Ý NGHĨA CÁC BÀI KINH VÀ CHÚ
KINH MINH LÝ
TỔNG QUAN
Kinh Minh Lý bao gồm năm bộ Kinh như sau:
KINH BỐ CÁO
KINH SÁM HỐI
KINH NHỰT TỤNG
KINH GIÁC THẾ
KINH TỊNH NGHIỆP VÃN
Kinh của Minh Lý đạo chỉ dùng Việt ngữ để người đọc dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Bộ kinh gồm năm cuốn: Kinh Bố cáo, Kinh Sấm hối, Kinh Tịnh nghiệp vãn, Kinh Nhựt tụng, Kinh Giác thế. Một số bài kinh của Minh Lý đạo được đạo Cao đài sử dụng như bài Niệm hương, Bài Khai kinh, Kinh Sấm hối…
Về lịch sử các bộ Kinh Minh Lý, các vị tiền bối khai đạo đã tiếp kinh qua phò cơ chấp bút và được các Đấng Thiêng liêng ban trong thời gian thành lập tổ chức hữu hình của Minh Lý Đạo. Trích đoạn lời kể của Ngài Âu Minh Chánh như sau:
…
Kể từ ngày 22-12-1924, là ngày tiếp đặng bài Tặng Thiên Đế, cho đến nay, thì chúng tôi tiếp thêm nhiều bài khác nữa, là những kinh tụng, các bài khuyên đời và những bài giải đạo đức.
Kinh tiếp đã lâu mà ngày nay mới ấn tống là bởi tiếp chưa trọn bộ. Nay chúng tôi vưng lịnh Thần Tiên giáng dạy, in các thứ kinh đã tiếp bấy lâu nay, đặng phát cho người dốc chí làm lành.
Thật anh em chúng tôi tài hèn sức mọn, chỉ giữ một tấm lòng thành tín, ra công tiếp mấy thứ kinh kể trên đây, là những lời châu ngọc của Thần Tiên truyền xuống đặng độ người đời biết việc tu hành.
Chúng tôi hết lòng ao ước có bạn tri âm, người đồng chí, khi gặp mấy bài kinh nầy, đọc kinh rồi giữ theo lời dạy trong kinh. Đó là nương ngọn đuốc Thần Tiên, bỏ tối theo sáng, quy về đàng chánh là đàng đạo đức, ngõ hầu chẳng phụ ơn trọng của Phật Tiên đã nhọc công giảng dạy từ lời, lại cũng chẳng phụ lòng thiện nguyện của chúng tôi nữa.
Kinh là vật quý trọng, xin chớ khá dể duôi, để nơi uế trược và chỉ nên đọc cho nghe, hoặc cho mượn coi, chớ khá trao luôn cho người không ham mộ, rồi bỏ rơi rớt mà mang tội với Thần Tiên.
Kinh Thần, sách Thánh, giải phân minh,
Có chí kỉnh thành đọc mới linh.
Chọn được người lành trao phép báu,
Uổng truyền kẻ vạy, chẳng lòng gìn.
KINH BỐ CÁO
Kinh thường được đọc vào buổi lễ kỷ niêm Minh Lý Đạo Khai hằng năm. Kinh với nội dung quảng cáo về việc sự hình thành nền đạo Minh Lý và Thánh sở Tam Tông Miếu, để chép biên kinh Tiên sám Phật dạy khuyên người làm lành. Có khuyến cáo để thúc giục người vào con đường lành và phô bày một vài tông chỉ của đạo Minh lý như bài:
Đạo là căn bổn, khá tầm mò.
Minh mẫn lương tâm, cạn xét dò.
Lý ấy tánh chơn, vô nhị thị.
Giải phân họa phước chẳng so đo.
Rồi lại khuyên:
Lòng lành tỉnh ngộ sớm lo.
Tinh chuyên học đạo, nhỏ to chỉ truyền.
Chẳng hay ghét ngỏ ganh hiền.
Gặp cơn sai siển, giúp khuyên nhau cùng.
Và sau cùng có bài thi gồm 24 câu diễn bày sứ mạng của Minh Lý trong nền đạo của nhân loại, khuyên chúng sanh không nên chậm trễ trong việc tu hành mà phải trôi lăn trong lục đạo.
Thất MINH LÝ nền chung các đạo,
Không trọng khinh TAM GIÁO, cửu lưu.
Các đạo đều đồng chí cần ưu,
Do đường chánh tỳ khưu tu niệm.
Chớ đem dạ tỵ hiềm bao biếm,
Mà trễ lo kiểm điểm hồi đầu.
Khá nương nhau, tương ái tương cầu,
Ráng công biện cơ mầu lý diệu.
Bởi mê muội, bít ngăn cửu khiếu,
Làm cho người khó hiểu Đạo Trời.
Nên sanh ra lầm lỗi khắp nơi,
Mau sớm kíp chung hơi giác ngộ.
Phật, Tiên, Thánh, từ bi phổ độ,
Bố đức ân cứu khổ lê dân.
Dạy khuyên người liên hạp tương thân,
Bền gìn lễ, nghĩa, nhân, trí, tín.
Lớn thương nhỏ, dưới trên cung kỉnh,
Chốn tam đồ dắt vịn dìu ra.
Khỏi luân hồi lục đạo đọa sa,
Ắt gặp đặng Tiên gia, Phật, Thánh.
Trên Cổ Phật Nhiên Đăng gióng khánh,
Dưới thiện nam tâm tánh sửa trau.
Tín nữ mau nẻo sáng lướt vào,
E trễ bước xiết bao rất uổng!
KINH SÁM HỐI
Sám là “ Sám tiền phi”, hối là”hối hậu quá”. Kinh này biên các điều thiện và điều ác, để cho người ta nhìn vào đó mà ăn năn sửa mình, nên gọi là kinh Sám hối.
Kinh Sám Hối gồm phần đầu viết về lễ nghi:
Người ở thế mấy ai khỏi lỗi,
Biết lạc lầm, sám hối tội căn
Tu tâm sửa tánh ăn năn.
Ba giềng nắm chặt, năm hằng chớ lơi.
Ngặt có kẻ tưởng Trời tin Phật.
Mà trong lòng chẳng thật kỉnh thành,
Lâm nguy, nguyện vái làm lành.
Tai qua rồi lại dạ đành phụ vong.
Chớ thái quá, đừng lòng bất cập.
Phép tu hành, luyện tập nhiều ngày.
Làm lành, xem phải, nói ngay.
Giữ ba điều ấy, thiệt rày phước duyên.
KINH NHỰT TỤNG
Là kinh đọc hằng ngày, mỗi ngày bốn thời: tý, mẹo, ngọ, dậu, nên cũng gọi là kinh tứ thời.
Mở đầu là bài Giới sát khuyên người tu hành nếu đã biết đọc kinh thì nên tránh sát sanh hại vật để cúng kiến các Đấng Thiêng Liêng.
Ngoài ra còn có những bài Chú khuyên dạy trước khi lễ đọc kinh như Chú buộc chân, Chú súc miệng, Chú rửa tay, Chú đốt nhang.
Trong phần Kinh Nhựt tụng, gồm các bài kinh được đọc hằng ngày chia ra bốn thời:
Sau cuốn Kinh Nhựt tụng có phụ thêm nhiều bài kinh khác, thuộc về hôn, tang . . .
Phần sau cùng có bài đọc khi ‘Dưng Lục cúng” trong Lễ Minh Lý Đạo Khai.
KINH GIÁC THẾ
Giác thế nghĩa là: Gọi người thế thức tỉnh theo con đường lành. Mở đầu là bài “Tặng Đức Tạo Hóa” và bài “Giải cách tu hành”.
Kinh Giác Thế được sắp xếp thứ tự như sau:
KINH TỊNH NGHIỆP VÃN
Tịnh nghĩa là làm cho sạch, cho dứt hết. Nghiệp là ác nghiệp, nghĩa là: các việc làm tội lỗi.
Tam giáo Thánh nhơn đều nhìn nhận rằng con người ở đời phải chịu lắm điều khổ sở, nào là sanh lão bịnh tử khổ (4 khổ về xác thịt), nào là ái biệt li khổ, oán tằng hội khổ, cầu bắt đắc khổ, ngũ ấm thạnh khổ (4 khổ về tinh thần).
Kinh Tịnh Nghiệp Vãn của đạo Minh Lý nói rằng:
Gẫm thân là thiệt khổ căn,
Ai may sớm biết, ăn năn tu trì,
Sắc thân, này có ra chi.
Mấy ai có tưởng nó thì cội tai.
Lại nói:
Lẽ đâu không bịnh không già,
Cái thân hư hoại, khỏi mà thác sao?
Trăm năm dường giấc chiêm bao.
Một đời cũng thể bọt trào nước xao.
……………………………………
Xương khô thịt thúi khác màu,
Khó tường vinh nhục biết sao kẻ nào?
Sình chương dễ dám ngó vào,
Xấu xa thể ấy, người nào chẳng kinh.
Mấy câu này đều nói: cái thân thể con người biến dịch vô thường là gốc sanh ra đủ thứ khổ: sanh ra đời, bịnh hoạn, gìa cổi, chết chóc.
Còn về phần tinh thần, cũng cuốn kinh Tịnh Nghiệp Vãn ấy nói:
Bé thơ đói khát quơ quào,
Lạnh lùng nóng nực, nói sao ra lời?
Lớn lên mến lợi danh đời
Quên ăn, bỏ ngủ, hao hơi, tổn thần.
Nên người, ràng buộc nợ trần.
Trong lòng lo lắng, huyết lần giảm suy.
Giàu lo trộm cướp có khi.
Sang e nhục nhã,, hiểm nguy không ngừng.
Các nỗi khổ nói trên là sự thật rõ rệt, ai ai cũng trông thấy, ai ai cũng kinh nghiệm rồi.
Các nổi khổ ấy là khổ nhập thế. Hễ ai đã mang cái xác thân này, đều cũng phải chịu nhiều nổi khổ sở như thế đó cả.
- Các thứ khổ đó do nơi nguyên nhân nào mà xuất hiện?
- Xin chỉ hai nguyên nhân chánh mà thôi. Nguyên nhân gần là xác thân của ta, nguyên nhân xa là vọng tâm của ta. nhưng xác thân cũng do vọng tâm mà có, cho nên rốt cuộc chi chi cũng do vọng tâm mà ra cả.
Mở đầu có các câu như sau:
Vóc hình cha mẹ sở sanh,
Không nên vô cớ nỡ đành hủy thân.
Cũng đừng giỡn hớt sanh sân,
Giận hờn đâm chém khôn cần thịt da.
Để nhắc nhở người đời biết trọng cái thân người do cha mẹ sanh mà biết tu tỉnh, chớ bị lụy vì thất tình lục dục hủy hoại thân này mà uổng một kiếp làm người. có tiếc nuối thì cùng đã muộn.
Tay chơn gân chuyển mắt khờ,
Trực trào trong dạ, hòng giờ biệt ly.
Thôi rồi đại nạn đến kỳ,
Tước sang phủi ráo, còn gì mà trông.
Dứt hơi hồn xuất mạng vong,
Của tiền nào có một đồng dính tay!
Vợ con thương tiếc thảm thay,
Không phương cầm đặng vài ngày sống đây.
Cả nhà thân thích đông dầy,
Nào ai có thế chết nầy đặng chăng?
Kinh Tịnh nghiệp vản là kinh buồn, nói về các sự đau khổ của chúng sanh, để đọc trong lúc tang tế, thức tỉnh hồn người quá vảng cũng như người hiện tại, phải sớm lo tỉnh ngộ hồi đầu, tìm phương thoát khổ.
TỔNG QUAN
Kinh Minh Lý bao gồm năm bộ Kinh như sau:
KINH BỐ CÁO
KINH SÁM HỐI
KINH NHỰT TỤNG
KINH GIÁC THẾ
KINH TỊNH NGHIỆP VÃN
Kinh của Minh Lý đạo chỉ dùng Việt ngữ để người đọc dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc. Bộ kinh gồm năm cuốn: Kinh Bố cáo, Kinh Sấm hối, Kinh Tịnh nghiệp vãn, Kinh Nhựt tụng, Kinh Giác thế. Một số bài kinh của Minh Lý đạo được đạo Cao đài sử dụng như bài Niệm hương, Bài Khai kinh, Kinh Sấm hối…
Về lịch sử các bộ Kinh Minh Lý, các vị tiền bối khai đạo đã tiếp kinh qua phò cơ chấp bút và được các Đấng Thiêng liêng ban trong thời gian thành lập tổ chức hữu hình của Minh Lý Đạo. Trích đoạn lời kể của Ngài Âu Minh Chánh như sau:
…
Kể từ ngày 22-12-1924, là ngày tiếp đặng bài Tặng Thiên Đế, cho đến nay, thì chúng tôi tiếp thêm nhiều bài khác nữa, là những kinh tụng, các bài khuyên đời và những bài giải đạo đức.
Kinh tiếp đã lâu mà ngày nay mới ấn tống là bởi tiếp chưa trọn bộ. Nay chúng tôi vưng lịnh Thần Tiên giáng dạy, in các thứ kinh đã tiếp bấy lâu nay, đặng phát cho người dốc chí làm lành.
Thật anh em chúng tôi tài hèn sức mọn, chỉ giữ một tấm lòng thành tín, ra công tiếp mấy thứ kinh kể trên đây, là những lời châu ngọc của Thần Tiên truyền xuống đặng độ người đời biết việc tu hành.
Chúng tôi hết lòng ao ước có bạn tri âm, người đồng chí, khi gặp mấy bài kinh nầy, đọc kinh rồi giữ theo lời dạy trong kinh. Đó là nương ngọn đuốc Thần Tiên, bỏ tối theo sáng, quy về đàng chánh là đàng đạo đức, ngõ hầu chẳng phụ ơn trọng của Phật Tiên đã nhọc công giảng dạy từ lời, lại cũng chẳng phụ lòng thiện nguyện của chúng tôi nữa.
Kinh là vật quý trọng, xin chớ khá dể duôi, để nơi uế trược và chỉ nên đọc cho nghe, hoặc cho mượn coi, chớ khá trao luôn cho người không ham mộ, rồi bỏ rơi rớt mà mang tội với Thần Tiên.
Kinh Thần, sách Thánh, giải phân minh,
Có chí kỉnh thành đọc mới linh.
Chọn được người lành trao phép báu,
Uổng truyền kẻ vạy, chẳng lòng gìn.
KINH BỐ CÁO
Kinh thường được đọc vào buổi lễ kỷ niêm Minh Lý Đạo Khai hằng năm. Kinh với nội dung quảng cáo về việc sự hình thành nền đạo Minh Lý và Thánh sở Tam Tông Miếu, để chép biên kinh Tiên sám Phật dạy khuyên người làm lành. Có khuyến cáo để thúc giục người vào con đường lành và phô bày một vài tông chỉ của đạo Minh lý như bài:
Đạo là căn bổn, khá tầm mò.
Minh mẫn lương tâm, cạn xét dò.
Lý ấy tánh chơn, vô nhị thị.
Giải phân họa phước chẳng so đo.
Rồi lại khuyên:
Lòng lành tỉnh ngộ sớm lo.
Tinh chuyên học đạo, nhỏ to chỉ truyền.
Chẳng hay ghét ngỏ ganh hiền.
Gặp cơn sai siển, giúp khuyên nhau cùng.
Và sau cùng có bài thi gồm 24 câu diễn bày sứ mạng của Minh Lý trong nền đạo của nhân loại, khuyên chúng sanh không nên chậm trễ trong việc tu hành mà phải trôi lăn trong lục đạo.
Thất MINH LÝ nền chung các đạo,
Không trọng khinh TAM GIÁO, cửu lưu.
Các đạo đều đồng chí cần ưu,
Do đường chánh tỳ khưu tu niệm.
Chớ đem dạ tỵ hiềm bao biếm,
Mà trễ lo kiểm điểm hồi đầu.
Khá nương nhau, tương ái tương cầu,
Ráng công biện cơ mầu lý diệu.
Bởi mê muội, bít ngăn cửu khiếu,
Làm cho người khó hiểu Đạo Trời.
Nên sanh ra lầm lỗi khắp nơi,
Mau sớm kíp chung hơi giác ngộ.
Phật, Tiên, Thánh, từ bi phổ độ,
Bố đức ân cứu khổ lê dân.
Dạy khuyên người liên hạp tương thân,
Bền gìn lễ, nghĩa, nhân, trí, tín.
Lớn thương nhỏ, dưới trên cung kỉnh,
Chốn tam đồ dắt vịn dìu ra.
Khỏi luân hồi lục đạo đọa sa,
Ắt gặp đặng Tiên gia, Phật, Thánh.
Trên Cổ Phật Nhiên Đăng gióng khánh,
Dưới thiện nam tâm tánh sửa trau.
Tín nữ mau nẻo sáng lướt vào,
E trễ bước xiết bao rất uổng!
KINH SÁM HỐI
Sám là “ Sám tiền phi”, hối là”hối hậu quá”. Kinh này biên các điều thiện và điều ác, để cho người ta nhìn vào đó mà ăn năn sửa mình, nên gọi là kinh Sám hối.
Kinh Sám Hối gồm phần đầu viết về lễ nghi:
- Kiểu bài vị thờ
- Phép sắp đàn
- Phép khai đàn
- Phép đọc kinh
- Bài Niệm Hương
- Tịnh Khẩu Chú
- Tịnh Tâm Chú
- Tịnh Thân Chú
- An Địa Thổ Chú
- Bài Tặng Thiên Đế
- Bài Xưng Tụng Công Đức
- Bài Dưng Lục Cúng: Trầm-Hương-Hoa-Quả-Rượu-Trà
- Sớ phát nguyện đọc Kinh Sám Hối
- Sớ Cầu sự
- Bài Khai Kinh
- Bài Khải Kinh
- Kinh Sám Hối
- Bài khen ngợi Kinh Sám Hối
- Bài “Đưa Thần”
- Phần sau của Kinh Sám Hối có minh họa hình Thập Điện giải thích về phần tội phước để khuyên người tu hành thiện lánh ác.
Người ở thế mấy ai khỏi lỗi,
Biết lạc lầm, sám hối tội căn
Tu tâm sửa tánh ăn năn.
Ba giềng nắm chặt, năm hằng chớ lơi.
Ngặt có kẻ tưởng Trời tin Phật.
Mà trong lòng chẳng thật kỉnh thành,
Lâm nguy, nguyện vái làm lành.
Tai qua rồi lại dạ đành phụ vong.
Chớ thái quá, đừng lòng bất cập.
Phép tu hành, luyện tập nhiều ngày.
Làm lành, xem phải, nói ngay.
Giữ ba điều ấy, thiệt rày phước duyên.
KINH NHỰT TỤNG
Là kinh đọc hằng ngày, mỗi ngày bốn thời: tý, mẹo, ngọ, dậu, nên cũng gọi là kinh tứ thời.
Mở đầu là bài Giới sát khuyên người tu hành nếu đã biết đọc kinh thì nên tránh sát sanh hại vật để cúng kiến các Đấng Thiêng Liêng.
Ngoài ra còn có những bài Chú khuyên dạy trước khi lễ đọc kinh như Chú buộc chân, Chú súc miệng, Chú rửa tay, Chú đốt nhang.
Trong phần Kinh Nhựt tụng, gồm các bài kinh được đọc hằng ngày chia ra bốn thời:
- Thời Mẹo (6giờ sáng): Kinh Thái Dương –Tứ Đại Điều Quy – Bài Tặng Thiên Đế - Kim Quang Thần Chú.
- Thời Ngọ (11giờ trưa): Kinh Địa Mẫu – Kinh Cứu Khổ - Bác Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh.
- Thời Dậu (6giờ chiều): Kinh Thái Âm – Thông Minh Chú – Diệt Tâm Quá chú.
- Thời Tý (11giờ tối): Kinh Nhựt Dụng Biểu – Bài Tặng Thiên Đế.
Sau cuốn Kinh Nhựt tụng có phụ thêm nhiều bài kinh khác, thuộc về hôn, tang . . .
Phần sau cùng có bài đọc khi ‘Dưng Lục cúng” trong Lễ Minh Lý Đạo Khai.
KINH GIÁC THẾ
Giác thế nghĩa là: Gọi người thế thức tỉnh theo con đường lành. Mở đầu là bài “Tặng Đức Tạo Hóa” và bài “Giải cách tu hành”.
Kinh Giác Thế được sắp xếp thứ tự như sau:
- Tam qui ngũ giới,
- Bài “Bát Tiết” bao gồm: Khuyến Hiếu Ca, Khuyến Để Ca, Khuyến Trung Ca, Khuyến Tín Ca, Khuyến Lễ Ca, Khuyến Nghĩa Ca, Khuyến Liêm Ca, Khuyến Sỉ Ca.
- Bát chánh đạo bao gồm các bài: Sơ Giai – Thứ Giai – Chánh Giai – Chuẩn Ân – Thiên Ân – Huệ Ân – Pháp Ân - Phật Ân.
- Bài Khuyến Thế và bài Giác Thế.
- Các bài kinh ngắn khuyến tu và giác ngộ người tu bao gồm: Cùng khổn giải - Tật đố giải – Bạo táo giải – Khẩu Thiệt giải – Nhơn ngã giải – Lại đọa giải – Tài trí giải – Hoạn nạn giải – Úy nan giải – Thành tín giải – Nhân quả giải – Sắc dục giải – Trước Không giải – Ân ái giải – Vinh Quý giải – Tài Lợi giải – Sắc thân giải – Ngạo khí giải – Sân hận giải – Nhậm tánh giải – Quỷ trá giải – Thai nghị giải – Huyễn hư giải – Vọng tưởng giải – Sanh tử giải – Tự mãn giải – Khinh mạn giải.
KINH TỊNH NGHIỆP VÃN
Tịnh nghĩa là làm cho sạch, cho dứt hết. Nghiệp là ác nghiệp, nghĩa là: các việc làm tội lỗi.
Tam giáo Thánh nhơn đều nhìn nhận rằng con người ở đời phải chịu lắm điều khổ sở, nào là sanh lão bịnh tử khổ (4 khổ về xác thịt), nào là ái biệt li khổ, oán tằng hội khổ, cầu bắt đắc khổ, ngũ ấm thạnh khổ (4 khổ về tinh thần).
Kinh Tịnh Nghiệp Vãn của đạo Minh Lý nói rằng:
Gẫm thân là thiệt khổ căn,
Ai may sớm biết, ăn năn tu trì,
Sắc thân, này có ra chi.
Mấy ai có tưởng nó thì cội tai.
Lại nói:
Lẽ đâu không bịnh không già,
Cái thân hư hoại, khỏi mà thác sao?
Trăm năm dường giấc chiêm bao.
Một đời cũng thể bọt trào nước xao.
……………………………………
Xương khô thịt thúi khác màu,
Khó tường vinh nhục biết sao kẻ nào?
Sình chương dễ dám ngó vào,
Xấu xa thể ấy, người nào chẳng kinh.
Mấy câu này đều nói: cái thân thể con người biến dịch vô thường là gốc sanh ra đủ thứ khổ: sanh ra đời, bịnh hoạn, gìa cổi, chết chóc.
Còn về phần tinh thần, cũng cuốn kinh Tịnh Nghiệp Vãn ấy nói:
Bé thơ đói khát quơ quào,
Lạnh lùng nóng nực, nói sao ra lời?
Lớn lên mến lợi danh đời
Quên ăn, bỏ ngủ, hao hơi, tổn thần.
Nên người, ràng buộc nợ trần.
Trong lòng lo lắng, huyết lần giảm suy.
Giàu lo trộm cướp có khi.
Sang e nhục nhã,, hiểm nguy không ngừng.
Các nỗi khổ nói trên là sự thật rõ rệt, ai ai cũng trông thấy, ai ai cũng kinh nghiệm rồi.
Các nổi khổ ấy là khổ nhập thế. Hễ ai đã mang cái xác thân này, đều cũng phải chịu nhiều nổi khổ sở như thế đó cả.
- Các thứ khổ đó do nơi nguyên nhân nào mà xuất hiện?
- Xin chỉ hai nguyên nhân chánh mà thôi. Nguyên nhân gần là xác thân của ta, nguyên nhân xa là vọng tâm của ta. nhưng xác thân cũng do vọng tâm mà có, cho nên rốt cuộc chi chi cũng do vọng tâm mà ra cả.
Mở đầu có các câu như sau:
Vóc hình cha mẹ sở sanh,
Không nên vô cớ nỡ đành hủy thân.
Cũng đừng giỡn hớt sanh sân,
Giận hờn đâm chém khôn cần thịt da.
Để nhắc nhở người đời biết trọng cái thân người do cha mẹ sanh mà biết tu tỉnh, chớ bị lụy vì thất tình lục dục hủy hoại thân này mà uổng một kiếp làm người. có tiếc nuối thì cùng đã muộn.
Tay chơn gân chuyển mắt khờ,
Trực trào trong dạ, hòng giờ biệt ly.
Thôi rồi đại nạn đến kỳ,
Tước sang phủi ráo, còn gì mà trông.
Dứt hơi hồn xuất mạng vong,
Của tiền nào có một đồng dính tay!
Vợ con thương tiếc thảm thay,
Không phương cầm đặng vài ngày sống đây.
Cả nhà thân thích đông dầy,
Nào ai có thế chết nầy đặng chăng?
Kinh Tịnh nghiệp vản là kinh buồn, nói về các sự đau khổ của chúng sanh, để đọc trong lúc tang tế, thức tỉnh hồn người quá vảng cũng như người hiện tại, phải sớm lo tỉnh ngộ hồi đầu, tìm phương thoát khổ.
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |