DẪN NHẬP
Từ thuở lập Đạo, Ơn trên đã dày công chỉ dẫn và phò trợ cho các bậc tiền khai cách thức thành lập Hội Thánh với sự mong đợi được các thế hệ Minh Lý tiếp nối qua đó phát triển tổ chức và hoằng dương mối đạo trời. Hiện nay Minh Lý Đạo đã có một bộ máy Hội Thánh tuy chưa phát huy được hết mức nhưng đã một cơ cấu tổ chức gọn gàng với đầy đủ các cơ quan bảo đạo và hành đạo. Ý nghĩa của bộ máy Hội Thánh luôn un đúc cho các thế hệ Minh Lý tiếp nối nhau, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải tùy biến và củng cố để hoàn thành sứ mạng trong cơ phổ độ lần ba này. Đức Đông Phương Lão Tổ đã giáng đàn vào năm 1966 để dốc sức cho Minh Lý hình thành một Hội Thánh mà qua từng thời kỳ đã dần dần hình hiện với đầy đủ các ý nghĩa cho đến ngày nay.
Từ thuở lập Đạo, Ơn trên đã dày công chỉ dẫn và phò trợ cho các bậc tiền khai cách thức thành lập Hội Thánh với sự mong đợi được các thế hệ Minh Lý tiếp nối qua đó phát triển tổ chức và hoằng dương mối đạo trời. Hiện nay Minh Lý Đạo đã có một bộ máy Hội Thánh tuy chưa phát huy được hết mức nhưng đã một cơ cấu tổ chức gọn gàng với đầy đủ các cơ quan bảo đạo và hành đạo. Ý nghĩa của bộ máy Hội Thánh luôn un đúc cho các thế hệ Minh Lý tiếp nối nhau, dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải tùy biến và củng cố để hoàn thành sứ mạng trong cơ phổ độ lần ba này. Đức Đông Phương Lão Tổ đã giáng đàn vào năm 1966 để dốc sức cho Minh Lý hình thành một Hội Thánh mà qua từng thời kỳ đã dần dần hình hiện với đầy đủ các ý nghĩa cho đến ngày nay.
Ngược dòng lịch sử đạo, Đức đông Phương Lão Tổ đã ban cho Minh Lý Đạo một kim chỉ nam hầu thành lập tổ chức Hội thánh vào ngày 20/2/1966:
ĐÔNG Tây gặp gở dựng tương lai,
PHƯƠNG pháp trao cho kẻ đức tài.
LÃO khuyến gắng công hoàn bổn nguyện,
TỔ đình xây đắp, gái hòa trai.
Đứng trước cảnh huống đau thương, Đại Đạo suy vi, nhơn tâm ly tán, bốn phương khói lửa ngập trời, phe phái cạnh tranh, xô đẩy cuộc đời vào cảnh máu xương, vào nơi tiêu diệt. Trước mắt, mỗi lúc tấn kịch diễn đủ màn chết chóc, đau khổ, lòng nào ngồi ngó mà chẳng đau !
Ai là kẻ còn chút lương tâm, không sao chẳng nghĩ một viễn đồ thế giới nguy kịch. Nhưng biết bao nhiêu người có tai mắt, đủ mưu thuật tài tình, đưa ra bao nhiêu giải pháp để chận đứng thảm họa tàn khốc, hầu tạo lấy hòa bình. Song chắc chắn các giải pháp đó đều vô hiệu lực.
Thế chiến hôm nay không ở tài mưu mà thắng được, không ở giàu mạnh mà yên đâu ! Cần phải có một nền “đạo đức mới”, tạo nên mầm sống cho tương lai. Tất cả cuộc xáo trộn, loạn ly, thảm họa diễn bày trên mặt đất hôm nay, đâu phải một cuộc đua chọi, tranh giành của phe nầy đảng nọ, mà là một kết quả của cơ diễn tiến từ vô thỉ đến nay : nghiệp nghiệp, oan oan chồng chất, kết nên sự tiêu diệt, mà lòng Trời rất thương xót.
Phật Tiên không nở ngồi nhìn cảnh trạng hủy diệt, nên công đồng TAM GIÁO chuyển thần bố điển, hoán cải tội lổi 10 phương. Tất thảy Tiên Phật Thánh Thần đều nguyện xuống thế gian cứu đời mở Đạo.
Tiên Phật Thánh Thần đó là các đệ tử hiện diện hôm nay và những người : hoặc đã xuất gia, hoặc còn trong đám đời vị lợi danh ám ảnh, mà chưa tỉnh mê giác ngộ.
Ác khí đầy trời bao phủ trên địa cầu mờ mịt tối tăm. Ánh sáng Chơn Lý khó rọi vào để khử ám hồi minh, chuyển hóa nhơn tâm, tạo lập kỷ nguyên Thánh đức.
Đã đành cuộc thế hổn độn hôm nay do ác quả chín mùi, đòng đeo trên cành trước cơn bảo tố. Nào khác chi quẻ Bác, hất một cái là rồi. Sự chết chóc hư hủy của thế giới, của loài người như lật trở bàn tay, có gì khó ! Một vài trái bom nguyên tử cũng đủ phá hoại, hoặc một khối vi trùng cũng đủ tan tành, nên cuộc chết sống rất dể dàng.
Ngoài giải pháp “đạo đức phục hưng”, không có giải pháp nào thay vào mà cứu được ! Thế nào cũng Bác mà thôi. Nên Tiên Phật quay ngược cuộc đời trở lại, đổi nguy ra an, đổi loạn thành trị. Ấy là Bác thành Phục.
Phục là mầm sống chổi lên, tưởng mất mà còn. Đó là nhờ ở quyền năng Tạo Hóa, lấy thiện để chế ác, dĩ công phế tư, thì quẻ Bác là tượng trưng cho cuộc đời hiện tại, còn một chút hơi thở cuối cùng trong giờ hấp hối, mà lật ngược Bác trở lại là Phục sinh.
Cũng như 6 người vật lộn, 5 người nằm trên đè một người dưới thì làm gì ngốc cổ lên được. Nên chuyển yếu thành mạnh là một sự phi thường. Chắc chắn 100 phần 100 thế Phục đương lên, tuy đám tiểu nhơn hung ác còn đông, song dương trưởng chủ động, mặc dầu sức phá hại có còn, mà nó chỉ nắm phần lưỡi, làm gì có quyền như sức trở day của cán ? (đọc…)
Vậy các hiền đồ tự sáng suốt mà suy gẩm. Suy gẩm chừng nào loạn ra trị, chuyển nguy thành an; suy nghĩ sức lực nào để lật Bác thành Phục. Quyền pháp gì chận đứng cuộc chết chóc, xâm lăng ?
- Đạo đức thắng cơ giới ở chổ nào ?
- Làm sao đem lại hòa bình cho bốn biển ?
- Minh Lý có tin được sứ mạng nơi mình đảm nhiệm, quyền pháp nầy tái tạo thế gian, lập nên Thánh đức chăng ?
Chắc không tin được ! Nhưng cũng chắc không dám không tin ! Vì lấy con mắt đời mà ngó, thì có gì đâu mà tin ? Song nếu lấy Thánh nhãn mà soi cũng dể biết.
Hiện nay, cuộc đời như quả trứng gà bị vữa : đỏ hóa bầm, trắng hóa đục, lộn lộn lạo lạo, một cảnh hổn độn. Nhưng vữa mà cứ lo ấp cho nó đủ sức ấm, gà con sẽ tượng hình; nó sẽ lột vỏ mà ra. Nếu không cố gắng ấp ủ chuyên cần thì vữa trở nên ung, ung trở nên thúi. (đọc…)
Hai cảnh trạng đó tùy mình : ung thúi hay lộn vảy thành con là do chổ lựa chọn. Chắc các trò lựa chọn phần nhọc để thành con, lẽ đâu lựa phần khỏe cho ra ung thúi ?
Mà lựa phần nhọc thì phải gánh vác sứ mạng lập pháp độ đời. Lo lót ổ thì sẽ có hoàng điểm phôi thai; lo xây dựng Hội Thánh thì có Thánh nhơn xuất hiện.
Hội Thánh thành hình lần thứ nhứt, sau 80 năm Phật Thế Tôn viên tịch, gồm 499 vị La Hán kết tập kinh tạng, bởi thiếu mặt A Nan Đà chưa chứng quả Thánh.
Nên hiểu ý Ca Diếp: Dầu A Nan có tài trí thông minh, mà còn hữu lậu, cũng không thể đứng vào Hội Thánh, phải trở ngại Chánh pháp về sau. Vậy chờ A Nan tu chứng A La Hán rồi, đủ 500 người đệ tử, mới kiết tập kinh tạng, lập thành Giáo Hội.
Đây cũng nên xét lý đó mà trưởng thành một Hội Thánh, để làm công cụ tái tạo nhơn loại buổi Hạ Ngươn nầy.
Hội Thánh gồm ba phần :
1)- Phần “Lập Pháp” do quyền Chí Tôn và Tam Giáo, gồm có các Tiên, Phật, Thánh, Thần.
2)- Phần “Bảo thủ” chơn truyền, do các Thánh thiên đồ trung gian ám trợ.
3)- Phần “Hữu hình” gồm có một Hội đồng, gọi là “Hội Vạn Linh” tối cao quyết định tối hậu, nắm về tổ chức, chấp chưởng quyền hành, lãnh đạo toàn diện.
Về phần “Tâm pháp” và “Công truyền”, thì có một Tổng Lý.
Thay mặt Tổng Lý là Hiệp Lý, Hiệp Lý coi về Hành Chánh đạo, đôn đốc kiểm tra mọi mặt.
Hiện giờ gọi là Chủ Trì, song Chủ Trì coi một ngôi chùa, thì sau nầy Minh Lý sẽ có nhiều ngôi chùa, nên không dùng danh từ Chủ Trì nữa (Đổi lại là Hiệp Lý).
Dưới có 9 Viện, song bây giờ tạm dùng những sự vụ cần thiết, gồm Năm (5) Vụ. (Vụ sau nầy sẽ đổi thành Viện) :
1- Quản lý “Pháp chính vụ”, (Nội Chánh Vụ)
2- Quản lý “Thánh hóa vụ”, (Thánh Hóa Vụ)
3- Quản lý “Tư dưỡng vụ”, (Tư Dưỡng Vụ)
4- Quản lý “Thánh tiết vụ”, (Lễ nhạc Vụ)
5- Quản lý “Phước thiện vụ”. (Phước Thiện Vụ)
Những danh từ các vụ tùy hội công đồng sửa đổi, như :
- Pháp chánh vụ, về hành chánh, chuyên trách giữ hộ tịch sanh tử, chức sắc và nhơn sanh; quản lý Giáo hội, thưởng phạt, v. v. . . . . . .
- Thánh hóa vụ, chuyên trách kiết tập kinh pháp, nghiên cứu, sáng tác, truyền đạo, giao tế , v.v. . . . . . . .
- Tư dưỡng vụ, về tài chánh, động sản, bất động sản, v. v. . . . . . . .
- Thánh tiết vụ, về lễ nghi, sớ sách, quan hôn tang tế, v.v. . . . . . . .
- Phước thiện vụ, về thực thi từ thiện xã hội,bảo trợ sức sống nội bộ, giúp đở gia đình chức sắc xuất gia, đạo hữu hiến thân, v.v. . . Công quỹ do công quả và sanh hoạt.
Đại ý, các danh từ thì ra bàn kỹ, rồi tái cầu quyết định.
&
Các Quản lý, Bần Đạo đề nghị cử các vị Thanh tịnh, Khiết tịnh làm Quản lý và phó; và có một vị Đầu phòng xử lý thường vụ giúp cho Tổng Lý.
Vậy phần công cử, nên mời Minh Hạnh, Khai Minh, Khai Sắc, Khai Diệu.
Các Quản lý, Hiệp lý, Tổng lý thành một Hội đồng thay cho ban Bình nghị Thất (hiện giờ).
Thôi, đại ý cần bàn, rồi 30 phút tái cầu sẽ quyết định thành Quyết nghị.
&
Còn Nữ giới, thì do Nữ chọn một Quản lý, ba phó, chia làm ba tiểu ban, mỗi phó coi một Tiểu ban. Dẽ dạy sau.
Bần Đạo chào và đợi các đệ tử.
11g20
20-2-1966 (1/2 Bính Ngọ) : TÁI CẦU
Thương đám nhơn sanh, há quản bao !
Trải tâm Bồ tát, thử coi nào !
Ơn Trời chảy đến, mau mau đón,
Một dạ chí thành, chớ lãng xao !
Bần Đạo nhận thấy sứ mạng lớn lao đã gắn cho chư đệ tử thật là to tát nặng nề. Nhưng không lẽ vì khó nhọc mà chối từ lòng vì đời vì Đạo. Dầu cho mất thân cũng hết dạ hy sinh, để nhận lấy trọng trách mà giải quyết những vấn đề khó khăn nầy, vừa làm vừa học.
Thượng Đế muốn cho các đệ tử tròn lấy nguyện lực hầu hoàn thành sứ mạng, nên lòng chớ phân vân. Một hột giống mới nứt mầm, tuy yếu ớt, một luồng gió, một con sâu, cũng có thể tiêu diệt dễ dàng. Nhưng nếu mỗi lúc mỗi lớn mỗi to, thì có thể chống nổi tòa nhà, chở được muôn ngàn người không hề hấn.
Tuy bây giờ thưa thớt yếu đuối, nhưng một ngày gần đây sẽ được đông đúc mạnh mẽ, cốt các đệ tử làm được hai phần là:
1- Giáo lý được sáng suốt,
2- Tu chứng được thần thông,
thì lo gì Giáo hội không đủ hoàn thành cho nhơn loại.
Vậy, xây dựng một Hội Thánh Minh Lý, các hiền đồ có thấy trở ngại gì không ? Có đủ sức đảm đương không? Có đồng tâm, đồng đức cùng nhau chia sớt nặng nhọc không ?
- Minh Thiện bạch: Đệ tử chưa hiểu rõ hết ý của Bề Trên. Xin Ngài giải rõ, chúng tôi làm sao cũng cố gắng. Như Ngài đã dạy : Ban Hội đồng mới sẽ thay thế cho ban Bình nghị thất cũ. Còn Tư dưỡng sở, Hội nghị viện sẽ trở nên ra sao ?
- Tư dưỡng sở đổi thành Kinh tế, Tài chánh vụ;
- Bình nghị thất đổi thành Hội đồng Pháp nghị.
- Thánh đức viện thành Hội Vạn linh.
Song nói qua thì các đệ tử chưa rõ đâu được, cần phải lý giải một chương “THÀNH HÌNH HỘI THÁNH” mới suốt được ngọn ngành.
Bây giờ các đệ tử đồng ý có Hội Thánh không ?
- Minh Thiện bạch: Bằng lòng, vì đạo nào cũng phải có Hội Thánh.
- Có đồng tâm, đồng đức không ?
- Minh Thiện bạch : Chúng tôi nguyện sẵn lòng.
- Có đủ hy sinh đảm nhiệm quyền pháp được không ?
Ba điều đó đồng ý, sẽ ban “Chương lý giải”, đòi hỏi các vị chức sắc phải hy sinh. Ngoài Minh Thiện ra, nam: Minh Cường, Minh Hạnh, Khai Minh, Khai Sắc, Khai Diệu, Chơn tu, Chí Lạc, Thanh Bảo, những cấp Thanh tịnh sư. Nữ : cũng cấp nầy, có được không ?
- Minh Thiện bạch : Về nguyên tắc lập Hội Thánh thì chúng tôi sẵn lòng, nhưng xin một “Chương lý giải” rõ ràng, để cho các chức sắc nhận định phận sự của mình.
- Vậy cho hay rằng những vị chức sắc từ Thanh tịnh sư, Thanh tịnh cô trở lên, bắt đầu ngày vía Đạo Tổ trở đi, cố gắng sắp xếp việc nhà, việc nước, hằng tuần vào các chủ nhựt, đến Chùa làm việc, tập sự lần lần cho quen.
Trong khoảng vài ba năm, phải dứt khoát việc đời, lo đường hành đạo. Tuy chưa thể rứt bỏ ngay được bây giờ, song cũng để tâm tư duy xây dựng cho bản thân, cho Giáo Hội.
(Sau mồng 8, học qua quẻ Khôn, để đi sâu vào sứ mạng).
Ngày 16 lý giải chương “Thành hình Hội Thánh”. Những danh từ tổ chức mỗi viện, cần lựa chọn cho thanh nhã, như : Thanh hóa, Pháp chính, Tư dưỡng, muốn thay chữ chi vào cũng được, nhưng nhớ đời có ba việc quan trọng mà đạo cũng không bỏ được, là :
1- Kinh tế,
2- Chính trị,
3- Văn hóa.
Ba phần nầy áp dụng vào đạo là :
1- Đời sống của đạo về tổ chức, phải lấy nghĩa lợi để xây dựng bên ngoài;
2- Về giáo lý, lo kết tập và phổ thông;
3- Về ban, an bài, thi hành chánh đạo.
Song tôn giáo thì cần có phần:
4- Tế lễ và thông công;
Còn xã hội thì có :
5- Bộ phận phước thiện.
Năm phần nầy không thể thiếu (một).
- Minh Thiện bạch: Còn về phần Tư pháp ?
- Tư pháp ở Tổng Lý và Hiệp Lý.
- Minh Thiện bạch: Còn Công chánh, coi việc xây cất ?
- Ở Tài chánh cả, ở chương lý giải có đủ.
Bây giờ còn đợi ngày Hội Thánh thành lập, các hiền đồ lo:
1- Tu sửa đức hạnh;
2- Học tập, nghiên cứu giáo lý;
3- Đồng tâm, đồng đức giữa nội bộ.
Ba điều đó có thể trưởng thành cho Giáo Hội.
.........
ĐÔNG Tây gặp gở dựng tương lai,
PHƯƠNG pháp trao cho kẻ đức tài.
LÃO khuyến gắng công hoàn bổn nguyện,
TỔ đình xây đắp, gái hòa trai.
Đứng trước cảnh huống đau thương, Đại Đạo suy vi, nhơn tâm ly tán, bốn phương khói lửa ngập trời, phe phái cạnh tranh, xô đẩy cuộc đời vào cảnh máu xương, vào nơi tiêu diệt. Trước mắt, mỗi lúc tấn kịch diễn đủ màn chết chóc, đau khổ, lòng nào ngồi ngó mà chẳng đau !
Ai là kẻ còn chút lương tâm, không sao chẳng nghĩ một viễn đồ thế giới nguy kịch. Nhưng biết bao nhiêu người có tai mắt, đủ mưu thuật tài tình, đưa ra bao nhiêu giải pháp để chận đứng thảm họa tàn khốc, hầu tạo lấy hòa bình. Song chắc chắn các giải pháp đó đều vô hiệu lực.
Thế chiến hôm nay không ở tài mưu mà thắng được, không ở giàu mạnh mà yên đâu ! Cần phải có một nền “đạo đức mới”, tạo nên mầm sống cho tương lai. Tất cả cuộc xáo trộn, loạn ly, thảm họa diễn bày trên mặt đất hôm nay, đâu phải một cuộc đua chọi, tranh giành của phe nầy đảng nọ, mà là một kết quả của cơ diễn tiến từ vô thỉ đến nay : nghiệp nghiệp, oan oan chồng chất, kết nên sự tiêu diệt, mà lòng Trời rất thương xót.
Phật Tiên không nở ngồi nhìn cảnh trạng hủy diệt, nên công đồng TAM GIÁO chuyển thần bố điển, hoán cải tội lổi 10 phương. Tất thảy Tiên Phật Thánh Thần đều nguyện xuống thế gian cứu đời mở Đạo.
Tiên Phật Thánh Thần đó là các đệ tử hiện diện hôm nay và những người : hoặc đã xuất gia, hoặc còn trong đám đời vị lợi danh ám ảnh, mà chưa tỉnh mê giác ngộ.
Ác khí đầy trời bao phủ trên địa cầu mờ mịt tối tăm. Ánh sáng Chơn Lý khó rọi vào để khử ám hồi minh, chuyển hóa nhơn tâm, tạo lập kỷ nguyên Thánh đức.
Đã đành cuộc thế hổn độn hôm nay do ác quả chín mùi, đòng đeo trên cành trước cơn bảo tố. Nào khác chi quẻ Bác, hất một cái là rồi. Sự chết chóc hư hủy của thế giới, của loài người như lật trở bàn tay, có gì khó ! Một vài trái bom nguyên tử cũng đủ phá hoại, hoặc một khối vi trùng cũng đủ tan tành, nên cuộc chết sống rất dể dàng.
Ngoài giải pháp “đạo đức phục hưng”, không có giải pháp nào thay vào mà cứu được ! Thế nào cũng Bác mà thôi. Nên Tiên Phật quay ngược cuộc đời trở lại, đổi nguy ra an, đổi loạn thành trị. Ấy là Bác thành Phục.
Phục là mầm sống chổi lên, tưởng mất mà còn. Đó là nhờ ở quyền năng Tạo Hóa, lấy thiện để chế ác, dĩ công phế tư, thì quẻ Bác là tượng trưng cho cuộc đời hiện tại, còn một chút hơi thở cuối cùng trong giờ hấp hối, mà lật ngược Bác trở lại là Phục sinh.
Cũng như 6 người vật lộn, 5 người nằm trên đè một người dưới thì làm gì ngốc cổ lên được. Nên chuyển yếu thành mạnh là một sự phi thường. Chắc chắn 100 phần 100 thế Phục đương lên, tuy đám tiểu nhơn hung ác còn đông, song dương trưởng chủ động, mặc dầu sức phá hại có còn, mà nó chỉ nắm phần lưỡi, làm gì có quyền như sức trở day của cán ? (đọc…)
Vậy các hiền đồ tự sáng suốt mà suy gẩm. Suy gẩm chừng nào loạn ra trị, chuyển nguy thành an; suy nghĩ sức lực nào để lật Bác thành Phục. Quyền pháp gì chận đứng cuộc chết chóc, xâm lăng ?
- Đạo đức thắng cơ giới ở chổ nào ?
- Làm sao đem lại hòa bình cho bốn biển ?
- Minh Lý có tin được sứ mạng nơi mình đảm nhiệm, quyền pháp nầy tái tạo thế gian, lập nên Thánh đức chăng ?
Chắc không tin được ! Nhưng cũng chắc không dám không tin ! Vì lấy con mắt đời mà ngó, thì có gì đâu mà tin ? Song nếu lấy Thánh nhãn mà soi cũng dể biết.
Hiện nay, cuộc đời như quả trứng gà bị vữa : đỏ hóa bầm, trắng hóa đục, lộn lộn lạo lạo, một cảnh hổn độn. Nhưng vữa mà cứ lo ấp cho nó đủ sức ấm, gà con sẽ tượng hình; nó sẽ lột vỏ mà ra. Nếu không cố gắng ấp ủ chuyên cần thì vữa trở nên ung, ung trở nên thúi. (đọc…)
Hai cảnh trạng đó tùy mình : ung thúi hay lộn vảy thành con là do chổ lựa chọn. Chắc các trò lựa chọn phần nhọc để thành con, lẽ đâu lựa phần khỏe cho ra ung thúi ?
Mà lựa phần nhọc thì phải gánh vác sứ mạng lập pháp độ đời. Lo lót ổ thì sẽ có hoàng điểm phôi thai; lo xây dựng Hội Thánh thì có Thánh nhơn xuất hiện.
Hội Thánh thành hình lần thứ nhứt, sau 80 năm Phật Thế Tôn viên tịch, gồm 499 vị La Hán kết tập kinh tạng, bởi thiếu mặt A Nan Đà chưa chứng quả Thánh.
Nên hiểu ý Ca Diếp: Dầu A Nan có tài trí thông minh, mà còn hữu lậu, cũng không thể đứng vào Hội Thánh, phải trở ngại Chánh pháp về sau. Vậy chờ A Nan tu chứng A La Hán rồi, đủ 500 người đệ tử, mới kiết tập kinh tạng, lập thành Giáo Hội.
Đây cũng nên xét lý đó mà trưởng thành một Hội Thánh, để làm công cụ tái tạo nhơn loại buổi Hạ Ngươn nầy.
Hội Thánh gồm ba phần :
1)- Phần “Lập Pháp” do quyền Chí Tôn và Tam Giáo, gồm có các Tiên, Phật, Thánh, Thần.
2)- Phần “Bảo thủ” chơn truyền, do các Thánh thiên đồ trung gian ám trợ.
3)- Phần “Hữu hình” gồm có một Hội đồng, gọi là “Hội Vạn Linh” tối cao quyết định tối hậu, nắm về tổ chức, chấp chưởng quyền hành, lãnh đạo toàn diện.
Về phần “Tâm pháp” và “Công truyền”, thì có một Tổng Lý.
Thay mặt Tổng Lý là Hiệp Lý, Hiệp Lý coi về Hành Chánh đạo, đôn đốc kiểm tra mọi mặt.
Hiện giờ gọi là Chủ Trì, song Chủ Trì coi một ngôi chùa, thì sau nầy Minh Lý sẽ có nhiều ngôi chùa, nên không dùng danh từ Chủ Trì nữa (Đổi lại là Hiệp Lý).
Dưới có 9 Viện, song bây giờ tạm dùng những sự vụ cần thiết, gồm Năm (5) Vụ. (Vụ sau nầy sẽ đổi thành Viện) :
1- Quản lý “Pháp chính vụ”, (Nội Chánh Vụ)
2- Quản lý “Thánh hóa vụ”, (Thánh Hóa Vụ)
3- Quản lý “Tư dưỡng vụ”, (Tư Dưỡng Vụ)
4- Quản lý “Thánh tiết vụ”, (Lễ nhạc Vụ)
5- Quản lý “Phước thiện vụ”. (Phước Thiện Vụ)
Những danh từ các vụ tùy hội công đồng sửa đổi, như :
- Pháp chánh vụ, về hành chánh, chuyên trách giữ hộ tịch sanh tử, chức sắc và nhơn sanh; quản lý Giáo hội, thưởng phạt, v. v. . . . . . .
- Thánh hóa vụ, chuyên trách kiết tập kinh pháp, nghiên cứu, sáng tác, truyền đạo, giao tế , v.v. . . . . . . .
- Tư dưỡng vụ, về tài chánh, động sản, bất động sản, v. v. . . . . . . .
- Thánh tiết vụ, về lễ nghi, sớ sách, quan hôn tang tế, v.v. . . . . . . .
- Phước thiện vụ, về thực thi từ thiện xã hội,bảo trợ sức sống nội bộ, giúp đở gia đình chức sắc xuất gia, đạo hữu hiến thân, v.v. . . Công quỹ do công quả và sanh hoạt.
Đại ý, các danh từ thì ra bàn kỹ, rồi tái cầu quyết định.
&
Các Quản lý, Bần Đạo đề nghị cử các vị Thanh tịnh, Khiết tịnh làm Quản lý và phó; và có một vị Đầu phòng xử lý thường vụ giúp cho Tổng Lý.
Vậy phần công cử, nên mời Minh Hạnh, Khai Minh, Khai Sắc, Khai Diệu.
Các Quản lý, Hiệp lý, Tổng lý thành một Hội đồng thay cho ban Bình nghị Thất (hiện giờ).
Thôi, đại ý cần bàn, rồi 30 phút tái cầu sẽ quyết định thành Quyết nghị.
&
Còn Nữ giới, thì do Nữ chọn một Quản lý, ba phó, chia làm ba tiểu ban, mỗi phó coi một Tiểu ban. Dẽ dạy sau.
Bần Đạo chào và đợi các đệ tử.
11g20
20-2-1966 (1/2 Bính Ngọ) : TÁI CẦU
Thương đám nhơn sanh, há quản bao !
Trải tâm Bồ tát, thử coi nào !
Ơn Trời chảy đến, mau mau đón,
Một dạ chí thành, chớ lãng xao !
Bần Đạo nhận thấy sứ mạng lớn lao đã gắn cho chư đệ tử thật là to tát nặng nề. Nhưng không lẽ vì khó nhọc mà chối từ lòng vì đời vì Đạo. Dầu cho mất thân cũng hết dạ hy sinh, để nhận lấy trọng trách mà giải quyết những vấn đề khó khăn nầy, vừa làm vừa học.
Thượng Đế muốn cho các đệ tử tròn lấy nguyện lực hầu hoàn thành sứ mạng, nên lòng chớ phân vân. Một hột giống mới nứt mầm, tuy yếu ớt, một luồng gió, một con sâu, cũng có thể tiêu diệt dễ dàng. Nhưng nếu mỗi lúc mỗi lớn mỗi to, thì có thể chống nổi tòa nhà, chở được muôn ngàn người không hề hấn.
Tuy bây giờ thưa thớt yếu đuối, nhưng một ngày gần đây sẽ được đông đúc mạnh mẽ, cốt các đệ tử làm được hai phần là:
1- Giáo lý được sáng suốt,
2- Tu chứng được thần thông,
thì lo gì Giáo hội không đủ hoàn thành cho nhơn loại.
Vậy, xây dựng một Hội Thánh Minh Lý, các hiền đồ có thấy trở ngại gì không ? Có đủ sức đảm đương không? Có đồng tâm, đồng đức cùng nhau chia sớt nặng nhọc không ?
- Minh Thiện bạch: Đệ tử chưa hiểu rõ hết ý của Bề Trên. Xin Ngài giải rõ, chúng tôi làm sao cũng cố gắng. Như Ngài đã dạy : Ban Hội đồng mới sẽ thay thế cho ban Bình nghị thất cũ. Còn Tư dưỡng sở, Hội nghị viện sẽ trở nên ra sao ?
- Tư dưỡng sở đổi thành Kinh tế, Tài chánh vụ;
- Bình nghị thất đổi thành Hội đồng Pháp nghị.
- Thánh đức viện thành Hội Vạn linh.
Song nói qua thì các đệ tử chưa rõ đâu được, cần phải lý giải một chương “THÀNH HÌNH HỘI THÁNH” mới suốt được ngọn ngành.
Bây giờ các đệ tử đồng ý có Hội Thánh không ?
- Minh Thiện bạch: Bằng lòng, vì đạo nào cũng phải có Hội Thánh.
- Có đồng tâm, đồng đức không ?
- Minh Thiện bạch : Chúng tôi nguyện sẵn lòng.
- Có đủ hy sinh đảm nhiệm quyền pháp được không ?
Ba điều đó đồng ý, sẽ ban “Chương lý giải”, đòi hỏi các vị chức sắc phải hy sinh. Ngoài Minh Thiện ra, nam: Minh Cường, Minh Hạnh, Khai Minh, Khai Sắc, Khai Diệu, Chơn tu, Chí Lạc, Thanh Bảo, những cấp Thanh tịnh sư. Nữ : cũng cấp nầy, có được không ?
- Minh Thiện bạch : Về nguyên tắc lập Hội Thánh thì chúng tôi sẵn lòng, nhưng xin một “Chương lý giải” rõ ràng, để cho các chức sắc nhận định phận sự của mình.
- Vậy cho hay rằng những vị chức sắc từ Thanh tịnh sư, Thanh tịnh cô trở lên, bắt đầu ngày vía Đạo Tổ trở đi, cố gắng sắp xếp việc nhà, việc nước, hằng tuần vào các chủ nhựt, đến Chùa làm việc, tập sự lần lần cho quen.
Trong khoảng vài ba năm, phải dứt khoát việc đời, lo đường hành đạo. Tuy chưa thể rứt bỏ ngay được bây giờ, song cũng để tâm tư duy xây dựng cho bản thân, cho Giáo Hội.
(Sau mồng 8, học qua quẻ Khôn, để đi sâu vào sứ mạng).
Ngày 16 lý giải chương “Thành hình Hội Thánh”. Những danh từ tổ chức mỗi viện, cần lựa chọn cho thanh nhã, như : Thanh hóa, Pháp chính, Tư dưỡng, muốn thay chữ chi vào cũng được, nhưng nhớ đời có ba việc quan trọng mà đạo cũng không bỏ được, là :
1- Kinh tế,
2- Chính trị,
3- Văn hóa.
Ba phần nầy áp dụng vào đạo là :
1- Đời sống của đạo về tổ chức, phải lấy nghĩa lợi để xây dựng bên ngoài;
2- Về giáo lý, lo kết tập và phổ thông;
3- Về ban, an bài, thi hành chánh đạo.
Song tôn giáo thì cần có phần:
4- Tế lễ và thông công;
Còn xã hội thì có :
5- Bộ phận phước thiện.
Năm phần nầy không thể thiếu (một).
- Minh Thiện bạch: Còn về phần Tư pháp ?
- Tư pháp ở Tổng Lý và Hiệp Lý.
- Minh Thiện bạch: Còn Công chánh, coi việc xây cất ?
- Ở Tài chánh cả, ở chương lý giải có đủ.
Bây giờ còn đợi ngày Hội Thánh thành lập, các hiền đồ lo:
1- Tu sửa đức hạnh;
2- Học tập, nghiên cứu giáo lý;
3- Đồng tâm, đồng đức giữa nội bộ.
Ba điều đó có thể trưởng thành cho Giáo Hội.
.........
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |