CÁCH SẮP ĐẶT BÀN THỜ TẠI THÁNH SỞ TAM TÔNG MIẾU
Về pháp môn thờ phượng, Trời Phật lấy số tam, ngũ mà chỉ về cách thờ phượng để hoằng khai mối Đạo, từ trong ra ngoài (thỉnh xem đoạn II. Hình thức xây dựng). * Vậy cách thờ phượng đó sắp đặt như thế nào? - Căn cứ trên thuyết Tam ngũ nhứt nói trên, Bề Trên dạy thờ phượng như sau nầy, từ trong ra ngoài: 1) Bửu điện: Có năm cấp, để thờ bài vị như sau: * Cấp thứ nhứt: Diêu Trì Kim Mẫu (Vô Cực) * Cấp thứ nhì: Hồng Quân Lão Tổ (Hoàng cực) Ngọc Hoàng Thượng Đế (Thái cực) (đây là ba Đấng đại diện của ba ngôi Thượng Đế) * Cấp thứ ba: Tây Phương Phật Tổ Văn Tuyên Khổng Thánh Thái Thượng Lão Quân (tức là ba vị Tổ sư hay là ba ngôi Giáo chủ của Tam giáo) * Cấp thứ tư: Quan Âm Bồ Tát Văn Thù Bồ Tát Phổ Hiền Bồ Tát Địa Tạng Bồ Tát (tức là tứ đại Bồ tát) * Cấp thứ năm : Nam Đẩu Tinh Quân Đông Đẩu Tinh Quân Tây Đẩu Tinh Quân Bắc Đẩu Tinh Quân Trung Đẩu Tinh Quân (tức là ngũ vị Tinh quân) Thêm hai bài vị chung sau nầy: Lôi Âm Chư Phật Bồng Lai Chơn Tiên. (tượng trưng cho giải thoát và triền phược) Tổng cộng hết thảy là 17 bài vị, ráp thành một cái hình tam giác, mà ngôi của Tây Phương Phật Tổ (tức là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) ở chính giữa, ngay ngọn đèn Lưu ly treo tại Bửu điện (tiêu biểu cho Trung đạo). Bàn đàn: Có ba cấp Bàn cầu cơ: Có một cấp Như trên đã nói: Trong Chùa thì Trời Phật sắp đặt bàn thờ, bắt từ trên mà đi xuống dưới: 5 + 3 + 1; còn theo hình thức bên ngoài của chùa Tam Tông Miếu, tính theo nóc nhà chùa, thì bắt từ dưới mà đi lên trên: 1 + 3 + 5. Một đàng là Trời Phật Tiên Thánh từ trên đi xuống, để độ dẫn chúng sanh theo con đường Chánh pháp. Một đàng khác là chúng sanh từ dưới mà đi lên, để ứng với lời kêu gọi của Bề Trên, mà trở lại ngôi xưa. Tam, ngũ, nhứt hiệp lại thành số 9. Đó là số Kiền dụng cửu của Hà Đồ. Mà quẻ Kiền có ba vạch liền. Nếu kết ba vạch đó lại thì thành hình tam giác, nghĩa là: Hình có ba cạnh. Hình tam giác của chúng sanh hiệp lại với hình tam giác của Trời Phật, thì thành ra hình lục giác, đồng một điểm trung ương (cùng chung một điểm giữa) như sau: Đó là dấu tỏ ra người hiệp với Trời mà thành Đạo, lại cũng là dấu thương đời (sceau de Salomon) làm căn bổn cho Đạo Trời. Giữa Bửu điện, có treo một cái đèn Lưu ly hình tam giác (ba góc đồng đều) tượng trưng cho Đạo, Pháp, Lý hay là Thượng Đế vô lượng vô biên (Dieu ou Etre infini, Etre ontologique, Principe non manifesté, Vérité éternelle). Kiểu đèn như thế này: Ngoài ra, ở hai bên tả hữu của Bàn đàn, có hai bàn thờ khác, cũng ở trong ngó ra, là: Bên tả : thờ Địa Mẫu Từ Tôn (Địa) Bên hữu: thờ Lịch Đại Tổ Tiên (Nhơn) hiệp với Thiên bàn ở giữa là đủ Tam tài (Thiên, Địa, Nhơn). Khai ra (mở rộng) thì có ba, mà hiệp lại (thâu hiệp) thì chỉ có một ngôi Hoàng cực. Đây là thuộc về phần tương lai (người thành Đạo sẽ bắt từ đó mà trở về). Ở hai bên hông, có hai bàn thờ giao mặt cùng nhau, là: Bên tả : thờ Thập Điện Minh Vương Bên hữu: thờ Thanh Phước Chánh Thần coi về phần dĩ vãng (người tu chết mà chưa thành Đạo). Sau hết, ở tại cửa chánh môn, cũng đồng ngó vô Bửu điện, thì có hai bàn thờ là: Trong chùa: thờ Long Thần Hộ Pháp Ngoài chùa: thờ Môn Quan Thổ Địa Coi về phần hiện tại (hộ chùa và các người đương tu ở trong chùa). Giải theo Bát quái Hậu thiên, để phản huờn trở lại Tiên thiên, thì Thần Tiên có dạy rằng: "Minh Lý căn cứ vào quẻ Tùy để làm phương môn tu học. Cho nên lần nầy Đức Chí Tôn lâm trần lập Đạo, ngự tại cung Đoài (Kiền cung Kim sa vào cung Đoài). Đoài là điển quang, là duyệt. Duyệt là vui thỏa mọi việc, mà mọi việc đặng hoàn thành. Đoài là gái út, tức là đức trinh bạch làm tòa ngự. Tay trái là Kiền, tay mặt là Khôn. Kiền Khôn đặt ở tả nam hữu nữ, để lấy sự điều hòa hiệp nhứt là Đạo. Bên Thập Điện, bên Thanh Phước Thần làm cung Khảm Li, là Thủy Hỏa Ký Tế. Nếu không dùng lấy Bát quái Hậu thiên mà tu luyện, thì không làm sao trở nên Tiên Phật được. Còn Đoài hiệp với Chấn, Chấn động mà Đoài duyệt. Chấn là ngôi Hộ Pháp. Đoài Chấn hiệp thành ra quẻ Trạch Lôi Tùy. Đoài Chấn giao nhau, Khảm Li giao nhau là một bí quyết. Nếu Khôn không giao được với Chấn thì làm gì có quẻ Địa Lôi Phục mà hoàn đơn. Nếu Kiền không giao cùng Chấn làm gì có được Thiên Lôi Vô Vọng mà vô tâm giải thoát. Vì vậy xây nên Ngũ hành đài, gọi là dựng lò Bát quái, để chế hóa năm hành. Nên có năm từng, tám mặt là thế”. Dưới đây xin vẽ Bát quái Tiên thiên phối với Bát quái Hậu thiên thì chư độc giả mới hiểu lời dạy trên nầy. Đó là xây Bát quái Hậu thiên, đặt lên trên Bát quái Tiên thiên (Hậu thiên phản Tiên thiên), thì Khôn là Đoài, tức là: Kim tứ hiệp với Thủy nhứt tại Bắc phương là chính điện. Hai bên Kiền Khôn tức là Cấn Chấn là nam nữ đạo tràng, ngôi thờ Địa Mẫu và Thiên đồ. Khảm Li hiệp cùng Li Khảm, là tả Thập Điện, hữu Thanh Phước Thần. Chấn đối diện Thiên bàn là ngôi Hộ Pháp. Cấn là Môn Quan Thổ Địa. Tốn là Thông Thiên đài. Đó là tám bàn thờ của Chùa, ở tại Chánh điện. * Làm sao chuyển Bát quái Hậu thiên trở lại Tiên thiên? - Đó là phần khẩu quyết.
[1] Xin coi sách "Trung Dung" (NXB Tôn Giáo - 2016): Bài Trung Dung Chương Cú (trang 10). [2] Xin coi sách "Trung Dung" (NXB Tôn Giáo - 2016): Tiết thứ tư, chương 20, phần B, mục 6 (trang 66). Vertical Divider
|
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |