LÝ THUYẾT NỀN TẢNG ĐẠO MINH LÝ
Đạo Minh Lý là Tiên Thiên Đại Đạo, chủ về phần siêu hình.
Đạo Minh Lý đặt nền tảng trên sự kết hợp tinh hoa giáo lý của tam giáo Thích-Đạo-Nho. Từ đó tìm lại cội gốc là Đạo (quy nguyên Tam giáo), để từ đó mà tu hành, tự độ, độ tha, hầu mang lại tình thương lẽ thật giải hóa nổi thống khổ của muôn loài.
Nền Minh Lý Đạo đứng trên cương yếu từ bi, giải thoát, lấy Tam Giáo làm tông chỉ, thực hiện cơ tận độ buổi hạ nguơn, tiếp tục và hoàn thành sứ mạng cho Chánh Pháp. Người có trách nhiệm là các bực Thiên Ân giác ngộ, tự chứng quả Đạo mà hướng dẫn nhơn sanh, thoát khỏi sanh tử, khổ đau, thực hiện lòng từ bi,bác ái, bình đẳng, theo ý nguyện của các bực Sư Tổ ngày xưa.
Đạo Minh Lý dung hòa mọi tín ngưỡng, cùng học thuyết Đông Tây kim cổ, dung hòa mọi xu hướng cộng đồng, mở rộng tình thương, không phân chia màu sắc địa phương, nhằm hoằng dương chánh pháp, phục vụ nhơn sanh trên cương lĩnh từ bi, giác ngộ và giải thoát.
Đạo Minh Lý hướng về mục đích là “Tam giáo quy nguyên”. Mà muốn qui nguyên Tam giáo, thì phải biết nghĩa “Tam giáo đồng nguyên”.
- Tam giáo đồng nguyên là nghĩa gì ?
- Chữ nguyên nghĩa là nguồn đầu, là cội gốc do đây mà phát sanh vũ trụ và người vật. Tam giáo đồng nguyên nghĩa là: Ba giáo lớn là Nho, Thích, Đạo đồng có một nguồn đầu, một gốc sanh mà thôi. Biết nghĩa Tam giáo đồng nguyên đó, mới biết chỗ căn bổn ở đâu mà quày đầu trở về, tiếng chữ gọi là “Phản bổn huờn nguyên”.
Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều bắt đầu từ ngôi Tối cao đó mà lập thuyết. Danh từ xưng tụng tuy có khác nhau, nhưng kỳ thiệt Thật-tướng chỉ có Một, thường gọi là Trời.
- Sao gọi là Ngôi Tối cao ?
- Phật giáo gọi Ngôi Tối cao là Pháp (Lý) hay là Phật (Trí), tuy có hai vai tuồng khác nhau, mà đồng chung một Bổn thể. Có Lý mà không Trí, hoặc có Trí mà không Lý, thì còn thiếu sót, chưa thể gọi là Viên giác (giác ngộ hoàn toàn).
- Kinh Phật nói: “Pháp là tánh bất động, nên gọi là bổn giác. Phật là trí khế lý, nên gọi là Giác”. Lại nói: “Hai bên nương nhờ nhau, dùng riêng là không thấy được diệu” (Nhị giả tương tu, thiên dụng vị kiến kỳ diệu).
Lại nói: Trong tánh Bổn giác (Chơn như Bổn tánh hay là Tánh Viên giác) duy có Như-như Trí và Như-như Lý. Chỗ gọi Trí cũng như Như, Lý cũng là Như, ấy là một Như, chớ không phải hai Như (Viên giác liểu nghĩa giảng nghĩa).
Ngôi cao cả của Đạo giáo cũng y như thế đó, là có hai phương diện: Đạo và Đức. Chữ Đạo và Đức nói đây lấy nghĩa đệ nhứt thuộc về Tiên-thiên, chớ không phải theo nghĩa thường tình thế gian là phần hậu thiên. Đạo và Đức là nguồn đầu, là gốc sanh ra vũ trụ và người vật, tuy có hai vai tuồng khác nhau, mà đồng xuất một thể “Huyền” (đồng xuất như dị danh, huyền chi hựu huyền – Đạo Đức Kinh).
Ông Wieger, người dịch cuốn Đạo Đức Kinh, chữ Tàu ra chữ Pháp, cũng đồng nhận nghĩa như thế, nên nói rằng: “Recueilli, on l’appelle Đạo, agissent on l’appelle Đức”. Đạo và Đức là hai mặt của một Bổn thể (L’ là chữ thế cho Bổn thể), nên không thể nào chia lìa. Đạo mà thiếu Đức thì lấy gì sanh sanh hóa hóa, nuôi dưỡng vạn vật. Còn Đức mà thiếu Đạo thì lấy gì làm căn bổn cho sự sanh hóa đó. Cũng như làm bánh mà thiếu bột, có bột mà không có thợ làm bánh vậy, thì làm sao có bánh mà ăn ?
Vậy Đạo Đức tuy một mà hai, tuy hai mà một.
Theo Nho giáo, thì ngôi Cao cả đó cũng có hai phần là: Thiên và Thượng Đế. Thượng Đế mới thiệt là ông Trời, còn chữ Thiên là luật tắc tiên thiên. Luật là một trạng thái minh mông, trải khắp vũ trụ, chớ không có hình trạng nào cả. Thượng đế gom Thần thành một chơn thể, để sanh sanh hóa hóa. Ngài là Đại Từ Đại Bi, độ dẫn chúng sanh, khúc thành vạn vật, đem trở về gốc xưa (Les trois religions de la Chine par W.E.Seethill).
Xưa kia, học giả không phân biệt ra hai phần đó cho rõ ràng, là bởi lý thuyết còn đơn giản, nên hiểu sao cũng được, không có gì là quan hệ lắm. Nhưng theo nghĩa các kinh xưa, chẳng phải là không phân biệt. Chỉ có vua mới có quyền tế Thượng Đế, còn Thiên là Trời (luật) rộng lớn bao trùm tất cả chúng dân.
Ngày nay muốn cho lý thuyết đặng rành rẽ, dễ hiểu, thì phải biết có hai phần, mà một bổn thể, như Phật giáo và Đạo giáo. Có Lý phải có Trí, có Luật phải có quan tòa mới là trọn đủ , thiếu một phần thì không sao khỏi thiên trệ. Như có Luật mà không có quan tòa thì ai xử đoán. Còn có quan Tòa mà thiếu Luật, mới dựa vào đâu mà định trái phải. Bằng Luật do hữu tác, hữu vi, thì sao gọi là công bình thiêng liêng.
Đạo Minh Lý chọn riêng sở trường của mỗi giáo mà học, chớ không phải học hết giáo lý của ba giáo.
Về Phật giáo, sở trường là tu tánh.
Về Đạo giáo, sở trường là luyện mạng.
Về Nho giáo, sở trường là luân lý.
Chúng tôi hiệp ba cái sở trường nói trên, chia ra ba lớp học, rồi bỏ hình thức ra ngoài, để tìm cái Thiên tâm, Lý tánh nói trên, gọi là “Tam giáo quy nguyên”. Cũng như cái vòng tròn, không phải đứng ở ngoài châu vi mà dòm về trung ương, phải tìm đến gốc Đạo ở trung ương, đứng tại Bản thể mà ngó ra ngoài, thì không còn thấy chi chẳng liên lạc cùng nhau.
Vậy Minh Lý đạo ban sơ do Tam giáo mà lập thành, nhưng tới thời kỳ qui nguyên, Minh Lý đạo là Trung đạo, là Trung tông, chớ không còn phải là Nho giáo, Đạo giáo hay là Thíc giáo nữa. Đủ thấy, học đạo Minh Lý chẳng phải khó khăn, phiền phức gì, như người ta lầm tưởng, mà trái lại có phần giản dị hơn xưa, vì rốt cuộc chỉ học một chữ Tâm mà thôi.
Ba thời kỳ nầy cũng đặng tượng trưng cái đèn hỏa hậu của đạo Minh Lý, đốt nhân dịp lễ Kỷ niệm nầy, để nhắc nhở cái nguyên tắc lớn đó.
Từng ngoài, có ba vòng tròn lớn: vàng, xanh, đỏ tượng trưng cho Tam giáo ở thời kỳ thứ nhứt.
Từng kế trong, có cái hình tam giác, tuy tam giác đồng một màu trắng, ý nói đồng một bản thể, mà còn thấy hình ba góc, nghĩa là cũng còn có chỗ phân biệt nhau, là thời kỳ thứ nhì.
Đến từng chót ở chính giữa trung ương, chỉ có cái hình vòng tròn nhỏ, tượng trưng cho Thiên tâm, cho Phật tánh, không có hình tướng, không có ranh hạn, trải khắp mười phương mà không ở đâu có (Nho gọi là: vô tại nhi vô hồ bất tại).
Nhơn loại đi tới đó, mới có thể đồng nhứt với nhau, mà không còn xâu xé, tranh đua bỉ thử với nhau nữa, mới là mong đi tới cảnh hòa bình thiệt thọ, vĩnh viễn, cùng hưởng hạnh phúc muôn đời.
Muốn đạt tới mục đích đó, về phần nhơn đạo, thì đạo Minh Lý chỉ dùng tình thương và lẽ thật, không hay tranh giành, mà chỉ tùy sức làm lợi thiên hạ. Thỉnh xem năm bộ kinh của đạo Minh Lý do Thần Tiên giáng bút theo thời kỳ nầy:
1/ Bố cáo,
2/ Sám hối,
3/ Nhựt tụng,
4/ Giác thế,
5/ Tịnh nghiệp vản.
và các kinh sách xưa khác, đã dịch và in ra phổ thông khắp trong dân gian, như Minh Lý yếu giải, Nhị thập tứ điều, Dưỡng Chơn tập, Thiền pháp yếu giải, Chỉ quán tọa thiền, Đạo Đức kinh, v.v. . .
Về phần thiên đạo thì đạo Minh Lý lấy bài Qui y tăng làm căn bổn , các quyết tu luyện, đại ý gom trong bài Tam ngũ nhứt sau nầy:
Tam, Ngũ, nhứt dô tam cá tự,
Cổ kim minh giả định nhiên hi.
Đông tam, nam nhị, đông thành ngũ,
Bắc nhứt, tây phương, tứ cộng chi.
Mồ kỉ tư cư sanh số ngũ,
Tam gia tương kiến kiết anh nhi.
Anh nhi thị Nhứt hàm chơn khí,
Thập ngoạt thai viên, nhập thánh ki.
Nghĩa là:
Nhứt, tam, ngũ là ba số nầy,
Xưa nay hiểu được ít người thay !
Đông tam, nam nhị, hiệp thanh ngũ,
Bắc nhứt, tây tư cộng cũng vầy.
Mồ Kỉ một ngôi sanh số ngũ,
Ba nhà gặp gỡ kết anh nhi.
Anh nhi là Một, gom chơn khí,
Mười tháng thai thành ngự thánh đài.
Đại khái, bài thơ nầy nói: Phải hiệp ngũ hành, tam gia, gom lại làm một gọi là Anh nhi (tức là Thái cực), mới mong đặng thành Đạo.
Kinh Dịch lại nói: “Nhứt âm, nhứt dương chi vị Đạo”, nghĩa là: Đạo không ra ngoài hai khí âm dương hiệp nhứt.
Thế thì Chánh pháp tu hành là phải bắt từ ngoài mà đi vào trong, gom nhiều sai biệt để trở lại cái Một mới là thấy được chỗ mầu nhiệm của Đạo, của Chơn lý, là thấy được Thượng Đế trong tâm mình. Trái lại, những người xu hướng ra ngoài, theo hình tướng sai biệt nhiều chừng nào, lại càng thêm thất vọng nhiều chừng nấy !
Khi thành Đạo rồi, thì tâm ta và Thượng Đế không phải là hai, nghĩa là: có một mà thôi. Do Ngôi Một đó mà chánh pháp đặng giữ vững, do Ngôi Một đó mà sanh dục muôn loài. Cho nên nói: Một là tất cả, tất cả là Một.
Ơn trên có dạy cho Minh Lý: …Nhưng để quán thông lẽ Đạo, không có kinh điển nào tóm đủ, mà có nguyên tắc suốt cả nhơn sự, thiên cơ bằng Dịch lý, nên lấy Dịch làm bộ Thánh kinh. Hãy đem ba bộ kinh Dịch: Thiền giải, Xiển chơn và Châu Dịch (Đại Toàn) mà kết tinh làm một bộ: “Dịch Kinh huyền giải”, để thống nhứt chơn truyền.
Phương tu thì chấp thiên đạo mà hành nhơn đạo, nghĩa là: Người lãnh đạo phải tu chứng đạo pháp mà dìu dắt nhơn sanh. Nhơn sanh thì dạy đạo làm người, là dạy người theo con đường nhơn luân, đạo nghĩa, lập nên nền phong hóa thuần thành đại đồng. Hàng tu sĩ cho đến kẻ Thiên ân phải được thọ truyền bí pháp, hầu tu tâm luyện mạng được đồng nhứt cùng Tạo Hóa, để đủ tư cách lãnh đạo cứu đời. Hãy lấy Tiên gia làm phương châm điều nhiếp, dung thông với con đường Nho, Thích. Phần nầy cần được bắt đầu hạ thủ công phu". (TN ngày 30-12-1965)
Đạo Học chỉ Nam cùng Minh Lý Học Thuyết, Minh Lý Chơn Giải là nền tảng giáo lý mà Ơn Trên đã ban cho, đã dung hòa, tổng hợp, để môn sanh của Minh Lý Đạo tu học và xây dựng Hội thánh theo đúng chơn truyền chánh pháp theo đường lối của Ơn Trên.
Đạo Minh Lý đặt nền tảng trên sự kết hợp tinh hoa giáo lý của tam giáo Thích-Đạo-Nho. Từ đó tìm lại cội gốc là Đạo (quy nguyên Tam giáo), để từ đó mà tu hành, tự độ, độ tha, hầu mang lại tình thương lẽ thật giải hóa nổi thống khổ của muôn loài.
Nền Minh Lý Đạo đứng trên cương yếu từ bi, giải thoát, lấy Tam Giáo làm tông chỉ, thực hiện cơ tận độ buổi hạ nguơn, tiếp tục và hoàn thành sứ mạng cho Chánh Pháp. Người có trách nhiệm là các bực Thiên Ân giác ngộ, tự chứng quả Đạo mà hướng dẫn nhơn sanh, thoát khỏi sanh tử, khổ đau, thực hiện lòng từ bi,bác ái, bình đẳng, theo ý nguyện của các bực Sư Tổ ngày xưa.
Đạo Minh Lý dung hòa mọi tín ngưỡng, cùng học thuyết Đông Tây kim cổ, dung hòa mọi xu hướng cộng đồng, mở rộng tình thương, không phân chia màu sắc địa phương, nhằm hoằng dương chánh pháp, phục vụ nhơn sanh trên cương lĩnh từ bi, giác ngộ và giải thoát.
Đạo Minh Lý hướng về mục đích là “Tam giáo quy nguyên”. Mà muốn qui nguyên Tam giáo, thì phải biết nghĩa “Tam giáo đồng nguyên”.
- Tam giáo đồng nguyên là nghĩa gì ?
- Chữ nguyên nghĩa là nguồn đầu, là cội gốc do đây mà phát sanh vũ trụ và người vật. Tam giáo đồng nguyên nghĩa là: Ba giáo lớn là Nho, Thích, Đạo đồng có một nguồn đầu, một gốc sanh mà thôi. Biết nghĩa Tam giáo đồng nguyên đó, mới biết chỗ căn bổn ở đâu mà quày đầu trở về, tiếng chữ gọi là “Phản bổn huờn nguyên”.
Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo đều bắt đầu từ ngôi Tối cao đó mà lập thuyết. Danh từ xưng tụng tuy có khác nhau, nhưng kỳ thiệt Thật-tướng chỉ có Một, thường gọi là Trời.
- Sao gọi là Ngôi Tối cao ?
- Phật giáo gọi Ngôi Tối cao là Pháp (Lý) hay là Phật (Trí), tuy có hai vai tuồng khác nhau, mà đồng chung một Bổn thể. Có Lý mà không Trí, hoặc có Trí mà không Lý, thì còn thiếu sót, chưa thể gọi là Viên giác (giác ngộ hoàn toàn).
- Kinh Phật nói: “Pháp là tánh bất động, nên gọi là bổn giác. Phật là trí khế lý, nên gọi là Giác”. Lại nói: “Hai bên nương nhờ nhau, dùng riêng là không thấy được diệu” (Nhị giả tương tu, thiên dụng vị kiến kỳ diệu).
Lại nói: Trong tánh Bổn giác (Chơn như Bổn tánh hay là Tánh Viên giác) duy có Như-như Trí và Như-như Lý. Chỗ gọi Trí cũng như Như, Lý cũng là Như, ấy là một Như, chớ không phải hai Như (Viên giác liểu nghĩa giảng nghĩa).
Ngôi cao cả của Đạo giáo cũng y như thế đó, là có hai phương diện: Đạo và Đức. Chữ Đạo và Đức nói đây lấy nghĩa đệ nhứt thuộc về Tiên-thiên, chớ không phải theo nghĩa thường tình thế gian là phần hậu thiên. Đạo và Đức là nguồn đầu, là gốc sanh ra vũ trụ và người vật, tuy có hai vai tuồng khác nhau, mà đồng xuất một thể “Huyền” (đồng xuất như dị danh, huyền chi hựu huyền – Đạo Đức Kinh).
Ông Wieger, người dịch cuốn Đạo Đức Kinh, chữ Tàu ra chữ Pháp, cũng đồng nhận nghĩa như thế, nên nói rằng: “Recueilli, on l’appelle Đạo, agissent on l’appelle Đức”. Đạo và Đức là hai mặt của một Bổn thể (L’ là chữ thế cho Bổn thể), nên không thể nào chia lìa. Đạo mà thiếu Đức thì lấy gì sanh sanh hóa hóa, nuôi dưỡng vạn vật. Còn Đức mà thiếu Đạo thì lấy gì làm căn bổn cho sự sanh hóa đó. Cũng như làm bánh mà thiếu bột, có bột mà không có thợ làm bánh vậy, thì làm sao có bánh mà ăn ?
Vậy Đạo Đức tuy một mà hai, tuy hai mà một.
Theo Nho giáo, thì ngôi Cao cả đó cũng có hai phần là: Thiên và Thượng Đế. Thượng Đế mới thiệt là ông Trời, còn chữ Thiên là luật tắc tiên thiên. Luật là một trạng thái minh mông, trải khắp vũ trụ, chớ không có hình trạng nào cả. Thượng đế gom Thần thành một chơn thể, để sanh sanh hóa hóa. Ngài là Đại Từ Đại Bi, độ dẫn chúng sanh, khúc thành vạn vật, đem trở về gốc xưa (Les trois religions de la Chine par W.E.Seethill).
Xưa kia, học giả không phân biệt ra hai phần đó cho rõ ràng, là bởi lý thuyết còn đơn giản, nên hiểu sao cũng được, không có gì là quan hệ lắm. Nhưng theo nghĩa các kinh xưa, chẳng phải là không phân biệt. Chỉ có vua mới có quyền tế Thượng Đế, còn Thiên là Trời (luật) rộng lớn bao trùm tất cả chúng dân.
Ngày nay muốn cho lý thuyết đặng rành rẽ, dễ hiểu, thì phải biết có hai phần, mà một bổn thể, như Phật giáo và Đạo giáo. Có Lý phải có Trí, có Luật phải có quan tòa mới là trọn đủ , thiếu một phần thì không sao khỏi thiên trệ. Như có Luật mà không có quan tòa thì ai xử đoán. Còn có quan Tòa mà thiếu Luật, mới dựa vào đâu mà định trái phải. Bằng Luật do hữu tác, hữu vi, thì sao gọi là công bình thiêng liêng.
Đạo Minh Lý chọn riêng sở trường của mỗi giáo mà học, chớ không phải học hết giáo lý của ba giáo.
Về Phật giáo, sở trường là tu tánh.
Về Đạo giáo, sở trường là luyện mạng.
Về Nho giáo, sở trường là luân lý.
Chúng tôi hiệp ba cái sở trường nói trên, chia ra ba lớp học, rồi bỏ hình thức ra ngoài, để tìm cái Thiên tâm, Lý tánh nói trên, gọi là “Tam giáo quy nguyên”. Cũng như cái vòng tròn, không phải đứng ở ngoài châu vi mà dòm về trung ương, phải tìm đến gốc Đạo ở trung ương, đứng tại Bản thể mà ngó ra ngoài, thì không còn thấy chi chẳng liên lạc cùng nhau.
Vậy Minh Lý đạo ban sơ do Tam giáo mà lập thành, nhưng tới thời kỳ qui nguyên, Minh Lý đạo là Trung đạo, là Trung tông, chớ không còn phải là Nho giáo, Đạo giáo hay là Thíc giáo nữa. Đủ thấy, học đạo Minh Lý chẳng phải khó khăn, phiền phức gì, như người ta lầm tưởng, mà trái lại có phần giản dị hơn xưa, vì rốt cuộc chỉ học một chữ Tâm mà thôi.
Ba thời kỳ nầy cũng đặng tượng trưng cái đèn hỏa hậu của đạo Minh Lý, đốt nhân dịp lễ Kỷ niệm nầy, để nhắc nhở cái nguyên tắc lớn đó.
Từng ngoài, có ba vòng tròn lớn: vàng, xanh, đỏ tượng trưng cho Tam giáo ở thời kỳ thứ nhứt.
Từng kế trong, có cái hình tam giác, tuy tam giác đồng một màu trắng, ý nói đồng một bản thể, mà còn thấy hình ba góc, nghĩa là cũng còn có chỗ phân biệt nhau, là thời kỳ thứ nhì.
Đến từng chót ở chính giữa trung ương, chỉ có cái hình vòng tròn nhỏ, tượng trưng cho Thiên tâm, cho Phật tánh, không có hình tướng, không có ranh hạn, trải khắp mười phương mà không ở đâu có (Nho gọi là: vô tại nhi vô hồ bất tại).
Nhơn loại đi tới đó, mới có thể đồng nhứt với nhau, mà không còn xâu xé, tranh đua bỉ thử với nhau nữa, mới là mong đi tới cảnh hòa bình thiệt thọ, vĩnh viễn, cùng hưởng hạnh phúc muôn đời.
Muốn đạt tới mục đích đó, về phần nhơn đạo, thì đạo Minh Lý chỉ dùng tình thương và lẽ thật, không hay tranh giành, mà chỉ tùy sức làm lợi thiên hạ. Thỉnh xem năm bộ kinh của đạo Minh Lý do Thần Tiên giáng bút theo thời kỳ nầy:
1/ Bố cáo,
2/ Sám hối,
3/ Nhựt tụng,
4/ Giác thế,
5/ Tịnh nghiệp vản.
và các kinh sách xưa khác, đã dịch và in ra phổ thông khắp trong dân gian, như Minh Lý yếu giải, Nhị thập tứ điều, Dưỡng Chơn tập, Thiền pháp yếu giải, Chỉ quán tọa thiền, Đạo Đức kinh, v.v. . .
Về phần thiên đạo thì đạo Minh Lý lấy bài Qui y tăng làm căn bổn , các quyết tu luyện, đại ý gom trong bài Tam ngũ nhứt sau nầy:
Tam, Ngũ, nhứt dô tam cá tự,
Cổ kim minh giả định nhiên hi.
Đông tam, nam nhị, đông thành ngũ,
Bắc nhứt, tây phương, tứ cộng chi.
Mồ kỉ tư cư sanh số ngũ,
Tam gia tương kiến kiết anh nhi.
Anh nhi thị Nhứt hàm chơn khí,
Thập ngoạt thai viên, nhập thánh ki.
Nghĩa là:
Nhứt, tam, ngũ là ba số nầy,
Xưa nay hiểu được ít người thay !
Đông tam, nam nhị, hiệp thanh ngũ,
Bắc nhứt, tây tư cộng cũng vầy.
Mồ Kỉ một ngôi sanh số ngũ,
Ba nhà gặp gỡ kết anh nhi.
Anh nhi là Một, gom chơn khí,
Mười tháng thai thành ngự thánh đài.
Đại khái, bài thơ nầy nói: Phải hiệp ngũ hành, tam gia, gom lại làm một gọi là Anh nhi (tức là Thái cực), mới mong đặng thành Đạo.
Kinh Dịch lại nói: “Nhứt âm, nhứt dương chi vị Đạo”, nghĩa là: Đạo không ra ngoài hai khí âm dương hiệp nhứt.
Thế thì Chánh pháp tu hành là phải bắt từ ngoài mà đi vào trong, gom nhiều sai biệt để trở lại cái Một mới là thấy được chỗ mầu nhiệm của Đạo, của Chơn lý, là thấy được Thượng Đế trong tâm mình. Trái lại, những người xu hướng ra ngoài, theo hình tướng sai biệt nhiều chừng nào, lại càng thêm thất vọng nhiều chừng nấy !
Khi thành Đạo rồi, thì tâm ta và Thượng Đế không phải là hai, nghĩa là: có một mà thôi. Do Ngôi Một đó mà chánh pháp đặng giữ vững, do Ngôi Một đó mà sanh dục muôn loài. Cho nên nói: Một là tất cả, tất cả là Một.
Ơn trên có dạy cho Minh Lý: …Nhưng để quán thông lẽ Đạo, không có kinh điển nào tóm đủ, mà có nguyên tắc suốt cả nhơn sự, thiên cơ bằng Dịch lý, nên lấy Dịch làm bộ Thánh kinh. Hãy đem ba bộ kinh Dịch: Thiền giải, Xiển chơn và Châu Dịch (Đại Toàn) mà kết tinh làm một bộ: “Dịch Kinh huyền giải”, để thống nhứt chơn truyền.
Phương tu thì chấp thiên đạo mà hành nhơn đạo, nghĩa là: Người lãnh đạo phải tu chứng đạo pháp mà dìu dắt nhơn sanh. Nhơn sanh thì dạy đạo làm người, là dạy người theo con đường nhơn luân, đạo nghĩa, lập nên nền phong hóa thuần thành đại đồng. Hàng tu sĩ cho đến kẻ Thiên ân phải được thọ truyền bí pháp, hầu tu tâm luyện mạng được đồng nhứt cùng Tạo Hóa, để đủ tư cách lãnh đạo cứu đời. Hãy lấy Tiên gia làm phương châm điều nhiếp, dung thông với con đường Nho, Thích. Phần nầy cần được bắt đầu hạ thủ công phu". (TN ngày 30-12-1965)
Đạo Học chỉ Nam cùng Minh Lý Học Thuyết, Minh Lý Chơn Giải là nền tảng giáo lý mà Ơn Trên đã ban cho, đã dung hòa, tổng hợp, để môn sanh của Minh Lý Đạo tu học và xây dựng Hội thánh theo đúng chơn truyền chánh pháp theo đường lối của Ơn Trên.
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |