PHẢN BỔN HUỜN NGUYÊN LÀ NGUYÊN TẮC LỚN TU HÀNH
RETURNING TO THE ORIGIN IS THE GREAT PRINCIPLE OF SPIRITUAL CULTIVATION
"Phản bổn huờn nguyên" nghĩa là: trở lại gốc, đổ về nguồn. Cũng như một dòng nước, trước từ nguồn trong sạch mà chảy ra, sau chảy qua nhiều rừng, nhiều núi, nhiều đồng, nhiều ruộng, nên thấm rút các chất bùn lầy, cát bụi ở mấy nơi đó, càng đi xa càng dơ bẩn, thành ra không còn trong sạch như trước kia nữa.
Bây giờ, muốn trở lại cho nước sự trong sạch đó, ta phải làm thế nào?
Phải gạn đục, lóng trong, cho nó hết chất cặn cáu, dơ bẩn, để cởi mở hết trần cấu, mà huờn y lại thuần chất khi xưa.
Phép tu hành thì cũng y như thế. Bằng chẳng vậy, con người làm sao được gần với Thượng Đế sáng suốt, với chư Thánh hiền Tiên Phật, vì các Ngài không có tánh tham lam, đen tối, tổn nhơn, ích kỷ, bỉ thử đa đoan?
Cái họa đồ của đạo Minh Lý có chỉ rõ: Bổn tánh của ta trước khi thuộc về tiên thiên là màu trắng. Nay nó biến thái thành ra hậu thiên, mới có đủ các sắc màu.
Theo kinh "Châu Dịch xiển chơn"(21), Hà đồ là pháp tự nhiên của tạo hóa. Đây nói tự nhiên, kỳ thiệt là có nguyên nhân sâu kín sẽ giải sau này. Nếu ta không xét thấu cái pháp tự nhiên đó của các tổ sư là bực tiền bối sáng suốt truyền lại, thì ta khó bề chận đứng cái cơ Tạo Hóa, làm cho ta phải chịu lăn lộn trong vòng sanh tử luân hồi mãi mãi.
RETURNING TO THE ORIGIN IS THE GREAT PRINCIPLE OF SPIRITUAL CULTIVATION
"Phản bổn huờn nguyên" nghĩa là: trở lại gốc, đổ về nguồn. Cũng như một dòng nước, trước từ nguồn trong sạch mà chảy ra, sau chảy qua nhiều rừng, nhiều núi, nhiều đồng, nhiều ruộng, nên thấm rút các chất bùn lầy, cát bụi ở mấy nơi đó, càng đi xa càng dơ bẩn, thành ra không còn trong sạch như trước kia nữa.
Bây giờ, muốn trở lại cho nước sự trong sạch đó, ta phải làm thế nào?
Phải gạn đục, lóng trong, cho nó hết chất cặn cáu, dơ bẩn, để cởi mở hết trần cấu, mà huờn y lại thuần chất khi xưa.
Phép tu hành thì cũng y như thế. Bằng chẳng vậy, con người làm sao được gần với Thượng Đế sáng suốt, với chư Thánh hiền Tiên Phật, vì các Ngài không có tánh tham lam, đen tối, tổn nhơn, ích kỷ, bỉ thử đa đoan?
Cái họa đồ của đạo Minh Lý có chỉ rõ: Bổn tánh của ta trước khi thuộc về tiên thiên là màu trắng. Nay nó biến thái thành ra hậu thiên, mới có đủ các sắc màu.
Theo kinh "Châu Dịch xiển chơn"(21), Hà đồ là pháp tự nhiên của tạo hóa. Đây nói tự nhiên, kỳ thiệt là có nguyên nhân sâu kín sẽ giải sau này. Nếu ta không xét thấu cái pháp tự nhiên đó của các tổ sư là bực tiền bối sáng suốt truyền lại, thì ta khó bề chận đứng cái cơ Tạo Hóa, làm cho ta phải chịu lăn lộn trong vòng sanh tử luân hồi mãi mãi.
Xem thêm
Phép phản bổn huờn nguyên của đạo Minh lý có hai phần, là: đốn pháp và tiệm pháp. Đốn pháp là tu đường tắt, đi thẳng tới mục đích; còn tiệm pháp là tu chậm rải, mò lần từng giai đoạn. Người tu đốn pháp là bực thượng đức, còn người tu tiệm pháp là bực hạ đức.
- Đốn pháp - Thượng đức
Vào thời kỳ này, nếu người biết sớm giác ngộ, chuyên cần tu luyện, thi hành ngay đốn pháp tự nhiên vô vi, sẽ đặng thẳng vào Thánh vức. Lúc tiên thiên khí còn đầy đủ, thì hành giả dùng cái khí đó làm nền tảng cho đạo Kim đơn. Cuốn Thiên Tiên Chánh Lý nói: "Vị lậu giả, tức thể chi dĩ an thần nhập khiếu", nghĩa là: "Người chưa lậu tinh, thì thâu lấy nó mà yên thần trong khiếu". Người tu đốn pháp chỉ tu tánh mà thôi, chớ không cần tu pháp nào khác nữa.
Nếu qúa thời kỳ này, đến khi tiên thiên khí quá đầy, mà đầy ắt phải tràn, thì dương cực biến âm, khó tránh khỏi tẩu lậu, nên lần lần hồn phách không định.thức thần bừng dậy, thì tinh khiếu khai: ý loạn, tâm mê, vật dục dấy lên lộng quyền, đức tánh lần lần tổn hoại. Một khi âm khí thuần toàn, dương khí tiết lậu hết, thì không chết làm sao được?
Tuy vậy, hạng người này, nếu biết tu kịp thời, thì cũng có thể cứu vãn tình hình lại được. nhưng phải tu tiệm pháp. Dĩ nhiên,người tu tiệm pháp luôn luôn phải nhiều hơn người tu đốm pháp nên hạng người này đặng tiên phật chú trọng đặc biệt.
2. Tiệm pháp - Hạ đức
Sách Thiên Tiên chánh lý nói: "Dĩ lậu gỉa, thể chi dĩ bổ túc, như hữu sanh chi sơ, hoàn thử tiên thiên giả dã". Nghĩa là: người đã lậu tinh, thì thâu lấy nó(khí tiên thiên), để bồi bổ lần lần cho tinh đầy đủ trở lại như lúc mới sanh. Công phu này gọi là tu tiệm pháp, dành cho bực hạ đức, nghĩa là: đã bị tinh tẩn lậu rồi.
Đạo Minh lý cũng chú trọng về phần tiệm pháp, và dựa theo giáo lý của Tam giáo mà định nguyên tắc tu hành cho phái mình. Đây là thứ tự công phu của đạo Minh Lý.
a. Thuận sanh, nhập thế (tận tánh)
Như trước đã giải, thuận sanh là sanh xuất theo chiều xuôi, lộn theo vật chất, chịu ảnh hưởng của trần thế, là bóng dáng, huyển mộng. Cho nên mới có câu: "Thuận khứ tắc sanh nam sanh nữ, nghịch lai tắc thành Phật thành tổ". Nghĩa là: nếu đi theo chìêu xuôi, thì sanh con trai, con gái (phàm phu); còn đi ngược lại thì thành vị Phật, vị tổ.
Hà đồ là tự nhiên vô vi, nhưng nếu giữ theo chiều đó mà đi tới mãi, không biết châu nhi phục thỉ, như luật tuần huờn của Tạo hóa, thì mất đạo trường sanh. Như trước trên rừng núi chảy xuống đồng bằng, nếu không có chi đem nó trở ngược về nguồn, thì tự nhiên có ngày nước phải khô kiệt.
Thử coi trong vũ trụ, sự biến hóa của nước. Nước trên đồi chảy xuống theo trăm sông mà đổ ra biển cả, nhờ sức nóng của mặt trời, lại hóa ra hơi mà thành mây. Mây bay đủng đỉnh trên không trung, một khi gặp một luồn khí lạnh, thì mây lại thành ra giọt nước, mà mưa khắp nơi. Rồi nước đổ theo trăm sông mà trở về biển cả nữa. Thế có phải là nước châu nhi phục thỉ, tuần huờn không ngớt chăng?
Nếu ta giữ phép Hà đồ tự nhiên vô vi, như thế này hoài, theo luật tuần huờn của Tạo hóa, thì có chi phương hại đâu! Đầu này, chúng ta không rõ phép bảo thủ, để cho dương khí lần tiêu, âm khí lần lớn. Một ngày kia, dương khí hết, âm khí toàn, thì phải chịu chết. Không lẻ, chúng ta bó tay mà chờ đến cái ngày đó!
Vậy ta phải ráng hiểu cái cơ màu của Tạo hóa, làm sao chận đứng cái đà đó, để bảo tồn dương khí, ngỏ phục lại khí tiên thiên khi xưa. Nếu trong thân mình không đủ khí tiên thiên, thì thức thần thuộc về hậu thiên nổi lên quấy rối, không lấy chi kềm chế nó được. dầu có kềm nó được ở mặt này, thì nó lại mọc lên mặt khác, khó mà tuyệt hẵn.
Công phu này thuộc về phần nhập thế, nên chúng tôi phải lấy Nho tông làm căn bổn. Nho dạy: "Tồn tâm dưỡng tánh", hay là: "cùng lý tận tánh". Nghĩa là: phải tìm xét lý lẻ, mà kềm chế cái phàm tâm của mình, đừng cho phóng túng. Lại còn phải hàm dưỡng cái tánh lành của mình, tìm phương thế mà thiệt hiện nó cho được. Thầy Mạnh gọi là: "Nuôi khí hạo nhiên".
- Sao gọi là khí hạo nhiên?
Đây là chỉ cái trạng thái dốc tín (tin chắc), kiện hành (hăng hái về việc làm lành) ở trong ý chí. Khi nó phát động, thì tác dụng của nó rất là hoạt bát. Đứng về phương diện động tác mà nói, khí hạo nhiên tức là công dụng của đạo Nhân nghĩa, chớ không chi khác lạ.
Tóm lại, làm các việc lành, việc phải theo lương tâm, lý tánh gọi là tu tánh. Tu tánh như vầy có thể xem kinh sách, tìm hiểu, rồi chiêm nghiệm mà tu, thuộc về mặt phô thông. Nhưng tu tánh nói đây còn ở trong vòng âm khí.
Đoạn công phu này căn cứ trên giáo lý của Nho giáo nhiều hơn.
b. Nghịch vận, xuất thế (tu mạng)
Kinh Dịch nói:
"Cùng lý tận tánh dĩ chí ư mạng", nghĩa là: Tìm lý rõ tánh rồi thì đi tới mạng. Công phu tận tánh xong, thì hành giả bước qua giai đoạn thứ nhì, là tu mạng.
Kim Tiên Trực Chỉ nói: "Tánh phận chi công, thiệt thị phụ mạng chi cực tắc". Nghĩa là: công phu tu tánh (như nói trước) thiệt là phép rất hay để gíup phép tu mạng.
Tôi xin nhắc lại nghĩa chữ mạng. Mạng cũng là tánh tiên thiên, nhưng tánh này bị ràng buộc trong khí hậu thiên. Chừng nào khí hậu thiên phản lại tiên thiên rồi, thì cái tánh ấy mới biểu lộ ra ngoài rõ rệt.
Phật giáo gọi là: "Phật tánh tại triền", nghĩa là: Phật tánh ở trong vòng ràng buộc. Tiên gia gọi là "Bổn cung Huệ mạng", nghĩa là: Huệ mạng ở trong cung ta, tức là trung cung. Nho giáo gọi là:"Tạo hoá sanh sanh vô cùng", nghĩa là: Cơ màu Tạo vật sanh hóa vô cùng.
Nói cho đúng, Phật tánh không có chi phải tu, Huệ mạng cũng không có chi phải tu ở trong bổn thể của nó. Cũng như mặt trời, mặc dầu bị mây án khuất, mà ở trong bổn thể, nó không mất sự sáng suốt tự nhiên của nó. Nhưng muốn cho nó chiếu sáng mọi nơi, thì tất nhiên phải phá tan đám mây án kia mới được. Cái đám mây này tỉ dụ khí hậu thiên, là âm khí bao phủ Huệ mạng.
Trong cuốn Huệ mạng kinh, Viên Thông thiền sư nói: "Đuổi hết đoàn âm, một dương tái sanh (hiện ra lại). Muốn thấy được cái tâm của trời đất, thì phải biết phép dụng âm"([1] ).
Đây phải nhìn cho ra Huệ mạng ở đâu, mà giải phóng nổ ra ở vùng âm khí, hay là nói một cách khác, đem ngược khí hậu thiên trở lại khí tiên thiên, nên cũng gọi là nghịch vận. Vì khí tiên thiên nhẹ nhàng sáng suốt, vô hình, nên không làm trở ngại cho Huệ mạng, như khí hậu thiên vậy, nên cũng gọi là xuất thế. cũng vì đây nói đổi khí hậu thiên ra khí tiên thiên, nên Tiên gia cũng gọi tu mạng là luyện khí. Kỳ thiệt, hành giả không phải chủ về khí mà thôi, cũng là lấy tánh làm gốc.
Theo thuyết song tu tánh mạng, âm dương, tánh mạng, thần khí quan hệ với nhau rất mật thiết, không thể nào tu rời một món mà đặng thành công. Kinh Dịch há không có nói: "Nhứt âm, nhứt dương chi vị Đạo" sao? Tuy nói nhứt âm, nhứt dương, kỳ thiệt chỉ có Nhứt khí lên xuống, co duỗi, lạnh nóng, sáng tối…, chớ không phải thiệt có hai khí riêng biệt đối lập cùng nhau.
Đoạn công phu này là sở trường của Đạo giáo. Tuy cũng gọi đó là công phu hữu vi, nhưng pháp hữu vi này khác với nghĩa hữu vi thông thường nhiều lắm. Các đơn kinh, cũng gọi là "Bá nhựt trúc cơ", nghĩa là: "Đắp nền 100 ngày".
c. Huờn qui Ngôi Viên Nhứt, trở lại tu tánh và liểu tánh.
Hỏi: Tánh mạng cùng một nhà, hể tu mạng xong, thì tánh cũng xong, sao lại nói: còn phải tu tánh nữa?
- Đáp: trong lúc tu mạng, cũng có phần tu tánh, mà cái tánh đó là Thiên phú chi tánh. Sau khi tu mạng rồi, thì cái tánh phải tu là Hư vô chi tánh. Cái "Thiên phú chi tánh" ở trong âm dương mà lại. Còn "Hư vô chi tánh" ở trong Thái cực mà đến, chẳng khá coi in như nhau ( [2]).
Tới đây, vì khí tiên thiên đã đặng bổ túc, phục lại như xưa, thì phải tu tự nhiên vô vi, như đã giải trước, trong đoạn: "Đốn pháp- Thượng đức". Huệ mạng đã đặng bổ túc, nhưng nếu để nó ở lâu trong cảnh hậu thiên, thì cũng là một việc tai hại. Nó không thể lâu trong cảnh hậu thiên, thì cũng là một việc tai hại. Nó không thể ở hoài đó được, cần phải đưa nó vào cảnh tiên thiên. Phép này gọi là: "Huờn đơn", là "phục thực", là "Thập ngoạt hoài thai".
Xin chớ hiểu lầm chử đơn là thuốc, phục thực là uống thuốc, hoài thai là chửa nghén theo thường tình thế gian. Chữ đơn này có nghĩa là Huệ mạng, là Tiên thiên khí, là thuốc trường sanh ở trong mình người, chớ không phải thuốc hữu hình như ba hoàng, bốn thần hày là cây cỏ ở ngoài. Còn chử thai là thai khí tại trung điền, chớ không phải hạ điền như đàn bà có nghén.
Vì Đạo giáo cũng gọi công phu tu mạng là ngoại đơn và công phu tu tánh là nội đơn, cho nên có người hiểu lầm ngoại đơn là thuốc hay là bùa chú ở ngoài thân, còn nội đơn là thuốc ở trong mình. Nên biết: Tu mạng, tu khí là tu ngoại đơn, cũng gọi là tiểu dược. Tu tánh là nội đơn, cũng gọi là tu đại dược.
Chữ ngoại, chữ tiểu của phép tu mạng là để chỉ nghĩa tương đối với chữ nội, chữ đại, của phần tu tánh mà thôi. Nhưng cả hai đều thuộc về phần trong thân thể cả, chớ không phải thuốc ở ngoài thân.
Người tu vô vi là chủ về tịnh tánh, an thần nhập định, thì chỉ dựa theo hay là tùy thuận tánh chơn như, tánh Hư vô, chớ không phải cượng cầu ra sức mà nên được.
Tuy nhiên, phép tu tánh nói đây chẳng phải là không làm chi hết. Cũng phải dè dặt cẩn thận, phòng nguy lự hiểm luôn luôn. lúc nào tâm tánh cũng phải yên tịnh và sáng suốt, mới khỏi bị âm ma thừa thế mà dẫn dắt sai đàng.
Công phu này cốt yếu tại chỗ giải thoát huyển thân để trở về Viên Nhứt. Nhục thân là vật chất hữu hình, mà vật hữu hình tắc hoại, khó giử lâu hoài được. lại nó làm trở ngại cho linh tánh chẳng ít, nên cần phải siêu xuất nhục thân, mới gọi là đặng hoàn toàn giải thoát.
Có kẻ nói: “Mà cũng có người tu lưu hình trụ thế, không chịu bỏ huyển thân, là tại sao?”
- Đáp: “Khó mà trả lời chung một cách đại khái. Có kẻ tu hành xong rồi, nhưng công phu chưa thiệt đầy đủ, nên lưu hình để lập công. Có kẻ liểu mạng mà chưa liểu tánh, chẳng siêu xuất huyển thân được, nên cũng lưu hình trụ thế.
Nếu tánh mạng đều tu xong, công hành hoàn túc, mà còn luyến ái huyển thân, không chịu buông bỏ, thì người ta gọi hạng người đó là “luyến gia quỉ”. Các vị Tiên chơn không ai vui làm như thế cả” ( [3])
Đức Thái Thượng Lão quân nói: “Ta sở dĩ có lòng lo lắng, là vì có thân. đến khi ta không có thân thì ta còn lo chi nữa? cho nên thoát huyển thân là để khử trừ lo lắng( [4])
Về đoạn công phu này, chúng tôi phải nhờ nhiều ở giáo lý và các sự kinh nghiệm của Phật giáo, nhứt là về phép quán tưởng và phép thiền định, để trợ nội công thiệt hành.
[1] Viên Thông thiền sư viết: "Quần âm bác tận, nhứt dương phục sanh. Dục kiến Thiên Địa chi tâm, tu thức thừa âm chi pháp".
[2] Vấn viết: "Tánh mạng nhứt gia, liểu mạng tức khả liểu tánh. Hà dĩ hựu hữu tu mạng chi hậu, huờn đương tu tánh chi thuyết?"
- Đáp viết: "Tu mạng thời sở tu chi tánh, nãi thiên phú chi tánh. Tu mạng hậu sở tu chi tánh, nải Hư vô chi tánh.
[3] Vấn viết: “Diệc hữu lưu hình trụ thế, nhi bất thoát huyển thân giả, hà da?”
Đáp viết: Thử diệt bất khả nhứt khái nhị luận. Hữu liểu mạng vị liểu tánh, bất năng thoát huyển thân, nhi lưu hình trụ thế gian; nhược tánh mạng cân liểu, công hành hoàn túc, du luyến huyển thân, bất khẳng xa khứ thử đánh: “Luyến gia quỉ”, chơn tiên bất nhạo vi giả dã (coi Tu Chơn biện nan).
[4] Thái Thượng vấn: ” Ngô sở dĩ hữu đại hoạn giả; vị ngô hữu thần. Cập ngô vô thần, ngộ hữu hà hoạn? Sở dĩ thoát huyễn thân, khử kỳ hoạn nhỉ” (coi Tu chơn biện nam và kinh Đạo Đức ).
Rút gọn
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |