trong hàng đệ tử của đức Khổng Tử, chỉ có hai người đặng chơn truyền mà thôi, tức là thầy Nhan Hồi và thầy Tăng Sâm. Đến sau, mối đạo của thầy Tăng Sâm đặng truyền xuống cho thầy Tử Tư.
Thầy Tử Tư sợ càng ngày càng mất chơn truyền, mới viết ra cuốn sách này để dạy kẻ đời sau. Thầy càng lo sợ chừng nào, thì lời nói lại càng thâm thiết và tỏ rõ thêm chừng nấy.
Thầy nói: “Thiên mạng, suất tánh” là chỉ đạo tâm. (Tánh là lý gồm có đủ trong tâm, đạo tâm là tâm ứng đối với mọi người hiệp với lý, với đạo).
Thầy nói: “Trạch thiện” (chọn điều lành) – thiệt ròng, “cố chấp” (nắm bo bo) –thiệt một là chỉ ròng, một (tinh nhứt)
Thầy nói: “Quân tử thời trung” (người quân tử tuỳ thời mà xử trung) là chỉ cách chấp trung (nắm giữ đạo trung).
Trải qua nhiều đời, có hơn hai ngàn năm dư, mà lời thầy nói vẫn là Chơn Lý, không hề thay đổi. Tuy cũng có nhiều sách Thánh Hiền trước bàn về cương duy, uẩn áo của mối đạo, mà chưa có sách nào rõ ràng và tận tột như cuốn này.
Sau này, có thầy Mạnh Tử, thầy Trình Tử. . . nhờ chỗ khảo sát tinh tường mối đạo này, nhứt là nhờ hai cuốn Trung Dung và Đại Học, nên có phát minh thêm nhiều điều ích lợi. Lại có thầy Châu Hi làm ra một cuốn chương cú (nghĩa là: phân ra có chương, thích nghĩa từ câu (cú), chia từng chi (chi thể), giải từng tiết (giai đoạn), mạch lạc suốt thông, bổ giúp lẫn nhau. Thiệt là có công trợ người mới nhập đạo không phải nhỏ!
Sách Đại Học chẳng thấy nói đến chữ tánh, còn sách này chẳng thấy nói đến chữ tâm, cho nên trong bài tựa này luận nhiều về chữ tâm. Nhưng tâm tánh chẳng phải khác. Thầy Trình Tử nói: “Tánh hay là tâm cũng là một lý mà thôi”.
Sau rốt, đây xin chia sách Trung Dung này làm bảy tiết, theo thứ tự đó mà bàn giải cho có mạch lạc, dễ hiểu.
- Tiết 1: Trung hoà (chương 1)
- Tiết 2: Trung dung (từ chương 2 tới chương 11)
- Tiết 3: Đạo có phị ẩn (từ chương 12 tới 19)
- Tiết 4: Thành nhứt – lý luận (từ chương 20 tới 23)
- Tiết 5: Thành nhứt – Thiệt hành và công dụng (từ chương 24 tới chương 29)
- Tiết 6: Cực công của đức Khổng Tử trong Thiên đạo
7. Tiết 7: Kết luận qui về công phu thận độc (chương 33)
Your browser does not support viewing this document. Click here to download the document.
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |