Tam Tông Miếu Ngày 29 , tháng 10 năm Bính Thìn (19– 12- 1976) 20g 20 T H I : Gíó bấc đêm đông lạnh buốt người, Vưng hồng sưởi ấm khắp nơi nơi. Xuân về còn phải qua bao đoạn, Khóc mướt rồi sau lắm tiếng cười. Bần Đạo chào chư huynh đệ môn trung thanh tịnh nghe dạy. Chư thiên ân đệ muội đã từng trải qua những bước đời buồn vui cười khóc thế sự vô thường gẫ đến người đến ta, ai cũng chung chịu kiếp đồ linh đinh chìm nổi, có có không không, chỉ Đạo là nguồn sống miên trường, chư Thiên ân đệ muội đã từng theo Bần Đạo tu học bao năm ít nhiều cũng nếm được hương vị thâm trầm của Đạo pháp thì nên cố gắng hết tuổi Trời, chung vun đắp nền đạo đức cho vững mạnh để làm nơi y cứ, làm cho con thuyền vượt khỏi chốn bể khổ sông mê. Xem thêm
Hôm nay, đợt tu Đông Chí, chư Thiên ân đệ muội đã dọn mình đón nhận Nhứt dương lai phục ân phước dành cho để trợ trưởng đạo tâm làm tròn nhiệm vụ. Bần Đạo mừng vui được thấy ngày nầy sự tu học có phần tiến triển. Mỗi một khi vượt qua lên một tầng công phu đạo hạnh là một lần chịu thử thách gay go. Nếu thắng được ngoại cảnh mà không thắng được nội tâm thì cũng chưa mấy kết quả. Về môn Huyền Công Bác Nhã năm nay sở dĩ cho tịnh trước ba ngày là vì hoàn cảnh đặc biệt nhứt của giai đoạn gay go nầy. Dầu các Thiên ân đệ muội đạo tâm có kiên cố đến đâu cũng không chủ nổi ý tình bị ngoại giới lung lạc làm phân tâm tinh thần bất định. Nếu muốn đón Nhứt dương sơ phục của ngày Đông Chí đến hằng năm, thì chư Thiên ân đệ muội phải chỉnh tu quyền pháp nơi lòng, khiến cho tâm địa an nhiên mà hòa nhịp cùng thiên địa sanh cơ, nhịp nhàng đồng tiến, nội ngoại tương tùy thì sự kết quả mùa tu mới mong thu lượm. Đó là lý do khác hẳn những năm về trước hoàn cảnh không xáo trộn đổi thay như năm này. Mặc dầu đã lặng lẽ chờ đón Nhứt dương sơ động song cũng coi chừng lòng biến trả đổi thay mà hư việc. Chư thiên ân đệ muội nếu đã giác ngộ trên đường Đạo pháp thì nên buông bỏ mọi sự không đâu làm bận tâm, cởi mở tất cả những gì (ràng buộc tinh thần) làm trở ngại cho bước tu. Cũng nên thung dung tự tại, đừng bám theo qui luật hay một khuôn khổ nào trong thời gian tu, cứ để lòng như nhiên thanh tịnh, sống nhàn, sống khỏe, sống tự do. Tự do nghĩa là không để cho một cớ gì ràng buộc câu thúc ép cưởng tâm tư. Tự do là không còn biết sợ một quyền lực nào, dầu quyền lực ấy của Trời của Thần. Trời Thần sao đủ bẻ gảy, bóp nặn được tâm tự tại như như. Tự do là Thể Đạo, là ngôi Vô cực căn cốt của Đất Trời. Học Đạo, tu Đạo căn cứ vào đó mà hành trì. Theo Dịch lý mà suy ra Vô cực là Tịch, Thái cực là Chiếu. Tịch Chiếu Nhứt như. Tịch không ngoài Chiếu, Chiếu không lìa Tịch. Tịch Chiếu là thể của Tâm. Nếu thiên Định thành mê, thiên Huệ thành loạn, vì Huệ hay biến ra trí mới hay sinh thức nên Huệ không lìa Định thì Huệ mới chơn Huệ. Định không lìa được Huệ thì Định mới chơn Định, mới linh hoát biến thông, hàm dung trải khắp. Nếu Định thâm không Huệ thì có thể thành mê, lạc cảnh ngoan không. Vì vậy mới nói Đạo là sự sống, sự sống hồn nhiên, đầy tràn vũ trụ. Bởi vậy chư Thiên ân đệ muội đợt tu nầy cần nhớ lấy hai chữ THUNG DUNG làm đề mục bước vào thánh cảnh, đừng để cho tâm thân nầy như người sống bằng tình cảm, bằng lý trí, bằng con người máy móc, con người bị tình thức trần căn sử dịch chỉ huy. Tóm lại không nên tỉnh như người thức, không nên mê như người ngủ mà khéo làm sao cho tâm vừa yếu vừa minh, hư mà linh. Hư linh bất muội, dường như nữa tỉnh nữa mê. Nói nữa tỉnh nữa mê cũng không đúng, mà nói như lúc bình minh, như ngày mà không phải ngày, như đêm mà không phải đêm, như nguội mà không lạnh, như ấm mà không nóng, như biết mà không để ý, như ngủ mà không có gì không nghe. Tu tập được như vậy là cùng với thể Vô Cực Thái Cực làm Một. Nếu đắc được khí nầy thì làm chủ được đối tượng âm dương. Nếu chưa được lòng Như Như ấy thì nên chấp Trung để thăng bằng hai đối cực âm dương. Như lúc thiên về động là Dương thì nên xê lịch qua Âm cho quân bình. Nếu thiên về tịnh là Âm thì nghiêng về Dương cho cân đối TRUNG, nghĩa là Tịch Tịch thì dùng pháp “ Chiếu”. Nghĩa là Tịch mà nhiểm “ không” thì dùng pháp “ Chiếu”. Nếu Chiếu mà thiên về trí xét đoán thì nên dùng pháp “Chỉ”, nghĩa là luôn luôn tỉnh ngộ theo dỏi tâm tư, thấy nó đi đường nào thì lấy quẻ cân (Trung) gióng lại cho tâm được thăng bằng. Thăng bằng là Đạo. Tập tu như thế nhiều ngày thì sự huân tập của Chơn như được kết quả. Hể Chơn như tâm hiện lộ một phần thì phiền não chướng tiêu đi một phần. Lộ hai, ba phần thì vô minh lậu cũng tiêu đi hai ba phần. Mỗi ngày mỗi tiến huân tập Chơn như được mãi thì cấu uế tiêu trừ mà chư Thiên ân là hiện thân của Bần Đạo . Bần Đạo được trường thọ hay yểu vong, danh dự quyền pháp được tuyên dương hay mai một, trông vào chư Thiên ân đệ muội đoán biết sự hư nên tất cả. Chư Thiên ân đệ muội thương Đạo, thương Bần Đạo thì ráng thương lấy tự thân. Cái danh dự của Minh Lý, của Bần Tăng, đều trông vào chư Thiên ân đệ muội. Chư Thiên ân đệ muội khi trưởng thành thì cũng phải để cho mọi thử thách thử coi đã được chứng đến mức nào. Vàng cần có lửa mới biết tuổi vàng. Chuông có đánh thử mới biết tiếng trong đục xa gần. Ngựa có chạy đường dài mới hay sức ngựa. Chư Thiên ân đừng phiền trách Thần Tiên lúc nầy ít lo cho mình. Các Thiên ân nên suy gẩm như đứa bé mẹ phải bồng phải dắt, khi nó biết đi biết chạy thì tự nó đùa giởn tự do, cần gì phải dìu phải dẩn. Đợt tu nầy cũng phải gặp một vài khó khăn nhưng rồi cũng ổn. Chư Thiên ân trong hàng Khai Pháp và trong hàng Nữ đồ, đáng ra, lịnh buộc mỗi kỳ Đông Chí phải nhập tịnh đều nhưng ít thấy mùa tu nào đủ trọn. Bần Đạo nếu sanh tiền tu công lập hạnh đủ đầy thì hôm nay mới được cái hân hạnh là chư Thiên ân nhứt nhứt hiện tiền dám làm dám quên thân vì Đạo. Mặc dầu hoàn cảng cầm chưn không cùng đồng tiến lên một lượt thì đợt tu nầy cũng đi lại trợ lực cho khóa tịnh đủ duyên lành nhưng bận chi thì Chủ Trì cũng tìm cách có mặt cùng anh chị em trong một ít giờ, ít ngày trong khóa để cho tinh thần quyền pháp được trọn. Bác Nhã Tịnh Đường bất lực vì tuổi già thiếu cố gắng của KHAI DIỆU, KHAI CHƠN, con thuyền đạo triền nghiên, muốn thăng bằng phải đưa KHAI TÂM thừa hành tịnh pháp mà chưa khởi trình còn đợi ngày nào ? Việc liên tục đôi ba hôm sẽ nhắc chừng chổ sai chổ thiếu trong mùa nầy nên LIÊN HOA nán sau Lễ Kỷ Niệm Khai Đạo sẽ ra tịnh để tiếp Ơn. Thôi. - KHAI SẮC bạch : Thơ của Thánh Tịnh Tam Thanh Bửu Điện. - Hoàn thành khóa nầy sẽ định. Thôi Bần Đạo chào. - KHAI MINH bạch : Bạch Ngài khóa tịnh Hạ Chí rồi Ngài dạy rằng muốn mời một số đạo tâm cầu tìm chơn lý đạo pháp, cầu tu giải thoát để trở nên một Thiên ân lành mạnh . . . thì lập danh sách để Thiêng Liêng chứng. Bạch Ngài đã có hai danh sách Cơ Quan và Minh Lý Thánh Hội, xin thượng lên Ngài dạy. - Có hai phần trở ngại. Một là đôi bên chưa nhứt trí và hoàn cảnh đương ngăn chận bước tiến. Hai, đồng tử trác táng tâm nghiêng về phước thiện, cần đợi quân bình cả hai. Đòi Chủ Trì khi rảnh việc nên có mặt. Bần Đạo chào chư Thiên ân. Sau Đông Chí sẽ lịnh chuyển cơ. Bần Đạo . Thăng 22g15 Rút gọn
0 Comments
Leave a Reply. |
Blog's author
|
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |