Bài TÍN TÂM MINH của ĐỆ TAM TỔ [1] (Đọc trước khi ngồi thiền) Chánh văn ( phiên âm) Dịch nôm Chí đaọ vô nan, Duy hiềm giản trạch[2]. Đản mạc tắng ái, Động nhiên minh bạch 1- Chí Đạo chẳng có chi rằng khó, Hiềm vì người cau-có, so-đo. Chỉ không nên thương ghét rị-mò, Lòng thiệt trống, xét dò tỏ sáng. Hào ly hữu sai, Thiên địa huyền cách. Dục đắc hiện tiền, Mạc tồn thuận nghịch. 2- Vương một mảy lầm sai chẳng hạn, Chia đất trời cách hẳn đôi bên. Muốn Đạo cao, trác lập hiện tiền, Chớ thuận nghịch mà thiên đây đó. Vi thuận tương tranh, Thị vi tâm bệnh. Bất thức huyền chỉ, Đồ lao niệm tịnh. 3- Bằng trái phải, đua tranh chẳng bỏ, Ấy bệnh tâm nê cố hãy còn, Nếu chẳng rành huyền chỉ chí ngôn, Dầu Niệm, tịnh, cũng khôn mấy ích. Phóng chi tự- nhiên, Thể vô khứ trụ. Nhiệm tánh hiệp Đạo, Tiêu dao tuyệt não. 4- Buông thong thả, xả đừng ràng rịch, Thể vốn không xê dịch lại qua. Noi tánh thường, hiệp Đạo mới là[3], Hết phiền não, vào ra tự-tại. Nhứt thiết bất lưu, Vô khả ký ức. Trí -giả vô vi. Ngu-giả tự phược. 5- Chớ cầm giữ cái chi ở lại, Cho Tâm còn một mảy nhớ nhung. Người khôn ngoan vô- tác thi công, Kẻ ngu- dốt đành lòng tự trói. [1] Đệ tam tổ: Ngài Tăng Xán ( NĐM) [2] phân biệt [3] bình thường tâm thị Đạo (NĐM) |
BÀI HỒI HƯỚNG Tưởng niệm trước, rồi đọc Bài Hồi hướng sau. NIỆM TƯỞNG (Niệm thầm): Hiệp thần kết tụ toàn thể điển quang Phóng thượng không gian, toả ra khắp chốn, Hồi hướng vô lượng chúng sanh. BÀI HỒI – HƯỚNG ( Đọc sau khi giải thiền ) Chánh văn ( phiên âm) Toạ thiền công đức thù thắng hạnh, Vô biên thắng phúc giai hồi hướng. Phổ nguyện trầm nịch chư chúng sanh, Tốc vảng Vô-Lượng-Quang Phật[1] sát, Thập phương tam thế nhứt thiết Phật, Chư tôn Bồ- tát Ma-ha- tát, Ma-ha Bác-nhã Ba-la- mật. Tứ sinh[2], cửu hữu[3], đồng huyền môn, Bát nạn[4], tam đồ[5], cộng tánh hải[6]. Dịch nôm Công-đức toạ-thiền lớn biết bao! Phước lành hồi hướng khắp nơi nào. Chúng sanh trầm nịch nguyện ra khỏi, Nhập được Huyền môn ngộ Đạo cao. Nhứt thiết mười phương tam thế Phật, Chư Tiên, Bồ-tát Ba-la-mật. Tam đồ, bát nạn, đặng minh tâm, Sanh tử, luân hồi đồng giải- thoát. [1] Cảnh giới cuả Phật A-Di-Đà: Vô lượng quang, Vô lượng thọ [2] Tứ sinh: 4 loại sinh:Thai sinh (người), Noãn sinh (loài đẻ trứng), Thấp sinh ( loài ở nơi ẩm thấp), Hóa sinh (do nghiệp chư thiên, chúng sinh kiếp sơ) [3] Cửu hữu: cửu hữu tình cư: 1.Cõi người và 6 cõi trời ở Dục giới, 2.Cõi trời Sơ Thiền, 3.Nhị Thiền; 4. Tam Thiền; 5.Cõi trời vô tưởng trong Tứ Thiền,6. Không xứ;7. Thức xứ; 8. Vô sở hữu xứ; 9. Phi tưởng phi phi tưởng xứ. Tự điển PHHV tr.546 [4] Bát nạn: 1.Địa ngục 2.Ngạ quỉ 3.Súc sinh 4. Bắc uất đan việt 5. Trường thọ thiên; 6.Khuyết tật:đui điếc câm ngọng 7.Thế trí biện thông 8.sinh vào thời kỳ trước Phật và sau Phật . Tự điển PHHV tr.117 [5] Tam đồ: 3 cõi Địa ngục , ngạ quỉ, súc sanh hành phạt kẻ gây nghiệp ác:Hỏa đồ, Huyết đồ, Đạo đồ. Tự điển PHHV tr.1101 [6] Cộng tánh hải (Tử sanh cửu hữu đồng đăng hoa tạng huyền môn, Bát nạn tam đồ cộng nhập tỳ lô tánh hải) Bốn loại sinh cùng 8 cõi hữu thãy đều bước lên thế giới huyền môn của Hoa tạng; Chúng sanh trong 8 nạn và 3 đường cùng đi vào biển tánh của Phật Tì Lô Vairocana Đại Nhật Như Lai (TT Tuệ Sỹ giải thích) Vertical Divider
|
GIẢI NGHĨA BÀI TÍN TÂM MINH
Bài Tín Tâm Minh của Thiền sư Tăng Xáng là Tổ thứ ba của Thiền tông Trung Hoa, rất phổ biến trong giới Thiền ở Trung Hoa, Nhựt Bổn và Việt Nam. Nguyên tác chữ Hán bài Tín Tâm Minh gồm có 146 câu thơ, mỗi câu 4 chữ. Hai nhà dịch thuật từ Hoa ngữ sang Việt ngữ là Ngài Trúc Thiên (NTT), Ngài Trúc Thiên, một vị Bồ Tát hiện thân cư sĩ, một học giả uyên bác về Đạo Phật, dịch nghĩa đen và một của Dương gia (DG) vừa dịch nghĩa đen và thêm phần chú thích. Tôi dựa theo đó mà giải thích thêm để hiểu rõ hơn bài của Ngài Minh Thiện. Ngài Minh Thiện chọn lọc 20 câu chia thành 5 vế tổng hợp tinh hoa dành cho môn sinh Minh Lý đọc để nhắc nhở tin tưởng vào cái Tâm sáng suốt, tức cái Chơn Tâm hay Tự Tánh Thanh Tịnh còn tiềm ẩn trong con người mình trước khi ngồi thiền cho vững lòng tin. Tín Tâm Minh Tín là tin, tin tưởng sâu xa vào một sự việc gì. Tâm Minh là cái Tâm sáng suốt, cái Tâm đã giác hay là Chơn Tâm. Như vậy Tín Tâm Minh là Tin tưởng sâu xa vào cái Tâm sáng suốt , cái Chơn Tâm, chớ không phải cái Tâm chấp trần cảnh hư vọng do tám thức tạo ra. Đó là cái Đạo Tâm hay cái Tâm, cái Tự Tánh Thanh Tịnh vốn tiềm ẩn trong con người vì bị màn vô minh che lấp. Nay phải tu tịnh để làm sáng lại cái Chơn Tâm, cái Tự Tánh Thanh Tịnh ấy, như câu “Minh Tâm Kiến Tánh, Kiến Tánh Thành Phật” (tìm được cái Tâm sáng suốt thì thấy ngay Tự Tánh, Thấy Tự Tánh Thanh Tịnh thì thành Phật). Vì vậy trước khi ngồi thiền, đọc bài Tín Tâm Minh để tăng thêm phần tin tưởng vào cái Chơn Tâm, cái Tự Tánh của mình mà gắng công tu tịnh. Vế 1 : Chí đạo vô nan, Duy hiềm giản trạch. Đản mạc tắng ái, Động nhiên minh bạch. Nghĩa đen : “Tất cả niềm nghi hoặc đều được giải trọn, bấy giờ mới tin tất cả lời nói xuôi nói ngược nói dọc nói ngang của chư Tổ đều chỉ vào Tánh mà nói”. Ngài Minh Thiện dịch: Chí Đạo chẳng có chi rằng khó, Hiềm vì người cau có, so đo. Chỉ không nên thương ghét rị mò, Lòng thiệt trống, xét dò tỏ sáng. Chú thích: Chí Đạo : cái Đạo to lớn. Trong bài Hồi hướng Công đức có câu: “Nhập được Huyền môn, ngộ Đạo cao”. Ngài Trúc Thiên dịch và chú thích: Đạo lớn chẳng khó gì, Cốt đừng chọn lựa thôi. Quí hồ không thương ghét, Thì tự nhiên sáng ngời. "Đạo lớn thì không khó, miễn đừng lựa chọn thôi." Tại sao vậy? Câu này vẫn là hiển Tông chỉ trong thể phủ định với đề nghị "đừng." Cũng không có chữ "phải". Lựa chọn là một tác dụng của tâm. Không lựa chọn là vào được chỗ không một tác dụng (hay nỗ lực) của Tâm; chỗ vô vi, vô tác, vô nguyện của Tâm; tắt một lời là vào chỗ vô phân biệt của Tâm Thương đây (ái) là phản nghĩa của ghét (tắng), là những phản ứng có điều kiện của tâm, là những đáp ứng từ những phóng chiếu của phàm tâm, là những đánh thức tình cảm của cái đã biết (the known, chữ của Kirshnamurti). Đừng có thương với ghét, tức là đừng có nhìn đời bằng cái đã biết mà sẽ có những đáp ứng tình cảm thương ghét xảy ra, thì tự nhiên cái bất khả tri hiển lộ. Đừng . Chơn Tâm hay Tự Tánh hoàn toàn không phân biệt thương ghét, không thiên kiến cũng như mặt trời thì phải chiếu sáng vậy. Vấn đề là khi đám mây thương-ghét-của-đáp-ứng-và-điều-kiện tan đi thì ánh mặt trời hiện ra. Xem thêm
Ngài Minh Thiên dùng chữ “cau có, so đo” có nghĩa là trong lúc ngồi thiền mà “ cứ lo nghĩ, bận tâm để phân biệt tốt xấu, thương ghét, ta và người” và chữ “ thương ghét rị mò” có nghĩa là “thương thì trái ấu cũng tròn, ghét thì trái bồ hòn cũng méo”, tranh nhau hơn thua, bắt bẻ câu văn, lời nói, sanh ra phiền nảo, cau có. Lòng phải thiệt trống, không còn chút tư dục, gọi là “Hư Tâm” hay là thể Khôn Thanh Tịnh như Đức Vô Cực Từ Tôn dạy, mới thấu hiểu tận tường mọi lẽ, mọi việc. Trong Pháp Bảo Đàn Kinh, Lục Tổ Huệ Năng nói với Trí Hoàng như sau: "...Đúng như lời Huyền Sách nói, ông cứ để tâm ông tự nhiên như hư không, mà vẫn không một kiến giải nào về cái không ấy, thì tâm sẽ ứng dụng tự do, không vướng mắc, dầu làm gì, động hay tịnh, vẫn là vô tâm, và đó là lúc phàm hay thánh đều quên hết, năng (chủ) và sở (khách) đều dứt trọn, tánh và tướng đều như như, tức là không lúc nào chẳng là định vậy..." (Ngài TT) Vế 2 : Hào ly hữu sai, Thiên địa huyền cách. Dục đắc hiện tiền, Mạc tồn thuận nghịch. Nghĩa đen : “Chỉ một thoáng phê phán cũng khiến đất trời xa nhau vô tận. Muốn đạt chơn lý thì tránh xét đoán phải trái”. Ngài Minh Thiện dịch : Vương một mảy lầm sai chẳng hạn, Chia Đất trời cách hẳn đôi bên. Muốn Đạo cao, trác lập hiện tiền, Chớ thuận nghịch mà thiên đây đó Trác lập hiện tiền :đứng một mình, ý nói muốn Đạo cao thì Đạo hiện ran gay trước mắt) Ngài Trúc Thiên dịch và chú thích: “Chớ nghĩ chuyện ngược xuôi, phải trái, thì hiện liền trước mắt. Thế nào là chuyện ngược xuôi? Chưa Ngộ thì bất cứ gì cũng là chuyện ngược xuôi hết, chuyện Phật với Ma, phiền não với Niết bàn, Thiện với Ác, Đúng với Sai, v.v... Ngộ rồi, thì tất cả đều là giải thoát. Vế 3 : Vi thuận tương tranh, Thị vi tâm bịnh. Bất thức huyền chỉ, Đồ lao niệm tịnh. Nghĩa đen : “Bận rộn với đúng sai là bịnh của tâm, Chưa hiểu ý nghĩa của sự vật thì tâm còn bất an.” Ngài Minh Thiện dịch: Bằng phải trái, đua tranh chẳng bỏ, Ấy bịnh tâm, nê cố hãy còn, Nếu chẳng rành huyền chỉ chí ngôn, Dầu niệm, tịnh, cũng khôn mấy ích. Chú thích: Nê cố : cố chấp cái đã hư mục, ý muốn nói cái tư dục do lục dục thất tình gây ra) Đồ lao : khó nhọc mà không hiệu quả gì Huyền chỉ chí ngôn : thấu hiểu tột cùng lời nói, câu văn trong Tâm pháp. Trong Tâm Pháp Tu Tịnh Đại Thừa của Minh Lý như Vô Niệm, Dự Bị Huyền Công, Bác Nhã Huyền Công, Đốn Nhập Không Môn và các phép dưỡng sinh Luyện Ngọc Dịch,Thông Bát Mạch v.v…, cần phải thấu hiểu các câu văn trong bài bằng cách thu hoạch lời chỉ dẫn của Thấy, của bạn đã có kinh nghiệm, và quan trọng hơn là phần tâm truyền (truyền bằng lời nói riêng giữa người chỉ dẫn và người học) qua các khẩu quyết hay ấn quyết. Ở đây Ngài Minh Thiện dịch “nếu chẳng rành Huyền chỉ chí ngôn Ngài chỉ dùng một chữ “Rành”là quá hay va sát nghĩa. Ngài Trúc Thiên dịch và chú thích : “Nếu không nắm được huyền chỉ, tức Tông Chỉ Thiền Đốn Ngộ, thì sẽ mệt sức niệm tịnh vậy. Niệm tịnh là nghĩ tới, gìn giữ cái tịnh. Làm vậy thì mệt cả đời mà biết tới kiếp nào tới. Sao không chịu dấn bước một lần nắm lấy cái Bất Động giữa tất cả cái Động, nắm lấy cái Vô Niệm giữa biển trời của Niệm thì tức thì xong vậy. Còn cứ ngồi tịnh hoài mà không thâm nhập được ý chỉ thì chỉ là mài ngói làm gương vậy. Than ôi, giác ngộ đâu có ở chỗ ngồi với không ngồi. Vế 4 : Phóng chi tự nhiên, Thể vô khứ trụ, Nhiệm Tánh hiệp Đạo, Tiêu dao tuyệt não. Nghĩa đen: “Cứ để mọi chuyện xảy ra tự nhiên, thì chẳng có chi đi hay ở, Cứ theo bản tánh tự nhiên thì sẽ bước tự do không chướng ngại Ngài Minh Thiện dịch : Buông thông thả, xả đừng ràng rịch, Thể vốn không xê dịch lại qua. Noi tánh thường, hiệp Đạo mới là, Hết phiền nảo, ra vào tự tại. Phóng là buông bỏ, cởi mở, thoải mái, buông xả Thân Tâm Ngài Trúc Thiên dịch và chú thích : Cứ tự nhiên buông hết, Bổn thể chẳng lại qua. Thuận tánh là hiệp Đạo, Tiêu dao dứt phiền não. Chỉ cần buông bỏ hết mọi lựa chọn, dù Tướng hay Tánh, dù có hay không, dù Phật hay Ma thì Tâm sẽ hồn nhiên thường định vậy. Buông bỏ mọi lựa chọn mà cũng không thấy cả cái buông bỏ đó, ấy mới thật là buông bỏ. Nói cách minh bạch hơn, buông bỏ tất cả mà vẫn thấy không có ai đang buông bỏ và không có gì đang được buông bỏ, ấy mới thật là buông bỏ. Trong cảnh giới này thì, có muốn gọi là buông bỏ hay nhấc lên cũng chỉ là tạm gọi thôi, có thể cho là cùng nghĩa cũng được, mà trái nghĩa cũng được, vì lời nào cũng vẫn là xa lắm. Buông tất cả rồi tức là đang ở cảnh giới của vô ngã, hay là vô tâm), thì lấy ngã nào với tâm nào mà nhấc lên nữa. Nhưng cũng chính ở cảnh giới này của định mà muôn pháp mới được thành tựu, nên còn tạm gọi là nhấc lên Cái thể của Chơn Tâm hay Tự Tánh vốn thanh tịnh, không sanh diệt, tự đầy đủ, không giao dịch, cứ theo tự nhiên thì hiệp với Đạo. Có được cái Tâm ấy, cái Tự Tánh ấy thì còn gì là phiền não, tự do tự tại, đi lại khắp ba ngàn thế giới, không còn bị câu thúc bởi không gian và thời gian Vế 5 : Nhứt thiết bất lưu, Vô khả ký ức. Trí giả vô vi, Ngu giả tự phược. Nghĩa đen : “Trong một loáng không còn gông cùm, không còn gì níu kéo, cũng không bám víu vào cái gì. Hiền giả không ra công đạt mục đích, kẻ ngu xuẩn tự trói mình”. Ngài Minh Thiện dịch : Chớ cầm giữ cái chi ở lại, Cho Tâm còn một mảy nhớ nhung, Người khôn ngoan vô tác thi công Kẻ ngu dốt đành lòng tự trói. Chú thích : Nhứt thiết là tất cả. Chớ cầm giữ cái chi ở lại tức là không còn giữ lại chút gì là thất tình, lục dục, tạp niệm trong lòng thì Tâm trống không, chỉ còn cái Tâm thường hằng, cái Chơn Tâm sẽ hiện ra tánh sáng chiếu soi vô phân biệt như xưa. Tất cả những nghi hoặc đều được giải trọn, chỉ còn cái Chơn Tâm, Tự Tánh Thanh Tịnh mà thôi. Ngài Minh Thiện giải câu “Trí giả vô vi” là Người khôn ngoan “vô tác thi công tức” là không làm, kỳ thiệt không gì không làm. Làm mà không kể là có làm, ý nói không cầu lợi danh, theo Tu tịnh là tu tịnh không cầu đắc, vì cầu là còn tham, còn vọng niệm, theo cái hư vọng. Người ngu dốt làm mà kể có công làm, ý mong cầu lợi riêng, theo tu tịnh thì còn mong cầu đắc quả, thành Phật, thành Tiên. Không thỏa mãn thì đành lòng tự trói mình, vì lòng tham không được đáp ứng, mắc kẹt vào màn vô minh, mê muội. (Đạo Đức Kinh chương 38 của Đức Lão Tử ). Ngài Trúc Thiên dịch và chú thích: Mảy bụi cũng chẳng lưu, Lấy gì mà ký ức. Bậc trí giả vô vi, Người ngu tự buộc lấy. Rút gọn
|
GIẢI NGHĨA BÀI HỒI HƯỚNG (Đọc sau khi xả thiền) Công đức tọa thiền lớn biết bao, Phước lành hồi hướng khắp nơi nào. Chúng sanh trầm nịch nguyện ra khỏi, Nhập được Huyền môn ngộ Đạo cao. Nhứt thiết mười phương Tam Thế Phật, Chư tiên, Bồ Tát Ba La Mật. Tam đồ, bát nạn đặng minh tâm, Sanh tử luân hồi đồng giải thoát. Công đức : Có công lao đối với người gọi là công; có đức huệ với người, xã hội gòi là đức. Trầm nịch : lún sâu, say mê quá độ vào lục dục, thất tình, không còn nghỉ gì đến đạo đức Huyền Môn :cửa Đạo huyền diệu Nhứt thiết : tất cả Tam Thế Phật : Phật quá khứ, Phật hiện tiến và Phật tương lai Ba la Mật: đến bờ bên kia hay bờ giác, chỉ sự chứng quả, từ nơi sáu căn thấy được Chơn Tâm, Tự Tánh Thanh Tịnh. Tam Thế Phật : Phật quá khứ, Phật hiện tiến và Phật tương lai. Tam đồ : 3 cõi Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh nơi hành phạt kẻ gây nghiệp ác. Bát nạn: 1.cõi địa ngục, 2.Ngạ quỷ, 3.Súc sanh, 4.bắc uất đan việt, 5.Trường thọ thiên, 6.Khuyết tật: đui, điếc, câm, ngọng, 7.thể trí biện thông, 8.sanh vào thời kỳ trước Phật và sau Phật. Minh Tâm : Tâm sáng suốt Công đức tọa thiền lớn biết bao : Trong phẩm Bố thí có ba trường hợp Tà thí, Vật thí. Tài thì và Vật thí chỉ tạo phước đức, còn Pháp thí thì có công đức nhiều nhứt vì đã đem Phật đạo phổ biến cho chúng sanh giác ngộ tu hành, làm lành lánh giữ. Trong Pháp thí thì Tọa thiền đem lại công đức vô lượng do hành giả lúc tọa thiền phát ra một năng lượng, một làn sóng điển lành, một thanh khí hòa vào vũ trụ, hợp cùng điển lành của Phật, Tiên, Thánh, Thần vẹt đám mây mù do ác khí của Ma Quỉ, con người tạo nghiệp ác tạo ra, gây ra biết bao nhiêu tai nàn cho chúng sanh. Vì vậy mà Ơn Trên kêu gọi môn sinh Minh Lý hãy cố gắng tu tịnh, tạo thanh khí, điển lành trừ ác khí, cùng lúc giải trừ nghiệp và siêu độ cửu huyền thất tổ. Phước lành hồi hướng khắp nơi nào : Lúc tịnh thì hành giả cầu nguyện đem phước lành ấy rãi khắp mọi loài chúng sanh. Chúng sanh trầm nịch nguyện ra khỏi : Cầu nguyện chúng sinh thoát khỏi sự mê muội đã lún sâu vào bể khổ trầm luân do lục dục thất tình mà gây ra bao nghiệp ác. Nhập được Huyền môn ngộ Đạo cao : Nhập vào cửa Đạo huyền diệu thì học và thấu hiểu được Giáp Lý và Tâm Pháp do Ơn Trên ban cho để thực hành. Có thực hành (hành thâm) thì mới thấy được (ngộ) thế nào là Đạo lớn để tự giác, tự độ và giác tha, độ tha, thoát ra khỏi vòng sinh tử. Nhứt thiết mười phương Tam Thế Phật; Chư Tiên Bồ Tát Ba La Mật : Tất cả mười phương Chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai, chư Tiên, Bồ Tát đều thực hành Thiền định mà qua bờ bên kia (Ba La Mật) tức là đạt chính đẳng chính giác đắc quả. Tam đồ bát nạn đặng Minh Tâm : Nhờ vào công đức tọa thiền và cầu nguyện cho ba cõi Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh, Tám nạn lớn hối cải, có được cái Tâm sáng suốt làm lành lánh dữ, biết lắng nghe kinh kệ, giáo lý theo con đường Đạo. Tam đồ: Ba đường dữ—The three unhappy gati or ways: 1) Hỏa đồ: The hell of fires. 2) Huyết đồ: The hell of blood where animals devour each other. 3) Đao đồ: The hell of swords where the leaves and grasses are sharp-edged swords. Bát nạn: Tám điều kiện hay hoàn cảnh khó gặp Phật pháp, hay tám chỗ chướng nạn, một khi sanh vào thì chẳng có thể tu học cho thành đạo được. Sinh tử luân hồi đồng giải thoát : nhờ vào công đức tọa thiền cầu nguyện cho chúng sanh còn trôi lăn trong sinh tử, luân hồi tất cả đều được hiểu biết Đạo tu hành thoát khỏi thất tình, lục dục, xé tan màn vô minh để giác ngộ tu hành cho đến lúc viên mã, tự do, tự tại, như những đại nguyện của Phật A Di Đà và Phật Quan Thế Âm. |
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |