QUI ĐỊNH ĐÁNH ĐẠI HỒNG CHUNG BÁO CÚNG LỄ TẠI CHÁNH ĐIỆN
I. Đại lễ
- Lễ khánh thành: 21 tiếng liên tiếp, nghỉ 3 phút, tiếp 3 tiếng rời (1 lơi, 2 nhặt), nghỉ 1 phút nữa, rồi đánh 12 tiếng lơi đều và cách xa, tất cả 36 tiếng.
- Lễ kỷ niệm: 21 tiếng liên tiếp, nghỉ 1 phút, tiếp 3 tiếng rời (1 lơi, 2 nhặt).
II. Trung lễ
- Lễ cầu an và Kỳ phước: 15 tiếng liên tiếp, nghỉ 1 phút, tiếp theo 3 tiếng rời (1 lơi, 2 nhặt).
- Lễ nhập môn và lễ cúng sanh con: 10 tiếng liên tiếp, nghỉ 1 phút, tiếp theo 3 tiếng (1 lơi, 2 nhặt).
- Lễ cầu siêu và làm tuần thất: 12 tiếng liên tiếp, nghỉ 1 phút, tiếp theo 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt); tiếp theo Nam thất Nữ cửu (nam 7 tiếng rời, nữ 9 tiếng rời).
- Lễ nhập tự: 10 tiếng liên tiếp, nghỉ phút, tiếp theo 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt); tiếp theo 5 tiếng rời.
III. Tiểu lễ
- Lễ hôn cấu: 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt).
- Lễ cầu giảm bịnh: 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt).
- Lễ dộng U Minh: 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt).
IV. Đánh chuông mừng: (khi tiếp rước một vị khách quan trọng, tuyên trạng công đức của một vị chức sắc được thỉnh thờ tại bàn Lịch Đại Tổ Tiên): 3 hồi, 3 dùi, rồi đánh từng một tiếng nhỏ, lơi, từ đầu cho đến khi dứt lễ.
- Lễ khánh thành: 21 tiếng liên tiếp, nghỉ 3 phút, tiếp 3 tiếng rời (1 lơi, 2 nhặt), nghỉ 1 phút nữa, rồi đánh 12 tiếng lơi đều và cách xa, tất cả 36 tiếng.
- Lễ kỷ niệm: 21 tiếng liên tiếp, nghỉ 1 phút, tiếp 3 tiếng rời (1 lơi, 2 nhặt).
II. Trung lễ
- Lễ cầu an và Kỳ phước: 15 tiếng liên tiếp, nghỉ 1 phút, tiếp theo 3 tiếng rời (1 lơi, 2 nhặt).
- Lễ nhập môn và lễ cúng sanh con: 10 tiếng liên tiếp, nghỉ 1 phút, tiếp theo 3 tiếng (1 lơi, 2 nhặt).
- Lễ cầu siêu và làm tuần thất: 12 tiếng liên tiếp, nghỉ 1 phút, tiếp theo 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt); tiếp theo Nam thất Nữ cửu (nam 7 tiếng rời, nữ 9 tiếng rời).
- Lễ nhập tự: 10 tiếng liên tiếp, nghỉ phút, tiếp theo 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt); tiếp theo 5 tiếng rời.
III. Tiểu lễ
- Lễ hôn cấu: 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt).
- Lễ cầu giảm bịnh: 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt).
- Lễ dộng U Minh: 3 tiếng (1 lơi 2 nhặt).
IV. Đánh chuông mừng: (khi tiếp rước một vị khách quan trọng, tuyên trạng công đức của một vị chức sắc được thỉnh thờ tại bàn Lịch Đại Tổ Tiên): 3 hồi, 3 dùi, rồi đánh từng một tiếng nhỏ, lơi, từ đầu cho đến khi dứt lễ.
NGHI THỨC LỄ BÁI
WORSHIPING RITUALS
Qui định cách đứng, quì, xá, lạy
1. Tư thế đứng: Thân mình ngay ngắn, hai gót chân gần nhau, đầu hai bàn chân dang ra tượng hình chữ Bát (八), đầu ngay ngắn, mắt hơi nhìn xuống, hai tay khoanh lại.
Cách khoanh tay (nam nữ như nhau):
Cách quì: Đưa đưa chân phải bước tới trước gối nệm, đưa chân trái ra đàng sau, quị xuống ngay gối nệm, kế quị chân phải xuống nằm song song khít nhau. Nắm tay để tại chớn thủy.
Đang quì mà muốn đứng lên thì giở chân mặt lên trước, hạ nắm tay chịu trên đầu gối chân mặt rồi mới đứng dậy. Kéo chân trái theo lên, đứng ngay lại theo tư thế đứng.
3. Lạy:
- Lạy Trời Phật Thánh Thần: 9 lạy (tam quị cửu bái).
- Lạy ông, bà: 3 lạy (tam bái).
- Lạy vong linh còn trong tang thì 2 lạy (nhị bái).
Cách lạy:
Nam: Nắm tay đưa lên ngang trán (vị trí Thiên), rồi đưa xuống, đồng thời đầu và thân cũng khom xuống một lượt với nắm tay mà cúi xuống. Khi nắm tay tới đất thì hai bàn tay mở ra xoay úp xuống mặt đất, hai ngón tay cái giữ gác tréo chồng lên nhau, kế đến rút chân trái quị xuống, tiếp đến chân phải, để nằm khít bên nhau, đầu cúi xuống đến đụng lưng hai bàn tay (vị trí Địa). Xong ngẩng trở lên, (không ngừng lâu ở đó mà cũng không ngẩng lên mau quá. Động tác lên xuống phải thong thả, ăn nhịp với người xung quanh). Khi thân mình ngẩng lên ngay ngắn rồi thì chuẩn bị đứng dậy liền, hai tay nắm đưa về để ở ngực (vị trí Nhơn), xong quị xuống lạy tiếp một hay hai lần nữa cho đủ lễ 2 hay 3 lạy. Xong đứng lên, giữ theo tư thế đứng, xá 3 xá.
Lễ chín lạy, khi quị xuống lần đầu rồi ngẩng lên thì vẫn giữ tư thế quì, đầu và mình hơi cúi, nắm tay chắp về để nơi ngực, xá nhỏ hai lần rồi đưa lên trán, cúi xuống lạy lần thứ nhì, lần thứ ba cũng vậy. Xong rồi đứng lên. Đứng ngay ngắn rồi quị xuống cúi lạy 3 lạy y như trước. Rồi tiếp đến lần thứ 3 cho đủ 3 lần quị, 9 lần lạy (tam quị, cửu bái). Lần thứ ba xong thì đứng lên xá 3 xá, khoanh tay đứng như cũ.
Nữ: Động tác lạy y như nam, chỉ khác là chắp tay mà thôi. Lễ nhị và tam bái cúng ông bà và vong linh thì khi quị xuống lần đầu thì giữ tư thế đó lạy luôn cho đủ số lần, không phải đứng lên như nam.
4. Xá:
Nam: Hai bàn tay nắm lại bằng cách xòe bàn tay trái, các ngón tay khít lại, đầu ngón tay cái bấm vào chân ngón áp út, rồi nắm bàn tay trái lại, như vậy gọi là bắt ấn Tý. Đưa ngón cái của bàn tay mặt xỏ vào kẽ giữa nắm tay trái để nằm ngay dưới chơn ngón trỏ (ấn Dần), bốn ngón còn lại thì áp vào ôm ngoài nắm tay trái. Đưa nắm tay lên ngực để ngay chớn thủy.
Nữ: Hai bàn tay để thẳng, chắp úp vào nhau, các ngón khít nhau, rồi cũng đưa chắp tay lên ngực ngay chớn thủy.
Cách xá:
- Xá tay không: Khi khởi xá, đưa nắm tay hay chắp tay ra phía trước một chút, rồi đưa xuống khoảng trước bụng, đồng thời đầu và mình cũng đều cúi xuống theo một lượt, xong đưa nắm tay hay chắp tay về vị trí cũ ở trước ngực, rồi tiếp theo xá thứ nhì. Xá thứ ba thì tay, đầu, mình xuống sâu hơn một chút.
- Xá có nhang: Bàn tay trái kẹp chân nhang ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay phải kẹp áp ở phía ngoài và cũng để ngay chớn thủy. Khi xá, động tác giống xá tay không.
Cầm nhang để khấn nguyện: Tay cầm nhang để ngang mày (tề mi) khi cúng vái Trời Phật và để ngay trước ngực khi cúng ông bà hay tại bàn vong.
Khấn nguyện có nhang: khi vái cúi đầu lên xuống trong tư thế đứng hay quì tay cầm nhang đang ở vị trí nào thì vẫn giữ nguyên vị trí nấy. Khi khấn nguyện xong, hạ tay xuống trước ngực rồi mới cắm lên lư hương hay đợi người rước nhang cắm lên lư hương.
WORSHIPING RITUALS
Qui định cách đứng, quì, xá, lạy
1. Tư thế đứng: Thân mình ngay ngắn, hai gót chân gần nhau, đầu hai bàn chân dang ra tượng hình chữ Bát (八), đầu ngay ngắn, mắt hơi nhìn xuống, hai tay khoanh lại.
Cách khoanh tay (nam nữ như nhau):
- Tín đồ và môn sanh tu tại gia: cánh tay trái co lại, sát vào ngực, cánh tay phải áp vô để phía ngoài. Ngón tay cái của bàn tay phải xỏ vào kẽ khuỷu cánh tay trái, còn ngón cái của bàn tay trái cũng xỏ vào kẽ khuỷu cánh tay mặt, hai bàn tay ôm vào hai khuỷu tay. Như vậy, khi khoanh tay, hai bàn tay vẫn được nhìn thấy.
- Môn sanh đã xuất gia nhập tự: bàn tay trái ôm hông phải, bàn tay phải ôm cùi chỏ tay trái. Như vậy, thì khoanh tay, bàn tay và cánh tay trái bị che khuất vào trong tay áo, không còn nhìn thấy nữa.
Cách quì: Đưa đưa chân phải bước tới trước gối nệm, đưa chân trái ra đàng sau, quị xuống ngay gối nệm, kế quị chân phải xuống nằm song song khít nhau. Nắm tay để tại chớn thủy.
Đang quì mà muốn đứng lên thì giở chân mặt lên trước, hạ nắm tay chịu trên đầu gối chân mặt rồi mới đứng dậy. Kéo chân trái theo lên, đứng ngay lại theo tư thế đứng.
3. Lạy:
- Lạy Trời Phật Thánh Thần: 9 lạy (tam quị cửu bái).
- Lạy ông, bà: 3 lạy (tam bái).
- Lạy vong linh còn trong tang thì 2 lạy (nhị bái).
Cách lạy:
Nam: Nắm tay đưa lên ngang trán (vị trí Thiên), rồi đưa xuống, đồng thời đầu và thân cũng khom xuống một lượt với nắm tay mà cúi xuống. Khi nắm tay tới đất thì hai bàn tay mở ra xoay úp xuống mặt đất, hai ngón tay cái giữ gác tréo chồng lên nhau, kế đến rút chân trái quị xuống, tiếp đến chân phải, để nằm khít bên nhau, đầu cúi xuống đến đụng lưng hai bàn tay (vị trí Địa). Xong ngẩng trở lên, (không ngừng lâu ở đó mà cũng không ngẩng lên mau quá. Động tác lên xuống phải thong thả, ăn nhịp với người xung quanh). Khi thân mình ngẩng lên ngay ngắn rồi thì chuẩn bị đứng dậy liền, hai tay nắm đưa về để ở ngực (vị trí Nhơn), xong quị xuống lạy tiếp một hay hai lần nữa cho đủ lễ 2 hay 3 lạy. Xong đứng lên, giữ theo tư thế đứng, xá 3 xá.
Lễ chín lạy, khi quị xuống lần đầu rồi ngẩng lên thì vẫn giữ tư thế quì, đầu và mình hơi cúi, nắm tay chắp về để nơi ngực, xá nhỏ hai lần rồi đưa lên trán, cúi xuống lạy lần thứ nhì, lần thứ ba cũng vậy. Xong rồi đứng lên. Đứng ngay ngắn rồi quị xuống cúi lạy 3 lạy y như trước. Rồi tiếp đến lần thứ 3 cho đủ 3 lần quị, 9 lần lạy (tam quị, cửu bái). Lần thứ ba xong thì đứng lên xá 3 xá, khoanh tay đứng như cũ.
Nữ: Động tác lạy y như nam, chỉ khác là chắp tay mà thôi. Lễ nhị và tam bái cúng ông bà và vong linh thì khi quị xuống lần đầu thì giữ tư thế đó lạy luôn cho đủ số lần, không phải đứng lên như nam.
4. Xá:
Nam: Hai bàn tay nắm lại bằng cách xòe bàn tay trái, các ngón tay khít lại, đầu ngón tay cái bấm vào chân ngón áp út, rồi nắm bàn tay trái lại, như vậy gọi là bắt ấn Tý. Đưa ngón cái của bàn tay mặt xỏ vào kẽ giữa nắm tay trái để nằm ngay dưới chơn ngón trỏ (ấn Dần), bốn ngón còn lại thì áp vào ôm ngoài nắm tay trái. Đưa nắm tay lên ngực để ngay chớn thủy.
Nữ: Hai bàn tay để thẳng, chắp úp vào nhau, các ngón khít nhau, rồi cũng đưa chắp tay lên ngực ngay chớn thủy.
Cách xá:
- Xá tay không: Khi khởi xá, đưa nắm tay hay chắp tay ra phía trước một chút, rồi đưa xuống khoảng trước bụng, đồng thời đầu và mình cũng đều cúi xuống theo một lượt, xong đưa nắm tay hay chắp tay về vị trí cũ ở trước ngực, rồi tiếp theo xá thứ nhì. Xá thứ ba thì tay, đầu, mình xuống sâu hơn một chút.
- Xá có nhang: Bàn tay trái kẹp chân nhang ở ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Bàn tay phải kẹp áp ở phía ngoài và cũng để ngay chớn thủy. Khi xá, động tác giống xá tay không.
Cầm nhang để khấn nguyện: Tay cầm nhang để ngang mày (tề mi) khi cúng vái Trời Phật và để ngay trước ngực khi cúng ông bà hay tại bàn vong.
Khấn nguyện có nhang: khi vái cúi đầu lên xuống trong tư thế đứng hay quì tay cầm nhang đang ở vị trí nào thì vẫn giữ nguyên vị trí nấy. Khi khấn nguyện xong, hạ tay xuống trước ngực rồi mới cắm lên lư hương hay đợi người rước nhang cắm lên lư hương.
Xem thêm
NGHI THỨC TỤNG KINH
Khi đọc kinh, phải đọc thong thả, đúng nhịp trường canh của mỗi cách đọc. Tai nghe người bên đọc để theo đúng nhịp và đúng giọng. Không đọc quá lớn che lấp giọng người kế bên (khi mình không nghe được tiếng những người kế bên mình là mình đã đọc quá lớn, nên đọc nhỏ lại). Khi nghe biết mình đọc chậm hay mau thì điều chỉnh tốc độ lại cho ăn rập với nhịp độ chung.
Khi đọc kinh, dầu đứng hay quì, thân mình phải giữ cho ngay ngắn, đầu hơi cúi xuống một chút. Ý nghĩ phải chú về câu kinh đang đọc để không sai. Khi đọc tới câu có nêu tên Phật, Trời, Tiên, Thánh, Thần thì phải cúi đầu. Trong khi cúi đầu, tay vẫn phải khoanh (nếu đứng) hay là chắp để trước ngực (nếu quì) như thường, chớ không được buông tay xuống hay chống xuống đất mà thành ra lạy. Khi đến câu kinh phải cúi đầu thì đến chữ thứ ba là bắt đầu cúi xuống từ từ cho đến chữ cuối câu kinh thì đầu gần kề mặt đất (không đụng đất). Đọc qua chữ đầu câu kinh kết tiếp thì từ từ ngước lên cho đến chữ thứ ba thân mình đã ngay thẳng trở lại. Bất luận bài kinh nào, đọc đến câu chót đều phải cúi đầu.
Không cúi xuống nhanh hoặc chậm quá so với các đạo hữu xung quanh.
NGHI THỨC LỄ CÚNG TẠI CHÙA
Người nào có dẫn theo người thân đến tham dự buổi lễ, người đó phải có bổn phận hướng dẫn trước các nghi thức tối thiểu như: ăn mặc tề chỉnh, kín đáo (áo gài đủ nút, không xăn tay áo); cách đứng, ngồi, quì, lạy… và đưa khách vào hàng ghế nam hoặc nữ đặt giữa chánh điện.
2. Người dự lễ thực hiện các nghi thức theo sự điều khiển của hai vị Tư chung và Tư khánh:
- Khi đánh hai tiếng chuông là hiệu lịnh động: bước ra vô, xoay qua lại…
- Khi đánh một tiếng khánh là hiệu lịnh tịnh (đứng tại chỗ mà thi hành): xá, quì, lạy, khởi đọc kinh…
Ngoài ra, trong các trung và đại lễ, Tư chung có xướng trước các việc phải làm như: Dưng lễ phẩm, lễ cửu bái… nên cần theo dõi nghe cho rõ để làm đúng theo lịnh.
Khi các tín đồ, môn sanh, chức sắc và khách nam nữ an vị xong, Tư chung đánh hai tiếng chuông và xướng “Chư sư tựu vị” để các vị chức sắc hành lễ bước vô Chánh điện. An vị xong, Tư khánh đánh một tiếng cho đàn tràng xá chào. Tư khánh đọc bài “Chỉnh thân”. Dứt bài, Tư chung đánh hai tiếng cho bổn đạo nam nữ xoay mặt ngó vào bàn thờ. Tư chung xướng: “Nhứt tâm đồng túc tịnh” thì đàn tràng đồng cúi đầu.
- Chuông cho nam nữ hai bên xây về phía bàn Thần (Nam về phía bàn thờ ‘Địa Mẫu Từ Tôn’, nữ về phía bàn thờ ‘Lịch Đại Tổ Tiên’).
- Xướng: “Nhứt tâm đồng túc tịnh”. Cả thảy cúi đầu.
- Xướng: “Thiết trần lễ phẩm”. Các phụ lễ mở khăn đậy mâm trà rượu trước, kế đến mấy nắp đậy quả lễ phẩm.
- Tư khánh đọc bài “Chú Lên đèn”:
CHÍNH LỄ
Sau khi Tư chung xướng: “Chư sư, thiện tín tuần tự giai thối”, Tư khánh đánh một tiếng khánh cho tất cả xá chào và lui ra.
Lưu ý: Cúng cầu an sóc vọng sau khi đọc sớ, cúng hiệp nhì có đọc Kinh Sám Hối.
Nếu không đọc Kinh thì xuống Hậu đường để nghe thuyết giảng giáo lý, thông báo đạo sự, được thông báo bằng hai hồi chuông reo.
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC
1. Trước giờ cúng lễ tại Chánh điện 15 phút, vị Thủ từ hay Tư chung phải lên Chánh điện để:
- Bốn nam tại Chánh cung:
+ Một vị đứng bên chuông gọi là Tư Chung, một vị đứng bên khánh gọi là Tư Khánh. Hai vị đứng phía trong sát hai bên giá chuông, khánh, khoanh tay ngó ra ngoài.
+ Phía trước Tư chung, Tư khánh có thêm hai vị phụ lễ: phía bên chuông để lo rượu, trà, bông, trái, dưng lễ phẩm; phía bên khánh để lo nhang đèn và rước lễ phẩm. Hai vị khoanh tay ngó mặt nhau.
- Bốn nam tại các bàn Thần: Địa Mẫu Từ Tôn, Thập Điện Minh Vương, Long Thần Hộ Pháp và Môn Quan Thổ Địa.
- Hai nữ tại các bàn Thần: Thanh Phước Thần và Lịch Đại Tổ Tiên.
Sáu vị phụ lễ đứng hầu tại các bàn Thần: nam bên tả, nữ bên hữu. Riêng vị đứng hầu bàn thờ Môn Quan Thổ Địa vào đứng bên hữu của bàn thờ Hộ Pháp cho đủ hai bên.
Trước giờ cúng năm phút, vị Tư Chung hay Trưởng ban Nghi lễ lắc hai hồi chuông tay nhỏ, để tập trung các môn sanh có phận sự phụ lễ tại Hậu đường, thông báo diễn tiến chương trình buổi lễ, chỉ định vị trí của các phụ lễ.
Các phụ lễ khi đến vị trí mình phụ trách phải kiểm tra đèn, nhang, hoa, quả, rượu, trà cho đầy đủ, tránh việc vào giờ cúng mới thấy thiếu, lo chạy kiếm vật này, vật nọ làm lộn xộn buổi lễ.
Tại bàn đàn thì vị Tư chung lo kiểm tra lễ phẩm: trầm, hương, sớ văn, kinh, vị trí các cây đèn lớn nhỏ, dĩa quả, bông… có đầy đủ và ở đúng vị trí hay không.
Trong những buổi lễ cúng có cập theo nhiều lễ phụ mà cần có sự thay đổi lễ phẩm thì phụ lễ phải kiểm tra, chia từng phần lễ phẩm để thi hành đúng lúc.
Khi tất cả đã kiểm tra xong, nếu còn dư giờ, tất cả phụ lễ đều ngồi tĩnh tâm trước bàn thờ Hộ Pháp chờ đến giờ, không chuyện trò hay đi tới lui.
3. Thứ tự thực hiện lễ cửu bái:
- Ông Chủ lễ,
- Các vị hành lễ ở Chánh cung,
- Các nam nữ chức sắc đương quyền trong Đạo, các vị xuất gia, các vị trong tịch Đạo đồng quì lạy một lượt,
- Hai tiếng chuông cho các vị hành lễ ở Chánh cung bước ra hai bên, các khách nam nữ vào lạy.
- Bổn đạo nam nữ.
4. Đọc kinh khi dâng lễ phẩm:
Chỉ có các vị hành lễ và phụ lễ đọc kinh dâng mà thôi.
Trong các đại lễ có dâng trầm và quả, khi đọc bài Mừng dưng lục cúng, chỉ có các vị hành lễ tại Chánh cung vòng tay cung nghinh mà thôi, còn đàn tràng thì chắp tay cúi đầu theo.
5. Cúi đầu khi đọc Sớ:
Khi đọc Sớ, đến danh hiệu Phật, Tiên, Thánh, Thần, chỉ vị hành lễ đọc sớ cúi đầu, còn toàn đàn tràng cúi đầu ở những danh hiệu sau:
- Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế,
- Đức Thái Thượng Lão Quân (sau danh hiệu 3 vị Giáo Tổ),
- Bốn Phương Thổ Địa Phước Đức Chánh Thần.
6. Tại Hậu đường, ngoài Tề Vật Đàn còn có hai bàn thờ vong linh các vị quá vãng. Bên trái là bàn thờ các vị môn sanh Minh Lý, các vị chức sắc chưa được thọ phong, chia rõ hai bên nam nữ. Bên mặt là bàn thờ thân nhân của môn sanh Minh Lý, cũng chia hai bên nam nữ.
Các cuộc lễ cúng ở hai bàn thờ tại Hậu đường: Ban Lễ cúng ở đây gồm ba vị: một vị chủ lễ và hai vị phụ lễ. Một trong hai vị phụ lễ nầy có một người làm Tướng Lễ. Vị này xướng đánh chuông, điều khiển buổi lễ. Vị phụ lễ thứ hai thì có phận sự lo đèn, nhang, rượu, trà, dâng và tiếp bản điệp văn.
Tại Hậu đường, còn thiết lập một bàn thờ để cúng thập loại chúng sinh khi có lễ cúng vào các dịp:
7. Tại nhà môn sanh Minh Lý, lập bàn thờ Tam giáo và phải cúng ít nhứt một thời trong ngày, tùy theo thời gian sắp xếp được.
Khi đọc kinh, phải đọc thong thả, đúng nhịp trường canh của mỗi cách đọc. Tai nghe người bên đọc để theo đúng nhịp và đúng giọng. Không đọc quá lớn che lấp giọng người kế bên (khi mình không nghe được tiếng những người kế bên mình là mình đã đọc quá lớn, nên đọc nhỏ lại). Khi nghe biết mình đọc chậm hay mau thì điều chỉnh tốc độ lại cho ăn rập với nhịp độ chung.
Khi đọc kinh, dầu đứng hay quì, thân mình phải giữ cho ngay ngắn, đầu hơi cúi xuống một chút. Ý nghĩ phải chú về câu kinh đang đọc để không sai. Khi đọc tới câu có nêu tên Phật, Trời, Tiên, Thánh, Thần thì phải cúi đầu. Trong khi cúi đầu, tay vẫn phải khoanh (nếu đứng) hay là chắp để trước ngực (nếu quì) như thường, chớ không được buông tay xuống hay chống xuống đất mà thành ra lạy. Khi đến câu kinh phải cúi đầu thì đến chữ thứ ba là bắt đầu cúi xuống từ từ cho đến chữ cuối câu kinh thì đầu gần kề mặt đất (không đụng đất). Đọc qua chữ đầu câu kinh kết tiếp thì từ từ ngước lên cho đến chữ thứ ba thân mình đã ngay thẳng trở lại. Bất luận bài kinh nào, đọc đến câu chót đều phải cúi đầu.
Không cúi xuống nhanh hoặc chậm quá so với các đạo hữu xung quanh.
NGHI THỨC LỄ CÚNG TẠI CHÙA
- Chuẩn bị: Khi nghe một hồi Đại Hồng chung báo hiệu chuẩn bị cúng lễ (trước giờ cúng 15 phút), các tín đồ môn sanh nam nữ đang ở hậu đường phải lo súc miệng, rửa mặt và tay (có những bài chú để đọc khi làm việc này trong kinh Nhựt Tụng), mặc lễ phục, buộc dây chân, … sẵn sàng tề chỉnh lên tập trung trước cửa Chánh điện, tùy theo nam nữ mà chia ra hai bên tả hữu.
Người nào có dẫn theo người thân đến tham dự buổi lễ, người đó phải có bổn phận hướng dẫn trước các nghi thức tối thiểu như: ăn mặc tề chỉnh, kín đáo (áo gài đủ nút, không xăn tay áo); cách đứng, ngồi, quì, lạy… và đưa khách vào hàng ghế nam hoặc nữ đặt giữa chánh điện.
2. Người dự lễ thực hiện các nghi thức theo sự điều khiển của hai vị Tư chung và Tư khánh:
- Khi đánh hai tiếng chuông là hiệu lịnh động: bước ra vô, xoay qua lại…
- Khi đánh một tiếng khánh là hiệu lịnh tịnh (đứng tại chỗ mà thi hành): xá, quì, lạy, khởi đọc kinh…
Ngoài ra, trong các trung và đại lễ, Tư chung có xướng trước các việc phải làm như: Dưng lễ phẩm, lễ cửu bái… nên cần theo dõi nghe cho rõ để làm đúng theo lịnh.
Khi các tín đồ, môn sanh, chức sắc và khách nam nữ an vị xong, Tư chung đánh hai tiếng chuông và xướng “Chư sư tựu vị” để các vị chức sắc hành lễ bước vô Chánh điện. An vị xong, Tư khánh đánh một tiếng cho đàn tràng xá chào. Tư khánh đọc bài “Chỉnh thân”. Dứt bài, Tư chung đánh hai tiếng cho bổn đạo nam nữ xoay mặt ngó vào bàn thờ. Tư chung xướng: “Nhứt tâm đồng túc tịnh” thì đàn tràng đồng cúi đầu.
- Chuông cho nam nữ hai bên xây về phía bàn Thần (Nam về phía bàn thờ ‘Địa Mẫu Từ Tôn’, nữ về phía bàn thờ ‘Lịch Đại Tổ Tiên’).
- Xướng: “Nhứt tâm đồng túc tịnh”. Cả thảy cúi đầu.
- Xướng: “Thiết trần lễ phẩm”. Các phụ lễ mở khăn đậy mâm trà rượu trước, kế đến mấy nắp đậy quả lễ phẩm.
- Tư khánh đọc bài “Chú Lên đèn”:
CHÍNH LỄ
- Lên đèn,
- Rót trà rượu,
- Niệm hương,
- Đọc các bài Tịnh khẩu, tịnh tâm, tịnh thân, an Thổ Địa chú,
- Đọc kinh: Tặng Thiên Đế và Xưng tụng công đức.
- Lễ cửu bái,
- Dâng lễ phẩm: Trầm, nhang, hoa, quả, rượu, trà (tùy theo Đại lễ hay trung, tiểu lễ)
- Dâng sớ,
- Đọc kinh Cầu nguyện.
- Đọc kinh “Đưa Thần”, có đánh Đại hồng chung theo cho đến khi hết bài.
- Lễ tất, cửu bái
Sau khi Tư chung xướng: “Chư sư, thiện tín tuần tự giai thối”, Tư khánh đánh một tiếng khánh cho tất cả xá chào và lui ra.
Lưu ý: Cúng cầu an sóc vọng sau khi đọc sớ, cúng hiệp nhì có đọc Kinh Sám Hối.
Nếu không đọc Kinh thì xuống Hậu đường để nghe thuyết giảng giáo lý, thông báo đạo sự, được thông báo bằng hai hồi chuông reo.
NHỮNG QUY ĐỊNH KHÁC
1. Trước giờ cúng lễ tại Chánh điện 15 phút, vị Thủ từ hay Tư chung phải lên Chánh điện để:
- Mở các cửa sổ hai bên theo thứ tự từ bàn thờ Địa Mẫu Từ Tôn bên nam vòng qua đến bên nữ ở bàn thờ Lịch Đại Tổ Tiên.
- Vặn sáng hai ngọn đèn sáu tấc ở Chánh điện.
- Đốt ngọn đèn dầu nhỏ đặt dưới đại hồng chung. Cầm chày đứng ngó vào Chánh điện xá một xá rồi mới khởi sự đánh chuông theo thể lệ qui định, báo hiệu chuẩn bị cuộc lễ cúng.
- Bốn nam tại Chánh cung:
+ Một vị đứng bên chuông gọi là Tư Chung, một vị đứng bên khánh gọi là Tư Khánh. Hai vị đứng phía trong sát hai bên giá chuông, khánh, khoanh tay ngó ra ngoài.
+ Phía trước Tư chung, Tư khánh có thêm hai vị phụ lễ: phía bên chuông để lo rượu, trà, bông, trái, dưng lễ phẩm; phía bên khánh để lo nhang đèn và rước lễ phẩm. Hai vị khoanh tay ngó mặt nhau.
- Bốn nam tại các bàn Thần: Địa Mẫu Từ Tôn, Thập Điện Minh Vương, Long Thần Hộ Pháp và Môn Quan Thổ Địa.
- Hai nữ tại các bàn Thần: Thanh Phước Thần và Lịch Đại Tổ Tiên.
Sáu vị phụ lễ đứng hầu tại các bàn Thần: nam bên tả, nữ bên hữu. Riêng vị đứng hầu bàn thờ Môn Quan Thổ Địa vào đứng bên hữu của bàn thờ Hộ Pháp cho đủ hai bên.
Trước giờ cúng năm phút, vị Tư Chung hay Trưởng ban Nghi lễ lắc hai hồi chuông tay nhỏ, để tập trung các môn sanh có phận sự phụ lễ tại Hậu đường, thông báo diễn tiến chương trình buổi lễ, chỉ định vị trí của các phụ lễ.
Các phụ lễ khi đến vị trí mình phụ trách phải kiểm tra đèn, nhang, hoa, quả, rượu, trà cho đầy đủ, tránh việc vào giờ cúng mới thấy thiếu, lo chạy kiếm vật này, vật nọ làm lộn xộn buổi lễ.
Tại bàn đàn thì vị Tư chung lo kiểm tra lễ phẩm: trầm, hương, sớ văn, kinh, vị trí các cây đèn lớn nhỏ, dĩa quả, bông… có đầy đủ và ở đúng vị trí hay không.
Trong những buổi lễ cúng có cập theo nhiều lễ phụ mà cần có sự thay đổi lễ phẩm thì phụ lễ phải kiểm tra, chia từng phần lễ phẩm để thi hành đúng lúc.
Khi tất cả đã kiểm tra xong, nếu còn dư giờ, tất cả phụ lễ đều ngồi tĩnh tâm trước bàn thờ Hộ Pháp chờ đến giờ, không chuyện trò hay đi tới lui.
3. Thứ tự thực hiện lễ cửu bái:
- Ông Chủ lễ,
- Các vị hành lễ ở Chánh cung,
- Các nam nữ chức sắc đương quyền trong Đạo, các vị xuất gia, các vị trong tịch Đạo đồng quì lạy một lượt,
- Hai tiếng chuông cho các vị hành lễ ở Chánh cung bước ra hai bên, các khách nam nữ vào lạy.
- Bổn đạo nam nữ.
4. Đọc kinh khi dâng lễ phẩm:
Chỉ có các vị hành lễ và phụ lễ đọc kinh dâng mà thôi.
Trong các đại lễ có dâng trầm và quả, khi đọc bài Mừng dưng lục cúng, chỉ có các vị hành lễ tại Chánh cung vòng tay cung nghinh mà thôi, còn đàn tràng thì chắp tay cúi đầu theo.
5. Cúi đầu khi đọc Sớ:
Khi đọc Sớ, đến danh hiệu Phật, Tiên, Thánh, Thần, chỉ vị hành lễ đọc sớ cúi đầu, còn toàn đàn tràng cúi đầu ở những danh hiệu sau:
- Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế,
- Đức Thái Thượng Lão Quân (sau danh hiệu 3 vị Giáo Tổ),
- Bốn Phương Thổ Địa Phước Đức Chánh Thần.
6. Tại Hậu đường, ngoài Tề Vật Đàn còn có hai bàn thờ vong linh các vị quá vãng. Bên trái là bàn thờ các vị môn sanh Minh Lý, các vị chức sắc chưa được thọ phong, chia rõ hai bên nam nữ. Bên mặt là bàn thờ thân nhân của môn sanh Minh Lý, cũng chia hai bên nam nữ.
Các cuộc lễ cúng ở hai bàn thờ tại Hậu đường: Ban Lễ cúng ở đây gồm ba vị: một vị chủ lễ và hai vị phụ lễ. Một trong hai vị phụ lễ nầy có một người làm Tướng Lễ. Vị này xướng đánh chuông, điều khiển buổi lễ. Vị phụ lễ thứ hai thì có phận sự lo đèn, nhang, rượu, trà, dâng và tiếp bản điệp văn.
Tại Hậu đường, còn thiết lập một bàn thờ để cúng thập loại chúng sinh khi có lễ cúng vào các dịp:
- Ba rằm lớn: tháng Giêng, tháng 7, tháng 10.
- Trong lễ cúng rằm tháng 7 (Trung nguơn), có thiết lập bàn thờ Đức Tiêu Diện Đại Sĩ.
- Các khóa tu Xuân phân, Hạ chí, Thu phân, Đông chí...
7. Tại nhà môn sanh Minh Lý, lập bàn thờ Tam giáo và phải cúng ít nhứt một thời trong ngày, tùy theo thời gian sắp xếp được.
Rút gọn
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |