Bác-Nhã tâm quán chiếu,
Quét sạch mây vô minh.
Tu công thành Đại Đạo,
Thiên hạ hưởng thanh bình.
HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG, Bản Thánh chào mừng chư thiên ân cùng toàn thể nội đàn.
Hôm nay kỳ đàn chót của khóa tu học của chư thiên ân, Bản Thánh cũng lưu ý cùng chư thiên ân một vài lời, hầu để tâm suy cứu.
Thiên hạ hiện nay như kẻ vào chợ, thấy không biết bao món nọ vật kia, rảo qua đi lại mấy chục vòng nhưng loạn mắt, chưa biết chọn một thứ nào để mua. Thì thế giới hiện tình cũng như vậy, trăm ngàn môn đạo, đủ thứ khoa nọ khoa kia. Chỉ có người thiết tha, dụng tâm tìm những món cần dùng, mới để ý mà tìm.
Ở đây cũng vậy. Chư hiền đã giác ngộ, hiểu mục đích đời người không chi cao cả bằng cái Đạo. Cái Đạo ấy sở dĩ mới đủ đem hạnh phúc tự do cho con người mà thôi. Đạo ấy là “Tâm”, mà Tâm thì người nào cũng có. Có Tâm đó mới đủ để tồn sanh, để đối với trời đất cùng muôn loài, giá trị con người chỉ có bấy nhiêu. Song con người hầu hết buông trôi tâm tánh ngoài vũ trụ bao la, rượt theo tuồng đời ảo hóa, nên con người không làm chủ, mà để ngoại giới làm chủ con người.
Hôm nay khóa tu “Sơ Cơ”, Bản Thánh cũng muốn diễn giải rộng thêm cho chư hiền ý thức được rõ ràng. Tuy Minh-Thiện đã cụ thể từ câu, từ mục trong khẩu quyết rồi, mà Bản Thánh thấy chư hiền chưa lãnh hội trọn. Có lãnh hội được đầy đủ, thì lòng mình mới sanh thích thú, hân hoan, mà sau nầy mới đủ phương tiện dìu dắt người vào cửa Đạo.
- SƠ : là đầu.
- CƠ : là nền.
Bắt đầu đắp lấy nền móng để xây nên cơ chỉ lâu dài. Nền móng đây không phải để cất nhà, mà để làm Tiên làm Phật. Muốn làm Tiên làm Phật, phải lập chí cho dũng mãnh, có gan đoạn cắt những tương quan nhỏ hẹp giữa tình ân ái lợi danh, làm người đại nhơn quân tử, vì đời nên đạo. Đạo như thế nào ? Các hiền cũng ý thức qua nhiều đàn cơ mà Ơn Trên đã lý giải.
Theo khẩu quyết “Sơ Cơ” thì gồm trọn ý nghĩa sâu kín nhiệm mầu, để cho hành giả tu chứng đến quả vô lậu.
Tối diệu thâm Đại Đạo,
Phật Tiên chẳng khác nào.
Khí âm dương hợp nhứt,
Lấy Khảm đắp Li hào.
Trở lại Kiền Khôn quái,
Là mối Đạo rất cao.
Đây chư hiền biết Đạo là nhân khởi thỉ của Kiền Khôn vũ trụ, Phật Tiên cũng do một Đạo ấy mà thành.
“Nhứt âm nhứt dương chi vị Đạo”. Vũ trụ vạn vật bởi âm dương mà sanh, bởi âm dương mà thành, bởi âm dương mà hóa. Người tu cũng phải căn cứ vào âm dương mà chứng quả Phật Tiên.
Âm dương là thần khí nơi người. Thần khí hiệp lại thì Đạo thành, mà tan thì con người khổ đau, sa đọa trong cõi trầm luân. Thần có ngưng, khí mới tụ. Nhưng làm sao để thần được ngưng, khí được tụ mà kết nên đơn đạo Thánh thai?
Đây Bản Thánh muốn chỉ chỗ chí diệu pháp môn “Sơ Cơ” cho chư hiền ý thức:
Vô-Cực hay Thái-Cực đã nhiều lần chỉ dẫn, tuy hai mà một. Đó là Diệu Hữu Chơn Không, Bồ Đề Bác Nhã.
Thái-Cực chưa phân âm dương là một khối hồn nhiên, gọi là Đạo, là Như, là Đơn, là Tâm cũng được.
Khí Thái-Cực động mà có dương sanh, tịnh mà có âm sanh. Âm dương đã tách phân nơi Thái-Cực, thì âm dương là cơ cấu để tạo hóa vũ trụ Kiền Khôn.
[ . . . . . ]
Xem thêm
Đây chỉ tóm những câu trong khẩu quyết :
Khí âm dương hiệp nhứt,
Lấy Khảm đắp Li hào.
Trở lại Kiền Khôn quái,
Là mối Đạo rất cao.
Nghĩa là âm dương hiệp lại thành quẻ Thái, mà Thái là “Hoàng-Cực đại trung”. Âm dương có hiệp thì vạn vật mới sanh.Thần, Khí có giao thì Kim-đơn mới kết. Thần phải ngưng, Khí mới tụ, mà Thần lìa thì Khí tán.
Phép tu Kim-đơn, chỉ có Thần, Khí mà thôi. Thần thì vô phương, Khí thì diệu tán, nhưng luôn luôn Khí theo sát cùng Thần. Thần tại tâm mà cửa ra vào tại mắt, nên kêu “cơ tại mục”. Mắt để đâu thì tâm ở đó, tâm ngưng khí tụ . . . . âm dương . . . . . khó . . . .
- Bây giờ chư hiền hỏi những chỗ nào không hiểu, thì Bản Thánh trả lời, dễ hơn.
- Minh-Thiện bạch : Bị thình lình, nên không biết hỏi chi.
- Hiện Chơn-Nhơn biến hóa,
Thong thả non sông dạo.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đêm thanh đầu giờ Tý,
Rèn tập thuộc cho làu.
- Câu đó nghĩa sao ? Khai-Sắc.
- Khai-Sắc bạch : Công phu bắt đầu giờ Tý. Mới bắt đầu thì tịnh viên phải công phu theo tứ thời. Nhưng về sau, phải theo hoạt Tý thời, là giờ Tý trong mình chớ không phải giờ theo đồng hồ.
Đêm là quẻ Khôn. Thanh là thuần tịnh.
Khôn bắt đầu từ giờ Ngọ đến Hợi là 6 hào. Nghĩa là: Bảo hành giả lặng lòng như Khôn. Cực tịnh đến động, mà động là Phục.
Phục là giờ Tý, Lâm là giờ Sửu, Thái là giờ Dần, Tráng là giờ Mẹo, Khoải là giờ Thìn, Kiền là giờ Tị. 6 quẻ thuộc dương đã hết.
Dương cực đến Cấu là Ngọ, Độn là Mùi, Bỉ là Thân, Quan là Dậu, Bác là Tuất, Khôn là Hợi.
“Đêm thanh” là nói Khôn tịnh, cực tịnh mà sanh dương. Ngoài trời, giờ Tý khí dương sanh. Người tu, thời nầy vào thiền ngồi yên lặng mà đón Ơn điển, tiếp nhận “hạo nhiên khí” để tiếp trợ cho sanh lực bên trong. Nhưng hành giả, bất cứ thời nào sanh cơ khởi động, đó cũng là giờ Tý ở người, thì lúc đó mau mau hạ thủ công phu. Song theo quẻ Kiền thì “Tiềm long vật dụng”, khí dương còn yếu ớt, Thỉ Giác Bác Nhã mới sanh nên chưa dùng được, gọi là “thuốc non”. Phải chờ cho Cửu-nhị “Hiện long tại điền”, thì mới nên “lợi kiến”, nên lúc nầy cần nuôi dưỡng nó hơn là sử dụng nó. Đại ý như vậy.
Ngồi kiết-già ngay thẳng,
Song nhãn tĩ đầu giao.
“Song nhãn” là hai mắt. Mắt trái là dương, mắt mặt là âm. Âm dương cần phải qui về Thái-Cực, là tụ quang tại giữa hai lông mày. Giữa đó là Thái-Cực, hai mắt là âm dương. Âm dương được hợp nhứt là tụ quang ở đó, rồi mượn đầu sống mũi làm ranh để nhắm, cho quang vào Trung-Huỳnh.
Thần ở Trung-Huỳnh thì khí cũng tụ về Trung-Huỳnh. Mà Thần là lửa, Khí là thuốc. Khí, Thần hỗn nhứt làm một, đó cũng gọi là “Khảm, Li giao hội”, lúc nầy (phải) hết sức thanh tịnh, nên bảo đừng lo ra việc quấy.
Chớ lo ra việc quấy,
Lòng dạ chẳng lãng xao.
Việc quấy là việc gì ? Việc lo ra. Lo ra dầu thiện, dầu Thánh cũng là quấy, mà chỉ chuyên chú duy nhứt chỗ Trung-Huỳnh đó thôi. Chỗ đó là việc phải, ngoài ra không có gì phải nữa.
Chót lưỡi đụng Thiên-Kiều,
Huyền-Quan tâm tánh đáo.
“Chót lưỡi” cong lên ổ gà để ngăn khí quan không lậu, mà cũng làm cho “tân dịch” rơi chảy ra. Tân dịch là món rất báu, nhờ tân dịch mà giáng hỏa điều dưỡng chơn thai. Tân dịch làm cho da thịt hồng hào, làm cho độc trùng ác tật tiêu sạch.
“Huyền-Quan tâm tánh đáo” là nơi mà Thần Khí giao hội, Khảm Li kết tinh, chỗ nầy khó nói ra. Khi ngồi tu thuốc đến thì Thần hay (dược sản Thần tri). Khi thanh tịnh, tình thức lặng yên, sinh cơ động ở đâu, là Huyền-Quan ở đó.
Hôm nay Bản Thánh muốn nói nhiều về “Sơ Cơ”, song chẳng hiểu bởi lý do nào làm ngăn ngại điển không qua, khó lòng bày giải.
Vậy đại ý theo khẩu quyết đã truyền, các hiền sau khi mãn khóa về nhà, cũng nên lập tâm tu luyện. Mỗi ngày ôn đi ôn lại cho thuần thục. Cốt là thanh tịnh, buông xả mọi phiền phược cho thân tâm nhẹ nhàng, đoạn bớt duyên, giảm bớt sự, để lo bảo trì con tâm.
Có con tâm thì vạn sự đều không, nên đặt hết ý chí vào đó mà tu. Hiện bây giờ chư hành giả chưa có con tâm mầu nhiệm đó. Con tâm mầu nhiệm nó đã phân tán ra đủ thứ, đủ phương, cũng như trời đất không có Thái-Cực làm tâm, mà Thái-Cực đã phân ra hai nghi, bốn tượng, tám quái, 64 quẻ, 384 hào và còn tán nhỏ gấp bao nhiêu lần nữa.
Cũng vậy, chư hiền nên gom lại, đơn giản lần, tập trung tư tưởng làm một, để con tâm thành một khối thì sức mạnh của nó khó lường, sự sáng không đâu chẳng thấu. Cho nên sanh tử là tán ra, Phật Tiên tụ lại. Nghĩa là: Từ đây các hiền nên thâu hồi phóng tâm, còn những gì vô ích không can hệ đến thì nên bỏ lơ, để Thần được ngưng một nơi, Khí được tụ một chỗ, thì công phu cầu đạo cũng chẳng khó.
Từ mấy mươi năm nay, Minh-Thiện đã chuyên tâm nghiên-cứu đơn đạo, thiền quán pháp môn theo các Tổ đã tu chứng, mà soạn thành “khẩu quyết”. Hôm nay, Bác-Nhã được xây dựng tu-viện, chỉ cần thực hành, để coi phương pháp chỗ nào kết quả, chỗ nào không. Đây cũng một lần thí nghiệm pháp môn, chúng ta xúm nhau tu học, hành trì, luyện tập thử coi phần đơn kinh đã dạy, phần khẩu quyết đã trao, việc công phu đã gắng, mà thấy sự kết quả lợi hại ra sao ?
Nếu đúng trăm phần trăm (100%), thì nên lấy đó làm môn “bất nhị”. Bằng chưa đúng như Thánh thư, nên soát lại việc tu học, việc kinh điển “tam sao thất bổn” chẳng khá khinh thường. Một người thầy thuốc dầu có hại người, cũng chỉ giết một mạng, chớ như thầy Địa-Lý có thể đặt sai một ngôi huyệt làm hư hại cả tộc, cả làng.
Việc đạo giáo pháp môn quan hệ gấp nghìn muôn lần địa-lý. Nếu sai một li đi một dậm. Khẩu truyền phương tu đúng với chánh pháp, không khế với chơn tâm, thì lưu lại hậu thế ngàn đời. Môn “manh tu hạt luyện” hóa ra bàng môn tà thuyết, gây hại chẳng vừa.
Nên về đạo pháp, ta cần xét kỹ. Nếu thật là chánh pháp, phải được người có chánh tâm, thì Thánh giáo mới khỏi qui phàm. Nên hôm nay chúng ta bắt đầu thí nghiệm từng môn của người xưa truyền lại. Dầu muôn người chấp nhận, mà khi hạ thủ trì tu, thấy không ấn chứng, thì cũng nên xét lại cho kỹ, sẽ truyền trao trong giáo chúng, đâu phải nhắm mắt tin càn.
Theo Bản Thánh thấy và đã trình lên, các khẩu quyết về “Sơ Cơ”, về Cửu tiết nhứt bộ, nhị bộ, đơn đạo của Minh-Thiện soạn ra, thật là chín mươi lăm phần trăm (95%) đúng vậy. Nhưng còn phải đòi hỏi người túc duyên lợi căn để hành trì, mới được Ơn Trên điểm hóa.
Hiện nay, các phái tu chưa có phái nào đúng với chánh pháp Nhứt-Thừa, chỉ tu để vãng sinh, tu để cầu phúc làm Thần, chớ chưa có môn tu làm Thánh. Cũng có nhiều nơi y kinh điển dạy đạo truyền thừa, song không thâu được một kết quả nào, là vì quan niệm theo khoa học lý trí, mất phần thuần chơn, mà đức tin không đủ để duy trì, hoặc thiếu lòng tha thiết với Đạo.
- Ý Minh-Thiện nghĩ sao ?
- Minh-Thiện bạch : Đệ tử vì phận sự tại chùa, ít khi đi đâu ra ngoài mà đặng rõ biết. Vả lại, việc tu vô-vi rất kín đáo, không phải cùng một môn phái, thì có mấy ai cho đệ tử biết việc của họ làm. Nhưng có một khi đệ tử hỏi Bề-Trên theo đàn cơ, thì các Ngài nói : “Ở thế gian nầy, hiện thời chưa có ai đắc đơn đạo. Có đắc gì đâu mà nói hư đơn, bế đơn …….”.
- Bây giờ, Bản Thánh nói rõ cho Minh-Thiện được biết: Từ đây, trên đường Thiên đạo về pháp môn giải thoát, Bản Thánh sẽ luôn luôn theo dõi từng hành giả. Khi nào họ làm sai, khi nào gây hại cho họ, Bản Thánh sẽ cấp tốc báo trình cùng Tam-Giáo.
Còn khẩu quyết “Sơ Cơ” đó của ĐÔNG-PHƯƠNG là đúng rồi, chú giải của hiền hữu minh bạch lắm.
Đệ nhứt khẩu quyết đến đệ ngũ khẩu quyết đã soạn, phần đó đúng với chơn truyền, song còn đòi chứng minh ở công phu, mà nhứt là khó có những người thiện hữu trí thức để trao truyền.
Vậy từ đây, để chứng minh công trình của Minh-Thiện là công phu, chư hành giả ráng tu. Chỗ nào thấy không trở ngại cho sức khỏe thì nên cho biết.
Bản Thánh cũng cho biết rằng : Khi tụ quang định thần mà sai, cũng tác hại không nhỏ. Ví như : định thần ở Khí-Hải thì sức khỏe da thịt hồng hào, tinh thần khinh khoái, nhưng xê xích một chút thì dâm dục lại lên, tánh tình nóng nảy. Cho nên phải cẩn thận trong chỗ định thần vận khí.
Khí trong người có nhiều cách : khí ngang, khí dọc, khí dưới, khí trên, sau lưng, trước mặt khác nhau. Cách điều khí cũng cần học kỹ. Bản Thánh sẽ chịu khó một vài đàn nói về cách ngưng thần vận khí, để các hiền học thêm cho rõ mà tu.
- Minh-Thiện bạch : Chẳng phải định thần vào Khí-Hải mà có tai hại. Tại định không đúng hỏa hậu. Dầu định vào đâu, nhứt là tâm chưa được thanh tịnh, thì đều cũng có thể mang bịnh, nhiều quá thì có thể bỏ mạng không chừng.
- Đây biết bao nhiêu người bắt chước sách mà làm, có nhiều người đã tu mà gây cho họ thối bộ nhiều, như hiền hậu hóa ra hung dữ, lành mạnh hóa ra tật nguyền, cũng vì coi sách mà tu. Nên đây Bản Thánh muốn môn Bác-Nhã cho đúng chánh pháp truyền thừa của TAM GIÁO TỔ SƯ.
Hôm nay, Bản Thánh muốn hệ thống khẩu quyết “Sơ Cơ”, để cho chư hiền thấy đâu là Chánh-pháp, đâu là Tà-pháp, mà không nói được là vì điển quang xao động, nhưng cũng tổng yếu được những phần quan trọng.
Tiếp sau đợt nầy, các hành giả muốn nhập học tu luyện, tùy theo căn cơ mà dạy: hoặc “Dự bị”, hoặc ngoại môn dưỡng sanh tồn tịnh.
-----------------
27-01-1972
Khí âm dương hiệp nhứt,
Lấy Khảm đắp Li hào.
Trở lại Kiền Khôn quái,
Là mối Đạo rất cao.
Nghĩa là âm dương hiệp lại thành quẻ Thái, mà Thái là “Hoàng-Cực đại trung”. Âm dương có hiệp thì vạn vật mới sanh.Thần, Khí có giao thì Kim-đơn mới kết. Thần phải ngưng, Khí mới tụ, mà Thần lìa thì Khí tán.
Phép tu Kim-đơn, chỉ có Thần, Khí mà thôi. Thần thì vô phương, Khí thì diệu tán, nhưng luôn luôn Khí theo sát cùng Thần. Thần tại tâm mà cửa ra vào tại mắt, nên kêu “cơ tại mục”. Mắt để đâu thì tâm ở đó, tâm ngưng khí tụ . . . . âm dương . . . . . khó . . . .
- Bây giờ chư hiền hỏi những chỗ nào không hiểu, thì Bản Thánh trả lời, dễ hơn.
- Minh-Thiện bạch : Bị thình lình, nên không biết hỏi chi.
- Hiện Chơn-Nhơn biến hóa,
Thong thả non sông dạo.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đêm thanh đầu giờ Tý,
Rèn tập thuộc cho làu.
- Câu đó nghĩa sao ? Khai-Sắc.
- Khai-Sắc bạch : Công phu bắt đầu giờ Tý. Mới bắt đầu thì tịnh viên phải công phu theo tứ thời. Nhưng về sau, phải theo hoạt Tý thời, là giờ Tý trong mình chớ không phải giờ theo đồng hồ.
Đêm là quẻ Khôn. Thanh là thuần tịnh.
Khôn bắt đầu từ giờ Ngọ đến Hợi là 6 hào. Nghĩa là: Bảo hành giả lặng lòng như Khôn. Cực tịnh đến động, mà động là Phục.
Phục là giờ Tý, Lâm là giờ Sửu, Thái là giờ Dần, Tráng là giờ Mẹo, Khoải là giờ Thìn, Kiền là giờ Tị. 6 quẻ thuộc dương đã hết.
Dương cực đến Cấu là Ngọ, Độn là Mùi, Bỉ là Thân, Quan là Dậu, Bác là Tuất, Khôn là Hợi.
“Đêm thanh” là nói Khôn tịnh, cực tịnh mà sanh dương. Ngoài trời, giờ Tý khí dương sanh. Người tu, thời nầy vào thiền ngồi yên lặng mà đón Ơn điển, tiếp nhận “hạo nhiên khí” để tiếp trợ cho sanh lực bên trong. Nhưng hành giả, bất cứ thời nào sanh cơ khởi động, đó cũng là giờ Tý ở người, thì lúc đó mau mau hạ thủ công phu. Song theo quẻ Kiền thì “Tiềm long vật dụng”, khí dương còn yếu ớt, Thỉ Giác Bác Nhã mới sanh nên chưa dùng được, gọi là “thuốc non”. Phải chờ cho Cửu-nhị “Hiện long tại điền”, thì mới nên “lợi kiến”, nên lúc nầy cần nuôi dưỡng nó hơn là sử dụng nó. Đại ý như vậy.
Ngồi kiết-già ngay thẳng,
Song nhãn tĩ đầu giao.
“Song nhãn” là hai mắt. Mắt trái là dương, mắt mặt là âm. Âm dương cần phải qui về Thái-Cực, là tụ quang tại giữa hai lông mày. Giữa đó là Thái-Cực, hai mắt là âm dương. Âm dương được hợp nhứt là tụ quang ở đó, rồi mượn đầu sống mũi làm ranh để nhắm, cho quang vào Trung-Huỳnh.
Thần ở Trung-Huỳnh thì khí cũng tụ về Trung-Huỳnh. Mà Thần là lửa, Khí là thuốc. Khí, Thần hỗn nhứt làm một, đó cũng gọi là “Khảm, Li giao hội”, lúc nầy (phải) hết sức thanh tịnh, nên bảo đừng lo ra việc quấy.
Chớ lo ra việc quấy,
Lòng dạ chẳng lãng xao.
Việc quấy là việc gì ? Việc lo ra. Lo ra dầu thiện, dầu Thánh cũng là quấy, mà chỉ chuyên chú duy nhứt chỗ Trung-Huỳnh đó thôi. Chỗ đó là việc phải, ngoài ra không có gì phải nữa.
Chót lưỡi đụng Thiên-Kiều,
Huyền-Quan tâm tánh đáo.
“Chót lưỡi” cong lên ổ gà để ngăn khí quan không lậu, mà cũng làm cho “tân dịch” rơi chảy ra. Tân dịch là món rất báu, nhờ tân dịch mà giáng hỏa điều dưỡng chơn thai. Tân dịch làm cho da thịt hồng hào, làm cho độc trùng ác tật tiêu sạch.
“Huyền-Quan tâm tánh đáo” là nơi mà Thần Khí giao hội, Khảm Li kết tinh, chỗ nầy khó nói ra. Khi ngồi tu thuốc đến thì Thần hay (dược sản Thần tri). Khi thanh tịnh, tình thức lặng yên, sinh cơ động ở đâu, là Huyền-Quan ở đó.
Hôm nay Bản Thánh muốn nói nhiều về “Sơ Cơ”, song chẳng hiểu bởi lý do nào làm ngăn ngại điển không qua, khó lòng bày giải.
Vậy đại ý theo khẩu quyết đã truyền, các hiền sau khi mãn khóa về nhà, cũng nên lập tâm tu luyện. Mỗi ngày ôn đi ôn lại cho thuần thục. Cốt là thanh tịnh, buông xả mọi phiền phược cho thân tâm nhẹ nhàng, đoạn bớt duyên, giảm bớt sự, để lo bảo trì con tâm.
Có con tâm thì vạn sự đều không, nên đặt hết ý chí vào đó mà tu. Hiện bây giờ chư hành giả chưa có con tâm mầu nhiệm đó. Con tâm mầu nhiệm nó đã phân tán ra đủ thứ, đủ phương, cũng như trời đất không có Thái-Cực làm tâm, mà Thái-Cực đã phân ra hai nghi, bốn tượng, tám quái, 64 quẻ, 384 hào và còn tán nhỏ gấp bao nhiêu lần nữa.
Cũng vậy, chư hiền nên gom lại, đơn giản lần, tập trung tư tưởng làm một, để con tâm thành một khối thì sức mạnh của nó khó lường, sự sáng không đâu chẳng thấu. Cho nên sanh tử là tán ra, Phật Tiên tụ lại. Nghĩa là: Từ đây các hiền nên thâu hồi phóng tâm, còn những gì vô ích không can hệ đến thì nên bỏ lơ, để Thần được ngưng một nơi, Khí được tụ một chỗ, thì công phu cầu đạo cũng chẳng khó.
Từ mấy mươi năm nay, Minh-Thiện đã chuyên tâm nghiên-cứu đơn đạo, thiền quán pháp môn theo các Tổ đã tu chứng, mà soạn thành “khẩu quyết”. Hôm nay, Bác-Nhã được xây dựng tu-viện, chỉ cần thực hành, để coi phương pháp chỗ nào kết quả, chỗ nào không. Đây cũng một lần thí nghiệm pháp môn, chúng ta xúm nhau tu học, hành trì, luyện tập thử coi phần đơn kinh đã dạy, phần khẩu quyết đã trao, việc công phu đã gắng, mà thấy sự kết quả lợi hại ra sao ?
Nếu đúng trăm phần trăm (100%), thì nên lấy đó làm môn “bất nhị”. Bằng chưa đúng như Thánh thư, nên soát lại việc tu học, việc kinh điển “tam sao thất bổn” chẳng khá khinh thường. Một người thầy thuốc dầu có hại người, cũng chỉ giết một mạng, chớ như thầy Địa-Lý có thể đặt sai một ngôi huyệt làm hư hại cả tộc, cả làng.
Việc đạo giáo pháp môn quan hệ gấp nghìn muôn lần địa-lý. Nếu sai một li đi một dậm. Khẩu truyền phương tu đúng với chánh pháp, không khế với chơn tâm, thì lưu lại hậu thế ngàn đời. Môn “manh tu hạt luyện” hóa ra bàng môn tà thuyết, gây hại chẳng vừa.
Nên về đạo pháp, ta cần xét kỹ. Nếu thật là chánh pháp, phải được người có chánh tâm, thì Thánh giáo mới khỏi qui phàm. Nên hôm nay chúng ta bắt đầu thí nghiệm từng môn của người xưa truyền lại. Dầu muôn người chấp nhận, mà khi hạ thủ trì tu, thấy không ấn chứng, thì cũng nên xét lại cho kỹ, sẽ truyền trao trong giáo chúng, đâu phải nhắm mắt tin càn.
Theo Bản Thánh thấy và đã trình lên, các khẩu quyết về “Sơ Cơ”, về Cửu tiết nhứt bộ, nhị bộ, đơn đạo của Minh-Thiện soạn ra, thật là chín mươi lăm phần trăm (95%) đúng vậy. Nhưng còn phải đòi hỏi người túc duyên lợi căn để hành trì, mới được Ơn Trên điểm hóa.
Hiện nay, các phái tu chưa có phái nào đúng với chánh pháp Nhứt-Thừa, chỉ tu để vãng sinh, tu để cầu phúc làm Thần, chớ chưa có môn tu làm Thánh. Cũng có nhiều nơi y kinh điển dạy đạo truyền thừa, song không thâu được một kết quả nào, là vì quan niệm theo khoa học lý trí, mất phần thuần chơn, mà đức tin không đủ để duy trì, hoặc thiếu lòng tha thiết với Đạo.
- Ý Minh-Thiện nghĩ sao ?
- Minh-Thiện bạch : Đệ tử vì phận sự tại chùa, ít khi đi đâu ra ngoài mà đặng rõ biết. Vả lại, việc tu vô-vi rất kín đáo, không phải cùng một môn phái, thì có mấy ai cho đệ tử biết việc của họ làm. Nhưng có một khi đệ tử hỏi Bề-Trên theo đàn cơ, thì các Ngài nói : “Ở thế gian nầy, hiện thời chưa có ai đắc đơn đạo. Có đắc gì đâu mà nói hư đơn, bế đơn …….”.
- Bây giờ, Bản Thánh nói rõ cho Minh-Thiện được biết: Từ đây, trên đường Thiên đạo về pháp môn giải thoát, Bản Thánh sẽ luôn luôn theo dõi từng hành giả. Khi nào họ làm sai, khi nào gây hại cho họ, Bản Thánh sẽ cấp tốc báo trình cùng Tam-Giáo.
Còn khẩu quyết “Sơ Cơ” đó của ĐÔNG-PHƯƠNG là đúng rồi, chú giải của hiền hữu minh bạch lắm.
Đệ nhứt khẩu quyết đến đệ ngũ khẩu quyết đã soạn, phần đó đúng với chơn truyền, song còn đòi chứng minh ở công phu, mà nhứt là khó có những người thiện hữu trí thức để trao truyền.
Vậy từ đây, để chứng minh công trình của Minh-Thiện là công phu, chư hành giả ráng tu. Chỗ nào thấy không trở ngại cho sức khỏe thì nên cho biết.
Bản Thánh cũng cho biết rằng : Khi tụ quang định thần mà sai, cũng tác hại không nhỏ. Ví như : định thần ở Khí-Hải thì sức khỏe da thịt hồng hào, tinh thần khinh khoái, nhưng xê xích một chút thì dâm dục lại lên, tánh tình nóng nảy. Cho nên phải cẩn thận trong chỗ định thần vận khí.
Khí trong người có nhiều cách : khí ngang, khí dọc, khí dưới, khí trên, sau lưng, trước mặt khác nhau. Cách điều khí cũng cần học kỹ. Bản Thánh sẽ chịu khó một vài đàn nói về cách ngưng thần vận khí, để các hiền học thêm cho rõ mà tu.
- Minh-Thiện bạch : Chẳng phải định thần vào Khí-Hải mà có tai hại. Tại định không đúng hỏa hậu. Dầu định vào đâu, nhứt là tâm chưa được thanh tịnh, thì đều cũng có thể mang bịnh, nhiều quá thì có thể bỏ mạng không chừng.
- Đây biết bao nhiêu người bắt chước sách mà làm, có nhiều người đã tu mà gây cho họ thối bộ nhiều, như hiền hậu hóa ra hung dữ, lành mạnh hóa ra tật nguyền, cũng vì coi sách mà tu. Nên đây Bản Thánh muốn môn Bác-Nhã cho đúng chánh pháp truyền thừa của TAM GIÁO TỔ SƯ.
Hôm nay, Bản Thánh muốn hệ thống khẩu quyết “Sơ Cơ”, để cho chư hiền thấy đâu là Chánh-pháp, đâu là Tà-pháp, mà không nói được là vì điển quang xao động, nhưng cũng tổng yếu được những phần quan trọng.
Tiếp sau đợt nầy, các hành giả muốn nhập học tu luyện, tùy theo căn cơ mà dạy: hoặc “Dự bị”, hoặc ngoại môn dưỡng sanh tồn tịnh.
-----------------
27-01-1972
Rút gọn
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |