NGƯƠN tiêu cỡi hạc, giáng tiền đàn,
THỈ khí sanh sanh, bốn hóa vạn ban. THIÊN địa từ bi, khai chánh giáo, TÔN ti, thượng hạ, mới huy hoàng.
Bước đầu trăm việc khó khăn, Tùy hòa giữ mực, công bằng lo tu. 2. Đương trách nhiệm, công phu cố gắng, Gánh nhơn sanh, đặt nặng đôi vai. Làm sao sáng đức, rỡ tài, Để cho thiên hạ trông ngay vào mình. 3. Nền Chánh pháp tượng hình cơ sở, Máy huyền vi khép mở hiểu rành. Để cho kết quả hoàn thành, Phải lo trau sửa thân hình làm gương. 4. Minh được Lý, là đường giải thoát, Lý được Minh, mới đạt cơ Trời. Lý, Minh, mới cứu được đời, Minh cho rõ Lý, đất trời là đâu? 5. Lý có Minh, đương đầu mở Đạo, Đạo có thành, hoài bão được nên. Lấy tâm thanh tịnh làm nền, Lập phương tu học, coi trên Thiên bàn. 6. Châu thiên đài, Niết bàn thiên vị, Phật, Thánh, Tiên, lập kỷ, lập nhơn. Công cao, đức cả dẫy ơn, Hoàn thành nhiệm vụ, phục huờn Tiên thiên. 7. Tượng các ngôi: Khôn, Kiền, Li, Khảm, Hiện các hình, giả tạm phương môn. Coi đây chế phách, luyện hồn, Trông đây thành Đạo, bảo tồn sanh linh. 8. Hưng Đạo Vương thuyết trình tóm đủ, Gắng cùng nhau bảo phụ cơ đồ. Ngày ngày công đức điểm tô, Để cho Chánh pháp qui mô rộng dài. Nền Minh Lý Đạo đứng trên cương yếu từ bi, giác ngộ, giải thoát, lấy Tam giáo làm tôn chỉ, thực hiện cơ tận độ buổi Hạ nguơn, tiếp tục và hoàn thành sứ mạng cho Chánh pháp. Người có trách nhiệm là các bực Thiên ân giác ngộ, tự chứng quả Đạo mà hướng dẫn nhơn sanh. Đạo Trời mầu nhiệm, phải người có tâm giác ngộ, có chí giải thoát, có lòng bác ái cứu đời, thì Đạo mới sáng tỏ, ích lợi. Nên nói: “Nhơn năng hoằng Đạo, phi Đạo hoằng nhơn”. Vậy cái vai trò trọng hệ nầy, Trời Phật đã phó trao cho các đệ tử để lập công, thì phải hết lòng tư tư, thiết thiết, không vì một cớ gì mà xao lãng, làm cho ngưng trệ, ngăn lấp con đường đi tới của nhơn sanh. Theo sự lý giải phần trong là phương môn tu học, để trở nên Tiên, Thánh, phần đó có khẩu quyết chỉ dẫn. Khi các hiền đồ được chế phục vọng tâm, lòng Bồ đề Bác nhã hiển hiện, thì khi ấy mới đủ điều kiện mà hóa độ nhơn sanh. Lấy quẻ Tùy mà học, mà hành theo phương pháp chỉ dạy trong đó, rồi lấy quẻ Phục mà khởi công phu, lấy quẻ Vô Vọng mà luyện huyền công cho thành chánh quả. Đó là người Bồ tát đủ trí cách vật, đủ nhân chủ vật, đủ lượng dung vật, đủ tài tạo vật. Nếu không có cách được vật thì lòng còn đen tối, chưa phân biệt phải trái, chánh tà. Nếu không chủ được vật thì tâm chưa giải thoát, còn nô lệ tình thức, lợi danh. Nếu không dung chứa được vật thì tâm địa hẹp hòi. Nếu không tạo được vật thì chưa phải nguời vong kỷ, vị tha. Vậy tùy hoàn cảnh, tùy trình độ mà dìu dắt, không nên bỏ lỡ một cơ hội, một người nào. Thấp thì dạy thấp, cao thì dạy cao, những kẻ trí, người ngu, cũng đều coi bình đẳng. Đứng về phương diện một nền đạo mới, lấy Tam giáo làm tôn chỉ, thì phải dung hòa tất cả, không chê dở khen hay, không luận đạo cao đạo thấp, mà cao thấp dở hay cần kết hợp thành một chương trình, dắt dẫn đủ hạng người, không làm được Tiên, Phật cũng dẫn cho đến Thánh Hiền. Nếu cùng nữa, cũng trở nên người hơn là để cho thiên hạ sa chơn nơi địa ngục. Bần Đạo khuyên chư hiền đồ phải luôn luôn thanh tịnh, để lòng trống không mà đón lấy điển quang hồng ân, mới tránh điều trở ngại, mà rồi kết quả không hay. Công việc cần được khai thông, để chỉnh tu nội bộ, dìu dắt nhơn sanh, không nên có xen một tư tâm, mà ngoại tà xâm nhập.[1] Trước đã giải nghĩa rồi ba chữ Minh Lý Đạo. Vậy xin nhắc sơ lại để kết luận, lời của Ngài Trần Hưng Đạo Đại Vương: Minh Lý Đạo là làm sáng tỏ cái lẽ Một. Một là Tâm là Đạo, là Lý, Lý tràn ngập vũ trụ. Trời đất vạn vật bởi đó mà ra, rồi chung qui cũng về tại đó. Đã nói Lý là Tâm, Tâm là Lý, thì trời đất vạn vật đều có Tâm đó và Lý đó. Lý đó không có Đông Tây, không hình tích, rất mầu nhiệm. Đó là cái lẽ Đơn Nhứt tuyệt đối, ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt, vật vật sự sự không ngoài Lý đó. Phật chứng ngộ Lý đó gọi là Phật, Thánh chứng ngộ Lý đó gọi là Thánh. Các tôn giáo, các học thuyết lập ra, cũng không ngoài sự giới thiệu Lý đó cho nhơn loại để quay lại tìm cái Lý đó mà cầu giải thoát cho thân, an bài cho bốn biển. Cho nên Lục Tương Sơn nói: Ở Đông hải, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý ấy, nói cái Tâm ấy. Ở Tây hải, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý ấy, Tâm ấy. Ở Nam hải, Bắc hải, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý ấy, Tâm ấy. Trăm ngàn đời về trước, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý đó, cái Tâm đó. Trăm ngàn đời về sau, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý đó, Tâm đó mà thôi. Bất cứ học thuyết, tôn giáo nào, cũng không ngoài sự hướng dẫn con người cho thấy cái Lý đó và cái Tâm đó, để giải thoát những phiền phược vô minh. Tiên giác là giác cái Lý đó. Tiên tri là tri cái Lý đó. Yên thiên hạ cũng do cái Lý đó, thương cha mẹ cũng do Lý đó, mến anh em cũng do Lý đó. Cho nên biết tất cả đều không ngoài Lý đó. Lý đó là Đạo, là Tâm. Dẫu Khổng Mạnh, Lão Trang, hay Cơ Đốc, Phật Đà nói chung, không giáo lý nào khác. Nói đắc là đắc cái Lý đó, thành là thành cái Lý đó. Nếu có nhiều tên, đó là tùy theo mỗi giáo, mỗi chỗ hoặc gọi Phật, hoặc gọi Tiên, gọi Thánh, gọi Thần, mà Phật, Tiên, Thánh, Thần, cũng bởi hoạch đắc cái Lý đó, mới có cái tên đó. Cho nên Đông Tây kim cổ, không phải hai Lý, hai Tâm. Lý ấy có một, thì Tâm ấy cũng có một. Trời đất, người, vật, đồng như nhau có một Lý ấy, một Khí ấy. Có câu: “Thử Lý bản Thiên sở dữ ngã, phi do ngoại thước. Minh đắc thử Lý, tức thị chủ tể. Chơn năng vi chủ, ngoại vật bất năng di, tà thuyết bất năng hoặc”. Nghĩa là: Cái mà Trời ban cho ta là cái Lý đó, không phải nhờ ai ở ngoài tạo đúc cho ta. Làm sáng cái Lý đó được, có chủ tể. Thực sự, tâm ta có chủ được thì ngoại vật không di dịch lay chuyển được, tà thuyết không mê hoặc được. Vậy thì các tôn giáo, các Thánh nhơn nói chung, không ngoài được cái Lý đó ở trong lòng mình, mà thông thấu suốt tận vũ trụ vạn vật, biết rõ quá khứ vị lai, làm chủ được tất cả trời đất, muôn vật, vào lửa không cháy, xuống nuớc không chìm, vượt qua biển không cần đò, dạo chơi trong động phủ, cung Tiên, khắp ba ngàn thế giới, không cần có cánh để bay, có thuật để hóa. Vì sao? Phải chăng cái Lý đó sinh sinh muôn vật, chủ cả trời đất, thì ai được cái Lý đó rồi, thử hỏi: Có thứ gì làm chướng ngại nó? Lý đó không phải theo ông Phật, ông Tiên, ông Thánh nào, mà được cái Lý đó. Bất cứ ai muốn thành đạt cái Lý đó phải tự quay về ở Tâm, cầu nó ở mình, trong thân mình có đủ. Vậy thì trời đất vạn vật đâu có hai Lý, hai Đạo. Đã nhận được không hai, tất là xưa nay Âu Á đều nương Lý đó mà sống còn, mà xử sự giữa nhau, mà phát minh kiến tạo, mà gầy nên một không khí thuần hòa, hòa đồng trong muôn vật, muôn người. Người biết được cái Lý đó là Thiệt tướng, là Chơn lý, là hoàn thiện tự do, đều buông bỏ những giả tạo, ảo mộng, mới làm chủ được cái vọng tâm của mình, tu đắc cái Pháp thân bình đẳng, mà gọi là Chúa, là Thánh, là Tiên, là Phật, … Phật đắc Đạo rồi, đem cái sở đắc của mình, mà giáo hóa chúng sanh cũng biết được cái Đạo Pháp ở trong tâm con người. Người phản chiếu vào lòng, mà cầu lấy cái Chơn như, mới thành Phật. Cho nên nhiều người theo Phật, theo Lão, theo Khổng hay theo Cơ Đốc (Jésus Christ) đặng đồng nhứt cùng Đạo, mà có các tôn giáo ra đời. [1] TN ngày 17-12-1965 Vertical Divider
|
Các tôn giáo ra đời, mục đích không ngoài sự cứu độ quần linh, được thoát ngoài sanh tử, khổ đau. Nhưng sau các bực Đại giác tịch rồi, môn đồ mỗi giáo phân tranh nhau, bài xích nhau, mới có sự rẽ riêng, có nhiều màu sắc, làm cho con người mờ mịt, ở trong vòng rào chật hẹp của chi phái, án mất lẽ Duy nhứt của Bản tâm.
Thời thế ngày nay thiên hạ nhờ khoa học mà giao thông nhau, bốn biển chung chạ gặp gỡ nước nầy nước kia trao đổi nhau về mọi mặt, như văn hóa, chánh trị, … thì tôn giáo cũng phải bước theo đà tiến hóa chung mà đoàn kết nhau hòa đồng trên mọi phương diện để cứu đời, phá vỡ các thành trì ranh giới cho tiện sự giao thông, để tìm hiểu lẫn nhau, để giữa loài người không còn xảy ra nhiều điều đáng tiếc nữa, vì xung đột bằng lý tưởng, xu hướng, tín ngưỡng, mà cần thực hiện lòng từ bi, bác ái, bình đẳng, theo ý nguyện của các bực Sư Tổ ngày xưa. Nhiệm vụ đòi hỏi cấp bách là Minh Lý phải có bổn phận bắc một nhịp cầu, để nối liền tình huynh đệ, lấp bằng các hố bất bình chia rẽ, cho giữa nhau đi lại dễ dàng. Cái gạch liền rất dễ dàng hàn gắn là Tam giáo cũng đồng một gốc mà ra. Chẳng phải Nho, Thích, Đạo, mà cho chí tất cả vạn giáo trên hoàn cầu, cũng đồng một Lý đó, một Tâm đó, thì có gì riêng tư, có gì chia cách? Cho nên về phần tâm, thì Minh Lý được Lý. Về phần tướng, thì vạn vật đồng nhứt thể, trên lập trường duy nhứt theo tôn chỉ Tam Tông. Tam Tông về phần ứng dụng là để phổ ứng quần cơ, chủ về mục đích hòa đồng giữa người và người, giữa Đông và Tây, giữa xưa và nay, bình hành tâm vật để cầu sự hạnh phúc tại thế gian và cộng hưởng thanh phước ở Niết bàn. Trước đã giải nghĩa rồi ba chữ Minh Lý Đạo. Vậy xin nhắc sơ lại để kết luận, lời của Ngài Trần Hưng Đạo Đại Vương: Minh Lý Đạo là làm sáng tỏ cái lẽ Một. Một là Tâm là Đạo, là Lý, Lý tràn ngập vũ trụ. Trời đất vạn vật bởi đó mà ra, rồi chung qui cũng về tại đó. Đã nói Lý là Tâm, Tâm là Lý, thì trời đất vạn vật đều có Tâm đó và Lý đó. Lý đó không có Đông Tây, không hình tích, rất mầu nhiệm. Đó là cái lẽ Đơn Nhứt tuyệt đối, ở Thánh không thêm, ở phàm không bớt, vật vật sự sự không ngoài Lý đó. Phật chứng ngộ Lý đó gọi là Phật, Thánh chứng ngộ Lý đó gọi là Thánh. Các tôn giáo, các học thuyết lập ra, cũng không ngoài sự giới thiệu Lý đó cho nhơn loại để quay lại tìm cái Lý đó mà cầu giải thoát cho thân, an bài cho bốn biển. Cho nên Lục Tương Sơn nói: Ở Đông hải, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý ấy, nói cái Tâm ấy. Ở Tây hải, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý ấy, Tâm ấy. Ở Nam hải, Bắc hải, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý ấy, Tâm ấy. Trăm ngàn đời về trước, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý đó, cái Tâm đó. Trăm ngàn đời về sau, có Thánh nhơn xuất hiện cũng nói cái Lý đó, Tâm đó mà thôi. Bất cứ học thuyết, tôn giáo nào, cũng không ngoài sự hướng dẫn con người cho thấy cái Lý đó và cái Tâm đó, để giải thoát những phiền phược vô minh. Tiên giác là giác cái Lý đó. Tiên tri là tri cái Lý đó. Yên thiên hạ cũng do cái Lý đó, thương cha mẹ cũng do Lý đó, mến anh em cũng do Lý đó. Cho nên biết tất cả đều không ngoài Lý đó. Lý đó là Đạo, là Tâm. Dẫu Khổng Mạnh, Lão Trang, hay Cơ Đốc, Phật Đà nói chung, không giáo lý nào khác. Nói đắc là đắc cái Lý đó, thành là thành cái Lý đó. Nếu có nhiều tên, đó là tùy theo mỗi giáo, mỗi chỗ hoặc gọi Phật, hoặc gọi Tiên, gọi Thánh, gọi Thần, mà Phật, Tiên, Thánh, Thần, cũng bởi hoạch đắc cái Lý đó, mới có cái tên đó. Cho nên Đông Tây kim cổ, không phải hai Lý, hai Tâm. Lý ấy có một, thì Tâm ấy cũng có một. Trời đất, người, vật, đồng như nhau có một Lý ấy, một Khí ấy. Có câu: “Thử Lý bản Thiên sở dữ ngã, phi do ngoại thước. Minh đắc thử Lý, tức thị chủ tể. Chơn năng vi chủ, ngoại vật bất năng di, tà thuyết bất năng hoặc”. Nghĩa là: Cái mà Trời ban cho ta là cái Lý đó, không phải nhờ ai ở ngoài tạo đúc cho ta. Làm sáng cái Lý đó được, có chủ tể. Thực sự, tâm ta có chủ được thì ngoại vật không di dịch lay chuyển được, tà thuyết không mê hoặc được. Vậy thì các tôn giáo, các Thánh nhơn nói chung, không ngoài được cái Lý đó ở trong lòng mình, mà thông thấu suốt tận vũ trụ vạn vật, biết rõ quá khứ vị lai, làm chủ được tất cả trời đất, muôn vật, vào lửa không cháy, xuống nuớc không chìm, vượt qua biển không cần đò, dạo chơi trong động phủ, cung Tiên, khắp ba ngàn thế giới, không cần có cánh để bay, có thuật để hóa. Vì sao? Phải chăng cái Lý đó sinh sinh muôn vật, chủ cả trời đất, thì ai được cái Lý đó rồi, thử hỏi: Có thứ gì làm chướng ngại nó? Lý đó không phải theo ông Phật, ông Tiên, ông Thánh nào, mà được cái Lý đó. Bất cứ ai muốn thành đạt cái Lý đó phải tự quay về ở Tâm, cầu nó ở mình, trong thân mình có đủ. Vậy thì trời đất vạn vật đâu có hai Lý, hai Đạo. Đã nhận được không hai, tất là xưa nay Âu Á đều nương Lý đó mà sống còn, mà xử sự giữa nhau, mà phát minh kiến tạo, mà gầy nên một không khí thuần hòa, hòa đồng trong muôn vật, muôn người. Người biết được cái Lý đó là Thiệt tướng, là Chơn lý, là hoàn thiện tự do, đều buông bỏ những giả tạo, ảo mộng, mới làm chủ được cái vọng tâm của mình, tu đắc cái Pháp thân bình đẳng, mà gọi là Chúa, là Thánh, là Tiên, là Phật, … Phật đắc Đạo rồi, đem cái sở đắc của mình, mà giáo hóa chúng sanh cũng biết được cái Đạo Pháp ở trong tâm con người. Người phản chiếu vào lòng, mà cầu lấy cái Chơn như, mới thành Phật. Cho nên nhiều người theo Phật, theo Lão, theo Khổng hay theo Cơ Đốc (Jésus Christ) đặng đồng nhứt cùng Đạo, mà có các tôn giáo ra đời. Các tôn giáo ra đời, mục đích không ngoài sự cứu độ quần linh, được thoát ngoài sanh tử, khổ đau. Nhưng sau các bực Đại giác tịch rồi, môn đồ mỗi giáo phân tranh nhau, bài xích nhau, mới có sự rẽ riêng, có nhiều màu sắc, làm cho con người mờ mịt, ở trong vòng rào chật hẹp của chi phái, án mất lẽ Duy nhứt của Bản tâm. Thời thế ngày nay thiên hạ nhờ khoa học mà giao thông nhau, bốn biển chung chạ gặp gỡ nước nầy nước kia trao đổi nhau về mọi mặt, như văn hóa, chánh trị, … thì tôn giáo cũng phải bước theo đà tiến hóa chung mà đoàn kết nhau hòa đồng trên mọi phương diện để cứu đời, phá dỡ các thành trì ranh giới cho tiện sự giao thông, để tìm hiểu lẫn nhau, để giữa loài người không còn xảy ra nhiều điều đáng tiếc nữa, vì xung đột bằng lý tưởng, xu hướng, tín ngưỡng, mà cần thực hiện lòng từ bi, bác ái, bình đẳng, theo ý nguyện của các bực Sư Tổ ngày xưa. Nhiệm vụ đòi hỏi cấp bách là Minh Lý phải có bổn phận bắc một nhịp cầu, để nối liền tình huynh đệ, lấp bằng các hố bất bình chia rẽ, cho giữa nhau đi lại dễ dàng. Cái gạch liền rất dễ dàng hàn gắn là Tam giáo cũng đồng một gốc mà ra. Chẳng phải Nho, Thích, Đạo, mà cho chí tất cả vạn giáo trên hoàn cầu, cũng đồng một Lý đó, một Tâm đó, thì có gì riêng tư, có gì chia cách? Cho nên về phần tâm, thì Minh Lý được Lý. Về phần tướng, thì vạn vật đồng nhứt thể, trên lập trường duy nhứt theo tôn chỉ Tam Tông. Tam Tông về phần ứng dụng là để phổ ứng quần cơ, chủ về mục đích hòa đồng giữa người và người, giữa Đông và Tây, giữa xưa và nay, bình hành tâm vật để cầu sự hạnh phúc tại thế gian và cộng hưởng thanh phước ở Niết bàn. [1] TN ngày 17-12-1965 |
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |