HÌNH THỨC XÂY DỰNG
1) Nguyên tắc xây dựng * Tam Tông Miếu được chọn hình thức phù hợp với đạo pháp. - Theo thuyết: Tam ngũ nhứt. Cuốn Ngộ Chơn Thiên của Đạo giáo giải nghĩa thuyết nầy trong một bài thơ bát cú, như sau đây: Tam, ngũ, nhứt, đô tam cá tự, Cổ kim minh giả định nhiên hi. Đông tam, Nam nhị, đồng thành ngũ, Bắc nhứt, Tây phương tứ cộng chi. Mồ Kỉ tự cư sanh số ngũ, Tam gia tương kiến kiết anh nhi. Anh nhi thị Nhứt hàm chơn khí, Thập ngoạt thai viên nhập Thánh ki. Nghĩa là: Tam, ngũ, nhứt, luôn ba chữ nầy, Xưa nay hiểu được ít người thay! Đông tam, Nam nhị, hiệp thành ngũ, Bắc nhứt, Tây tư, cộng cũng vầy. Mồ Kỉ một ngôi sanh số ngũ, Ba nhà gặp gỡ kết Tiên thai. Tiên thai là Một gồm chơn khí, Mười tháng thai thành ngự Thánh đài. Đây là lấy số Hà Đồ mà luận. Kim số 4 ở hướng Tây, Thủy số 1 ở hướng Bắc. Vì Kim năng sanh Thủy, hai “hành” nầy đồng chung một cung cho nên 4 và 1 hiệp thành ra một số ngũ. Đây là nói Tình thuộc Kim, Tinh thuộcThủy hiệp lại thành một số ngũ, tức là tu Thân hay luyện Tinh. Mộc số 3 ở hướng Đông, Hỏa số 2 ở hướng Nam. Vì Mộc năng sinh Hỏa, hai “hành” nầy đồng một cung cho nên 3 và 2 hiệp lại thành ra một số ngũ. Đây là nói: Tâm thuộc Hỏa, Tánh thuộc Mộc, hiệp thành một số ngũ, tức là tu Tâm hay luyện Khí. Còn Mồ Kỉ ở Trung ương, riêng một mình cũng có đủ một số ngũ nữa. Đây là nói về Chơn Ý, cũng gọi là luyện Thần. Tu thân, tâm, ý hay là luyện tinh, khí, thần, để hợp chung một nhà. Cho nên Tánh Mạng Khuê Chỉ có câu: Thân, tâm, ý, thị thùy phân tác tam gia? Tinh, khí, thần, do ngã hiệp thành nhứt cá. Nghĩa là: Ai đem thân, tâm, ý, chia ra làm ba nhà? Ta hội tinh, khí, thần hiệp lại thành một thể. Ba con số ngũ nói trên hiệp lại làm một, nên gọi là Tam ngũ nhứt, hay là nói đủ chữ: Tam ngũ hiệp nhứt, tức là tam gia tương kiến. Nếu ba nhà gặp nhau, hiệp thành Thái cực, thì sẽ siêu phàm mà vào ngay cõi Thánh. Tóm lại, Tam ngũ nhứt là phép trở về với Đạo, từ số 5 trở lại số 3, từ số 3 trở lại số 1, Một là Thái cực. Vô cực nhi Thái cực có phải nguồn đầu chăng? Phép nầy gọi là “Phản bổn hườn nguyên”. Trên Trời Phật lấy số tam, ngũ mà chỉ vẽ cách thờ phượng (thỉnh xem đoạn III. Thờ phượng) để hoằng khai mối Đạo từ trong ra ngoài. Dưới chúng tôi cũng lấy số tam, ngũ, nhứt mà cất chùa Tam Tông Miếu để tiếp độ chúng sanh, từ ngoài vô trong. Vertical Divider
|
* Xây dựng chùa theo thuyết Tam ngũ nhứt là như thế nào? - Nóc chùa Tam Tông Miếu chia ra có ba phần, từ ngoài đi vô trong:
“Từ lâu chư môn sanh trong nền Đạo Minh Lý đã lo đường tu hạnh luyện tâm. Hôm nay lại dốc lòng lập công tu tạo một ngôi Thánh Miếu làm cho hình thức của Đạo đặng uy nghi. Giữa đô thành náo nhiệt, vật chất đua chen mà chư chức sắc và nhơn sanh cùng nhau lặng lẽ, để bước sâu vào nẻo tinh thần đạo đức, quyết trùng tu cho ngôi Thánh thể sớm hình hiện, đủ quyền lẫn pháp, đủ cả trong ngoài. Việc làm đặng thành công, tuy chúng trí đã đồng đều cố gắng mà Thiên cơ cũng đặng ứng hiệp tán đồng. Hình thức uy nghi, thì tinh thần nơi trong phải cho sáng suốt. Tinh thần và hình thức cân xứng là cơ trưởng thành đặng hữu hiệu. Theo số Đạo, nhờ sự soi dẫn của Ơn Trên, nên việc xây dựng cũng khế hợp với lẽ mầu vi của Đạo Pháp: 1 + 3 + 5 = 9 Đó là số Kiền “dụng cửu” của Hà Đồ. Số 9 là số dương, mà dương cương phát hiện, thì thới vận thành hình. Đã lấy ba số tượng hình Đạo thể, dựng nên Thánh miếu Tam Tông, thì Bần Đạo cũng đáng khen cho sự làm trở nên quyền pháp”. |
Xem thêm
2) Phân làm ba đài
Bề Trên lại dạy:
“Tam Tông Miếu kiến trúc theo một hình thức Đạo Pháp, gồm đủ ba đài, lấy số nhứt, tam, ngũ, để tượng trưng sự sanh hóa của Trời Đất. Cho nên Minh Thiện đã thông cảm ở chỗ mầu nhiệm của Đạo, mà xây dựng một ngôi thờ theo hình Đạo Pháp:
a) Phần thứ nhứt là Châu thiên đài, tượng thể Đạo Pháp. Ngôi nầy là chỗ Thiên triều, mà Thượng Đế và các đấng Thiêng Liêng làm Tòa ngự lập pháp. Tòa ngự đó là phần hồn của Đạo, là nơi các tín đồ trong Đạo làm xong bổn phận, nghĩa là khi liễu Đạo, sẽ được về hội họp tại đó. Đó là Bạch Ngọc Kinh, hay là cảnh “Tối thượng Niết bàn”.
b) Phần thứ hai là cơ sở hành pháp gồm các đẳng lương sanh giữ đạo và hành đạo, gọi là Tam cực linh đài. Đài nầy lấy Hoàng cực là phương châm qui nhứt, làm phương pháp tu học, làm cơ sở truyền đạo và sự liên lạc cùng Trời và các Thần,Thánh, Tiên, Phật ở thế nầy và các thế giới bên kia.
Hoàng cực lập tại thế đạo, để chuyển thế thành Đạo, là một trung tâm hành pháp, giáo hóa chúng sanh, nối liền giữa Thiên Nhơn làm một.
c) Phần thứ ba là Ngũ hành đài. Trên có một vọng đài, biểu thị một cái chuông, để đánh vọng lên, mà thúc giục quần mê, thức tỉnh bốn phương còn đương trong giấc mộng. Trước một cây Pháp tràng (cột phướn), để tượng trưng tiếp độ phần hồn, đưa về Thiên quốc. Ngũ hành đài là mấu chốt của vạn sự vạn vật.
Đó cũng là ám chỉ chỗ cương yếu làm người.
- Phần một là họp tam qui nhứt gọi là qui Tam giáo, gọi là họp Ngũ chi, đồng nhứt làm Một, tức là Bản thể của Trời Đất vạn vật. Bản thể đó là hồn, là phần vô vi, nên sắp đặt các ngôi thờ trên, thuộc phần Pháp thân.
"Pháp thân đó gồm có ba ngôi: Vô Cực Từ Tôn, Hồng Quân Lão Tổ và Ngọc Hoàng Thượng Đế.
- Phần hai thuộc về phần khí là Báo thân, là Tam giáo: Nho, Thích, Đạo qui nguyên.
- Phần ba là phần Ứng thân của chư Bồ tát, Thánh, Tiên, Thần còn đương hoạt động độ đời khắp trong cõi Diêm phù đề ở Ta bà thế giới.
Trong đài số 1 nầy, Một mà gồm 5, gồm 3:
5 là năm cấp nên gọi: Ngũ đẳng thiêng liêng (ngũ đạo, ngũ chi có giải nghĩa rộng phía sau).
3 là ba từng tượng thành Tam cực.
3, 5 đó cũng lập trụ ở một nền tảng. Nền tảng đó là nền đất. Sân nền làm hạ tầng cơ sở, để xây dựng thượng tầng kiến thiết.
Trong cái 1 có cái 3, cái 5. Năm là Ngũ hành. Ba là Thái cực và âm dương, để tượng Trời Đất Người và cơ sanh hóa, tạo thành vũ trụ. Ba cũng có nghĩa là tam cang, tam hữu, tam qui, tam tài hiệp nhứt. Năm cũng có ý nói: ngũ thường, ngũ giới, ngũ hành, ngũ đức hoàn qui.
Từ trong kể ra thì 1, 3, 5. Nhưng từ dưới kể lên là 5, 3, 1. Nghĩa là: Cơ thuận nghịch của Trời Đất, Hậu thiên hoàn phục lại Tiên thiên. Tiên thiên sanh thành vạn vật, tam thể, ngũ đức cho người, để sống còn, mà trở về cùng Đạo.
Năm cấp cộng với ba thành tám. Tám là Bát chánh đạo. Con người tu học phải đi trên cấp thang đó, mà vào Bồng lai, Cực lạc là quê xưa vị cũ của mình. Tám phần đó lúc còn sống, để làm lấy bổn phận, là bát điều mục: Cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Cái tinh thần giác ngộ đó, cái lòng thương đời vì mình mà có Bát bửu Kim đơn, để hoàn phục làm thân ngoại hữu thân, siêu phàm nhập Thánh. Nhưng 5 hay 3 hoặc 5 và 3 cộng lại cũng phải lập trụ trên nền tảng số 1 là Nhứt tâm. Số 1 là chỗ các đạo hữu đương quì, đương lạy để hòa nhứt cùng Trời, đương nối mối dây giữa người và Tiên Phật, … Đó là hình thức tượng trưng”[1] .
[1] TN ngày 14-12-1965
Bề Trên lại dạy:
“Tam Tông Miếu kiến trúc theo một hình thức Đạo Pháp, gồm đủ ba đài, lấy số nhứt, tam, ngũ, để tượng trưng sự sanh hóa của Trời Đất. Cho nên Minh Thiện đã thông cảm ở chỗ mầu nhiệm của Đạo, mà xây dựng một ngôi thờ theo hình Đạo Pháp:
a) Phần thứ nhứt là Châu thiên đài, tượng thể Đạo Pháp. Ngôi nầy là chỗ Thiên triều, mà Thượng Đế và các đấng Thiêng Liêng làm Tòa ngự lập pháp. Tòa ngự đó là phần hồn của Đạo, là nơi các tín đồ trong Đạo làm xong bổn phận, nghĩa là khi liễu Đạo, sẽ được về hội họp tại đó. Đó là Bạch Ngọc Kinh, hay là cảnh “Tối thượng Niết bàn”.
b) Phần thứ hai là cơ sở hành pháp gồm các đẳng lương sanh giữ đạo và hành đạo, gọi là Tam cực linh đài. Đài nầy lấy Hoàng cực là phương châm qui nhứt, làm phương pháp tu học, làm cơ sở truyền đạo và sự liên lạc cùng Trời và các Thần,Thánh, Tiên, Phật ở thế nầy và các thế giới bên kia.
Hoàng cực lập tại thế đạo, để chuyển thế thành Đạo, là một trung tâm hành pháp, giáo hóa chúng sanh, nối liền giữa Thiên Nhơn làm một.
c) Phần thứ ba là Ngũ hành đài. Trên có một vọng đài, biểu thị một cái chuông, để đánh vọng lên, mà thúc giục quần mê, thức tỉnh bốn phương còn đương trong giấc mộng. Trước một cây Pháp tràng (cột phướn), để tượng trưng tiếp độ phần hồn, đưa về Thiên quốc. Ngũ hành đài là mấu chốt của vạn sự vạn vật.
Đó cũng là ám chỉ chỗ cương yếu làm người.
- Phần một là họp tam qui nhứt gọi là qui Tam giáo, gọi là họp Ngũ chi, đồng nhứt làm Một, tức là Bản thể của Trời Đất vạn vật. Bản thể đó là hồn, là phần vô vi, nên sắp đặt các ngôi thờ trên, thuộc phần Pháp thân.
"Pháp thân đó gồm có ba ngôi: Vô Cực Từ Tôn, Hồng Quân Lão Tổ và Ngọc Hoàng Thượng Đế.
- Phần hai thuộc về phần khí là Báo thân, là Tam giáo: Nho, Thích, Đạo qui nguyên.
- Phần ba là phần Ứng thân của chư Bồ tát, Thánh, Tiên, Thần còn đương hoạt động độ đời khắp trong cõi Diêm phù đề ở Ta bà thế giới.
Trong đài số 1 nầy, Một mà gồm 5, gồm 3:
5 là năm cấp nên gọi: Ngũ đẳng thiêng liêng (ngũ đạo, ngũ chi có giải nghĩa rộng phía sau).
3 là ba từng tượng thành Tam cực.
3, 5 đó cũng lập trụ ở một nền tảng. Nền tảng đó là nền đất. Sân nền làm hạ tầng cơ sở, để xây dựng thượng tầng kiến thiết.
Trong cái 1 có cái 3, cái 5. Năm là Ngũ hành. Ba là Thái cực và âm dương, để tượng Trời Đất Người và cơ sanh hóa, tạo thành vũ trụ. Ba cũng có nghĩa là tam cang, tam hữu, tam qui, tam tài hiệp nhứt. Năm cũng có ý nói: ngũ thường, ngũ giới, ngũ hành, ngũ đức hoàn qui.
Từ trong kể ra thì 1, 3, 5. Nhưng từ dưới kể lên là 5, 3, 1. Nghĩa là: Cơ thuận nghịch của Trời Đất, Hậu thiên hoàn phục lại Tiên thiên. Tiên thiên sanh thành vạn vật, tam thể, ngũ đức cho người, để sống còn, mà trở về cùng Đạo.
Năm cấp cộng với ba thành tám. Tám là Bát chánh đạo. Con người tu học phải đi trên cấp thang đó, mà vào Bồng lai, Cực lạc là quê xưa vị cũ của mình. Tám phần đó lúc còn sống, để làm lấy bổn phận, là bát điều mục: Cách vật, trí tri, thành ý, chánh tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ.
Cái tinh thần giác ngộ đó, cái lòng thương đời vì mình mà có Bát bửu Kim đơn, để hoàn phục làm thân ngoại hữu thân, siêu phàm nhập Thánh. Nhưng 5 hay 3 hoặc 5 và 3 cộng lại cũng phải lập trụ trên nền tảng số 1 là Nhứt tâm. Số 1 là chỗ các đạo hữu đương quì, đương lạy để hòa nhứt cùng Trời, đương nối mối dây giữa người và Tiên Phật, … Đó là hình thức tượng trưng”[1] .
[1] TN ngày 14-12-1965
Rút gọn
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |