NGƯỢC DÒNG SỬ ĐẠO MÀ SUY NGẨM .....
... MINH LÝ Đạo do Ơn Trên dùng huyền cơ diệu bút khai lập từ năm Giáp Tý (1924). Phật Trời dùng huyền diệu này mà thâu hóa nguyên căn, thành hình TAM TÔNG THÁNH HỘI. Mười sáu năm đầu chuyển cơ lập pháp, khuyến hóa tu hành, gieo đức tin, trao chức vụ, tả kinh, lập giới, kiến tạo, lễ bái, thờ phượng, v.v. . . thành một Tôn giáo mới kết tinh NHO-THÍCH-ĐẠO.
Đến năm Canh Thìn (1940), ngưng cơ bút, Thần Tiên dạy môn sanh phải tự tu tự học, nghiên cứu và phát minh, tượng trưng hai quẻ: TÙY và PHỤC.
Giai đoạn hai nằm trong tình trạng khảo thí, cơ hồ nghiêng đổ, gặp đủ mọi thử thách vô cùng khó khăn, nan giải. Nội bộ ly tán, thiếu đủ phương tiện, nhưng cũng cố gắng bảo trì, soạn luận Dịch Kinh, chuẩn bị cho ngày phục hưng Chánh pháp.
Năm Ất Tị (1965), nền đạo MINH LÝ được phục hưng, cửa pháp rộng khai, nguồn ân chảy đến, điển huệ sáng soi, Thần cơ tái hiện.
Giai đoạn ba mở một phương trời tươi đẹp vô cùng rực rở, cảnh tượng TAM TÔNG MIẾU tưng bừng sống động. Toàn đạo gội ơn giáo pháp, khởi tâm tu đức lập công, phát đại thừa tâm, tu bồ tát hạnh. Hồng ân của Trời Phật rót nhỏ đều đều mỗi tuần, mỗi tháng, suốt qua bao nhiêu năm thấm nhuần nơi lòng đạo. Ai nấy cũng được mở to mắt huệ, soi thấy cội nguồn, tỏ tường diệu lý pháp môn “Không thiền Bác nhã”, tin tưởng vai trò sứ mệnh Quyền Pháp của MINH LÝ sẽ thành công, đại dụng cho sau nầy, ở chỗ Thiên Nhơn hiệp nhứt, tâm vật bình hành, dung hợp mọi tinh ba kết thành một nền Tôn giáo cộng đồng.
Đòi hỏi một nền hòa bình là nguyện vọng chung của nhơn loại. Phục hồi đạo đức chơn chánh và mọi sở hữu của con người; xóa bỏ mọi hận thù, chia rẻ, thay vào bằng sự hằng sống, lẽ thật và tình thương; cách mạng bản thân, cách mạng xã hội, loại bỏ mọi ngụy tạo, mọi cuồng vọng, mọi giai cấp và mọi trá hình . . .
... MINH LÝ Đạo do Ơn Trên dùng huyền cơ diệu bút khai lập từ năm Giáp Tý (1924). Phật Trời dùng huyền diệu này mà thâu hóa nguyên căn, thành hình TAM TÔNG THÁNH HỘI. Mười sáu năm đầu chuyển cơ lập pháp, khuyến hóa tu hành, gieo đức tin, trao chức vụ, tả kinh, lập giới, kiến tạo, lễ bái, thờ phượng, v.v. . . thành một Tôn giáo mới kết tinh NHO-THÍCH-ĐẠO.
Đến năm Canh Thìn (1940), ngưng cơ bút, Thần Tiên dạy môn sanh phải tự tu tự học, nghiên cứu và phát minh, tượng trưng hai quẻ: TÙY và PHỤC.
Giai đoạn hai nằm trong tình trạng khảo thí, cơ hồ nghiêng đổ, gặp đủ mọi thử thách vô cùng khó khăn, nan giải. Nội bộ ly tán, thiếu đủ phương tiện, nhưng cũng cố gắng bảo trì, soạn luận Dịch Kinh, chuẩn bị cho ngày phục hưng Chánh pháp.
Năm Ất Tị (1965), nền đạo MINH LÝ được phục hưng, cửa pháp rộng khai, nguồn ân chảy đến, điển huệ sáng soi, Thần cơ tái hiện.
Giai đoạn ba mở một phương trời tươi đẹp vô cùng rực rở, cảnh tượng TAM TÔNG MIẾU tưng bừng sống động. Toàn đạo gội ơn giáo pháp, khởi tâm tu đức lập công, phát đại thừa tâm, tu bồ tát hạnh. Hồng ân của Trời Phật rót nhỏ đều đều mỗi tuần, mỗi tháng, suốt qua bao nhiêu năm thấm nhuần nơi lòng đạo. Ai nấy cũng được mở to mắt huệ, soi thấy cội nguồn, tỏ tường diệu lý pháp môn “Không thiền Bác nhã”, tin tưởng vai trò sứ mệnh Quyền Pháp của MINH LÝ sẽ thành công, đại dụng cho sau nầy, ở chỗ Thiên Nhơn hiệp nhứt, tâm vật bình hành, dung hợp mọi tinh ba kết thành một nền Tôn giáo cộng đồng.
Đòi hỏi một nền hòa bình là nguyện vọng chung của nhơn loại. Phục hồi đạo đức chơn chánh và mọi sở hữu của con người; xóa bỏ mọi hận thù, chia rẻ, thay vào bằng sự hằng sống, lẽ thật và tình thương; cách mạng bản thân, cách mạng xã hội, loại bỏ mọi ngụy tạo, mọi cuồng vọng, mọi giai cấp và mọi trá hình . . .
Xem thêm
Trong thời kỳ tự tu học và nghiên cứu kinh sách tam giáo (1941-1965), ngoài việc dịch nhiều kinh sách trong đó có ba quyễn kinh chính là Viên-Giác kinh, Đạo-Đức kinh và sách Trung Dung làm căn bản, Ngài Minh Thiện đã biên soạn cuốn giáo lý làm nền tảng cho Minh Lý Đạo, đó là Minh Lý Học Thuyết, để cho môn sanh theo đó mà tu học.
Trong thời kỳ Khai Cơ Giáo Pháp chuyển cơ thành Đạo, các luận thuyết của Minh Lý Đạo bao gồm các lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng được xem như là một dấu mốc lịch sử của toàn Đạo. Đó là dấu son trọng đại của Minh Lý Đạo : Ngày mồng 8 tháng Chín năm Ất Tị (2/10/1965), Đức CHÍ TÔN, TAM GIÁO TỔ SƯ, CHƯ PHẬT – TIÊN – THÁNH – THẦN lâm đàn chứng lễ khai kinh “Cầu Nguyện” và ban quyền, ban pháp cho Minh Lý Đạo
* Đức KHỔNG THÁNH TIÊN SƯ lâm đàn:
KHỔNG môn đệ tử dựng xây đời,
THÁNH đức còn chờ đến một mơi.
TIÊN Phật lâm phàm khai Chánh Pháp,
SƯ đồ gắng bước trở về ngôi.
Ngài dạy rằng: “Cơ Đạo đương chờ các hiền đồ một công phu trau tâm sửa hạnh, để thừa hành thiên đạo”.
* Tiếp đến, Đức THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN, giáng đàn:
THÁI bình chờ đợi các môn sanh,
THƯỢNG đạt làm cho sáng Đạo lành.
LÃO luyện tinh thần nên quả giác,
QUÂN minh trị thế Đạo lưu hành.
Ngài loan báo: “Đức CHÍ TÔN giá lâm ban truyền, ban pháp cho chư đệ tử đủ sức hầu dẫn bước đưa đường cho nhân loại trong lúc giao thời, để mở màn một kỷ nguyên an lành cho hậu thế”.
* Kế tiếp, Đức NHƯ LAI PHẬT TỔ lâm đàn :
NHƯ như mới được phép vô sanh,
LAI đáo trần gian tiếp kẻ lành.
PHẬT pháp trùng hưng đưa khách tục,
TỔ thừa sứ mạng tỉnh đời manh. (mê)
Ngài căn dặn “Một hồng ân lớn lao cho nhơn loại trong lúc đời loạn Đạo suy, mà được Chánh Pháp tái lập cứu rỗi toàn linh. Đức Như Lai Phật Tổ hân hoan trông thấy cuộc thế ngày mai đương chớm nở : những mầm sống nơi lòng các đệ tử hiện đương rải rác ở khắp nơi. Kẻ đã mang chịu mạng Trời lo đường giải thoát, kẻ còn tiềm ẩn chờ tiếng gọi ở lòng. Thời pháp đã vang dội xa gần, hoặc ở đây, hoặc ở nhiều nơi, trong nhà ngoài nước.
Vậy chư đệ tử cố gắng tu học để cho hạt giống lành mỗi ngày được lớn mạnh ở lòng, hầu đem hoa thơm trái ngọt, mà cống hiến cho mười phương, thì không gì là đẹp hơn nữa.”
* Tiếp theo, Đức CHÍ TÔN giáng đàn :
NGỌC quí Thầy trao xúm giữ gìn,
HOÀNG ân quyền pháp để lòng tin.
THƯỢNG hòa hạ mục ơn còn lắm,
ĐẾ đạo hoằng khai trẻ gắng bền.
Ngài dạy: “Kể từ đây, Đức CHÍ TÔN và TAM GIÁO ĐẠO CHỦ chính thức hoằng khai “TÂN PHÁP MINH LÝ ĐẠO để thay mặt Thiêng Liêng mà dìu dắt nhơn sanh ở cõi thế này”.
* Đến đàn cơ ngày 6 tháng 10 năm 1965 ( 12 tháng 9 năm Ất Tỵ), Đức ĐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ dạy: “Từ đây trở đi, Minh Lý không còn ở trong phạm vi đoàn thể, hiệp hội, mà đã thành một GIÁO HỘI TRUNG TÔNG ĐẠI ĐẠO”.
Cũng trong năm 1965, Ơn Trên có chuyển đồng tử đến giúp cho đạo Minh Lý. Trước tiên, Ơn Trên dạy Châu Dịch huyền nghĩa, nói về Thiên đạo, đầu tiên giải về quẻ Phục, quẻ Tùy, quẻ Thái, quẻ Kiền, quẻ Khôn, quẻ Thiên-lôi Vô-vọng, kế tiếp dạy nhiều quẻ khác nhằm làm rõ thêm nghĩa đạo lý Tiên Thiên.
Trong thời kỳ nầy, Ơn Trên ban cho hai bộ kinh rất quan trọng là “Minh Lý Chơn Giải” và “Đạo Học Chỉ Nam” làm kim chỉ nam cho phương tu của Minh Lý Đạo.
Trong thời kỳ Khai Cơ Giáo Pháp chuyển cơ thành Đạo, các luận thuyết của Minh Lý Đạo bao gồm các lời dạy của các Đấng Thiêng Liêng được xem như là một dấu mốc lịch sử của toàn Đạo. Đó là dấu son trọng đại của Minh Lý Đạo : Ngày mồng 8 tháng Chín năm Ất Tị (2/10/1965), Đức CHÍ TÔN, TAM GIÁO TỔ SƯ, CHƯ PHẬT – TIÊN – THÁNH – THẦN lâm đàn chứng lễ khai kinh “Cầu Nguyện” và ban quyền, ban pháp cho Minh Lý Đạo
* Đức KHỔNG THÁNH TIÊN SƯ lâm đàn:
KHỔNG môn đệ tử dựng xây đời,
THÁNH đức còn chờ đến một mơi.
TIÊN Phật lâm phàm khai Chánh Pháp,
SƯ đồ gắng bước trở về ngôi.
Ngài dạy rằng: “Cơ Đạo đương chờ các hiền đồ một công phu trau tâm sửa hạnh, để thừa hành thiên đạo”.
* Tiếp đến, Đức THÁI THƯỢNG LÃO QUÂN, giáng đàn:
THÁI bình chờ đợi các môn sanh,
THƯỢNG đạt làm cho sáng Đạo lành.
LÃO luyện tinh thần nên quả giác,
QUÂN minh trị thế Đạo lưu hành.
Ngài loan báo: “Đức CHÍ TÔN giá lâm ban truyền, ban pháp cho chư đệ tử đủ sức hầu dẫn bước đưa đường cho nhân loại trong lúc giao thời, để mở màn một kỷ nguyên an lành cho hậu thế”.
* Kế tiếp, Đức NHƯ LAI PHẬT TỔ lâm đàn :
NHƯ như mới được phép vô sanh,
LAI đáo trần gian tiếp kẻ lành.
PHẬT pháp trùng hưng đưa khách tục,
TỔ thừa sứ mạng tỉnh đời manh. (mê)
Ngài căn dặn “Một hồng ân lớn lao cho nhơn loại trong lúc đời loạn Đạo suy, mà được Chánh Pháp tái lập cứu rỗi toàn linh. Đức Như Lai Phật Tổ hân hoan trông thấy cuộc thế ngày mai đương chớm nở : những mầm sống nơi lòng các đệ tử hiện đương rải rác ở khắp nơi. Kẻ đã mang chịu mạng Trời lo đường giải thoát, kẻ còn tiềm ẩn chờ tiếng gọi ở lòng. Thời pháp đã vang dội xa gần, hoặc ở đây, hoặc ở nhiều nơi, trong nhà ngoài nước.
Vậy chư đệ tử cố gắng tu học để cho hạt giống lành mỗi ngày được lớn mạnh ở lòng, hầu đem hoa thơm trái ngọt, mà cống hiến cho mười phương, thì không gì là đẹp hơn nữa.”
* Tiếp theo, Đức CHÍ TÔN giáng đàn :
NGỌC quí Thầy trao xúm giữ gìn,
HOÀNG ân quyền pháp để lòng tin.
THƯỢNG hòa hạ mục ơn còn lắm,
ĐẾ đạo hoằng khai trẻ gắng bền.
Ngài dạy: “Kể từ đây, Đức CHÍ TÔN và TAM GIÁO ĐẠO CHỦ chính thức hoằng khai “TÂN PHÁP MINH LÝ ĐẠO để thay mặt Thiêng Liêng mà dìu dắt nhơn sanh ở cõi thế này”.
* Đến đàn cơ ngày 6 tháng 10 năm 1965 ( 12 tháng 9 năm Ất Tỵ), Đức ĐÔNG PHƯƠNG LÃO TỔ dạy: “Từ đây trở đi, Minh Lý không còn ở trong phạm vi đoàn thể, hiệp hội, mà đã thành một GIÁO HỘI TRUNG TÔNG ĐẠI ĐẠO”.
Cũng trong năm 1965, Ơn Trên có chuyển đồng tử đến giúp cho đạo Minh Lý. Trước tiên, Ơn Trên dạy Châu Dịch huyền nghĩa, nói về Thiên đạo, đầu tiên giải về quẻ Phục, quẻ Tùy, quẻ Thái, quẻ Kiền, quẻ Khôn, quẻ Thiên-lôi Vô-vọng, kế tiếp dạy nhiều quẻ khác nhằm làm rõ thêm nghĩa đạo lý Tiên Thiên.
Trong thời kỳ nầy, Ơn Trên ban cho hai bộ kinh rất quan trọng là “Minh Lý Chơn Giải” và “Đạo Học Chỉ Nam” làm kim chỉ nam cho phương tu của Minh Lý Đạo.
Rút gọn
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |