BÁO ÂN TỪ
Tọa lạc tại phường 5 – Quận 11 – TP HCM là cơ sở thuộc Minh Lý Đạo - Tam Tông Miếu được tạo lập từ thập niên 30 của thế kỷ 20, Báo Ân Từ hiện nay vốn là Nghĩa Địa Tam Tông Miếu, nơi yên nghỉ của các bậc tiền khai Minh Lý Đạo, môn sanh Minh Lý và thân quyến.
Đến đầu thế kỷ 21, theo quy hoạch đô thị chung của nhà nước, nghĩa trang đã cải táng các phần mộ và qui tập tất cả hài cốt vào nhà lưu cốt được xây dựng vào năm 2005 để tiện cho việc cúng lễ.
Báo Ân Từ hiện nay gồm hai gian nhà nối tiếp nhau.
1/ Gian trước là nơi dùng để cúng lễ Sóc – Vọng hàng tháng, cách bài trí bàn thờ tại đây cũng tuân theo đạo pháp của Minh Lý Đạo, gồm:
* Phía trên là bài vị, gồm chín hồng danh và hai hợp danh của chư đấng Thiêng Liêng cùng bài vị của Hộ Mạng Thần Quan, như sau:
Tọa lạc tại phường 5 – Quận 11 – TP HCM là cơ sở thuộc Minh Lý Đạo - Tam Tông Miếu được tạo lập từ thập niên 30 của thế kỷ 20, Báo Ân Từ hiện nay vốn là Nghĩa Địa Tam Tông Miếu, nơi yên nghỉ của các bậc tiền khai Minh Lý Đạo, môn sanh Minh Lý và thân quyến.
Đến đầu thế kỷ 21, theo quy hoạch đô thị chung của nhà nước, nghĩa trang đã cải táng các phần mộ và qui tập tất cả hài cốt vào nhà lưu cốt được xây dựng vào năm 2005 để tiện cho việc cúng lễ.
Báo Ân Từ hiện nay gồm hai gian nhà nối tiếp nhau.
1/ Gian trước là nơi dùng để cúng lễ Sóc – Vọng hàng tháng, cách bài trí bàn thờ tại đây cũng tuân theo đạo pháp của Minh Lý Đạo, gồm:
* Phía trên là bài vị, gồm chín hồng danh và hai hợp danh của chư đấng Thiêng Liêng cùng bài vị của Hộ Mạng Thần Quan, như sau:
* Kế tiếp là bàn thờ ba cấp
- Cấp trên là trầm – hương.
- Cấp giữa là hoa – quả.
- Cấp dưới là rượu – trà.
- Một hình tam giác treo, giữa có một ngọn đèn (đèn lưu ly).
- Ba đèn lớn phía trên (tạo thành hình tam giác).
- Sáu đèn nhỏ phía dưới (mỗi bên ba đèn).
- Hai bên bàn thờ là chuông (bên trái) và khánh (bên phải)[1].
- Tại góc phải có Đại Hồng Chung, được gióng lên trước khi khai lễ và lễ tất trong các dịp cúng cầu an hằng tháng (sóc, vọng) cũng như một số lễ cúng khác.
- Ngay phía sau bàn thờ chính là bàn thờ tưởng nhớ công đức của đạo tâm đã hiến đất cho việc thành lập nghĩa trang trước đây và hai bên trái, phải có hai bàn thờ nhỏ.
2/ Gian sau là nơi lưu giữ di cốt
- Cấp giữa là hoa – quả.
- Cấp dưới là rượu – trà.
- Một hình tam giác treo, giữa có một ngọn đèn (đèn lưu ly).
- Ba đèn lớn phía trên (tạo thành hình tam giác).
- Sáu đèn nhỏ phía dưới (mỗi bên ba đèn).
- Hai bên bàn thờ là chuông (bên trái) và khánh (bên phải)[1].
- Tại góc phải có Đại Hồng Chung, được gióng lên trước khi khai lễ và lễ tất trong các dịp cúng cầu an hằng tháng (sóc, vọng) cũng như một số lễ cúng khác.
- Ngay phía sau bàn thờ chính là bàn thờ tưởng nhớ công đức của đạo tâm đã hiến đất cho việc thành lập nghĩa trang trước đây và hai bên trái, phải có hai bàn thờ nhỏ.
2/ Gian sau là nơi lưu giữ di cốt
- Chính diện là di cốt của các bậc tiền khai, thiên ân, chức sắc Minh Lý Đạo. Ngay giữa là ảnh và di cốt của Ngài Nguyễn Minh Thiện (Bác Nhã Thiền Sư).
- Bên trái là di cốt của Nam môn sanh quá vãng và thân bằng quyến thuộc.
- Bên phải là di cốt của Nữ môn sanh quá vãng và thân bằng quyến thuộc.
3/ Ý nghĩa
Báo Ân Từ ẩn chứa nghĩa lý về hai phương diện: Vô vi thuộc tâm linh và Hữu vi thuộc nhân sinh.
a/ Diện vô vi
- Báo Ân Từ là nơi mà chư Thiên Ân, chức sắc của Minh Lý Đạo, sau khi hoàn thành sứ mạng và môn sanh trong đạo đã tròn bổn phận, sẽ về tụ họp dưới một mái nhà, nương nhờ Hồng ân và sự hộ trì của các đấng Thiêng Liêng để sớm trở lại “quê xưa” của mình.
- Báo Ân Từ là nơi thức tỉnh các vong hồn còn phưởng phất, vất vưởng, đúng kỳ tề tựu đến nghe kinh, sám hối, nương nhờ Thiên điển và sự gia hộ của Tam giáo mà tỉnh ngộ, ăn năn, hồi đầu, đặng sớm siêu thoát.
b/ Diện hữu vi
- Báo Ân Từ là nơi thể hiện sự truyền thừa về sử đạo Minh Lý qua các thời kỳ, dưới sự dìu dắt của các bậc thiên ân, chức sắc qua các tịch đạo: Minh – Khai – Tường – Đại (Nam) và Diệu Chơn – Huyền Như – Đại Cơ (Nữ) một cách thực tế, sinh động, bằng: “Người thực việc thực” với di ảnh lưu trên mỗi tháp cốt.
- Báo Ân Từ là nơi mà các hậu bối của Minh Lý Đạo thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc ân sư, các bậc tiền khai đã dầy công khai sáng, gầy dựng, hoằng dương mối đạo, cũng như thệ nguyện tiếp nối cơ đồ và phát huy cơ đạo với sự nhất tâm: “Tiền hiền sáng nghiệp – Hậu hiền thủ thành”.
Hằng năm, môn sanh Minh Lý luôn cố gắng thu xếp công việc cùng sự đa đoan của đời thường để đến Báo Ân Từ thăm viếng, đảnh lễ, tưởng niệm các bậc tiền khai, tiền hiền, dự các lễ cúng Sóc – Vọng và Tam nguơn. Đó là sự hồi hướng công đức cho cửu huyền thất tổ cùng thân quyến đã quá vãng và các vong hồn đang còn phiêu lạc, cũng như hàm dưỡng âm đức cho chính mình. Và, trong không gian tĩnh mịch, trầm mặc cùng khung cảnh thanh vắng, yên tịnh, mỗi người chúng ta sẽ có được những giây phút an ổn, tự tại, thanh thoát để gột rửa ít nhiều những cáu bẩn của bụi trần, được tiếp thêm năng lượng cho cuộc hành trình dài đang còn ở phía trước.
Do đó, Báo Ân Từ, nơi cộng hưởng giữa quá khứ và hiện tại, cũng là nơi:
Báo đáp ơn Thầy, công Mẹ Cha,
Ân sâu, nghĩa nặng tợ sơn hà.
Từ nay, dốc lòng thành kỉnh nguyện,
Thọ trì hôm sớm, niệm chơn kinh.
Tham khảo: Hùng Vạn
[1] Trái và phải nói trong bài là nhìn từ trong ra ngoài
- Bên trái là di cốt của Nam môn sanh quá vãng và thân bằng quyến thuộc.
- Bên phải là di cốt của Nữ môn sanh quá vãng và thân bằng quyến thuộc.
3/ Ý nghĩa
Báo Ân Từ ẩn chứa nghĩa lý về hai phương diện: Vô vi thuộc tâm linh và Hữu vi thuộc nhân sinh.
a/ Diện vô vi
- Báo Ân Từ là nơi mà chư Thiên Ân, chức sắc của Minh Lý Đạo, sau khi hoàn thành sứ mạng và môn sanh trong đạo đã tròn bổn phận, sẽ về tụ họp dưới một mái nhà, nương nhờ Hồng ân và sự hộ trì của các đấng Thiêng Liêng để sớm trở lại “quê xưa” của mình.
- Báo Ân Từ là nơi thức tỉnh các vong hồn còn phưởng phất, vất vưởng, đúng kỳ tề tựu đến nghe kinh, sám hối, nương nhờ Thiên điển và sự gia hộ của Tam giáo mà tỉnh ngộ, ăn năn, hồi đầu, đặng sớm siêu thoát.
b/ Diện hữu vi
- Báo Ân Từ là nơi thể hiện sự truyền thừa về sử đạo Minh Lý qua các thời kỳ, dưới sự dìu dắt của các bậc thiên ân, chức sắc qua các tịch đạo: Minh – Khai – Tường – Đại (Nam) và Diệu Chơn – Huyền Như – Đại Cơ (Nữ) một cách thực tế, sinh động, bằng: “Người thực việc thực” với di ảnh lưu trên mỗi tháp cốt.
- Báo Ân Từ là nơi mà các hậu bối của Minh Lý Đạo thể hiện lòng tôn kính đối với các bậc ân sư, các bậc tiền khai đã dầy công khai sáng, gầy dựng, hoằng dương mối đạo, cũng như thệ nguyện tiếp nối cơ đồ và phát huy cơ đạo với sự nhất tâm: “Tiền hiền sáng nghiệp – Hậu hiền thủ thành”.
Hằng năm, môn sanh Minh Lý luôn cố gắng thu xếp công việc cùng sự đa đoan của đời thường để đến Báo Ân Từ thăm viếng, đảnh lễ, tưởng niệm các bậc tiền khai, tiền hiền, dự các lễ cúng Sóc – Vọng và Tam nguơn. Đó là sự hồi hướng công đức cho cửu huyền thất tổ cùng thân quyến đã quá vãng và các vong hồn đang còn phiêu lạc, cũng như hàm dưỡng âm đức cho chính mình. Và, trong không gian tĩnh mịch, trầm mặc cùng khung cảnh thanh vắng, yên tịnh, mỗi người chúng ta sẽ có được những giây phút an ổn, tự tại, thanh thoát để gột rửa ít nhiều những cáu bẩn của bụi trần, được tiếp thêm năng lượng cho cuộc hành trình dài đang còn ở phía trước.
Do đó, Báo Ân Từ, nơi cộng hưởng giữa quá khứ và hiện tại, cũng là nơi:
Báo đáp ơn Thầy, công Mẹ Cha,
Ân sâu, nghĩa nặng tợ sơn hà.
Từ nay, dốc lòng thành kỉnh nguyện,
Thọ trì hôm sớm, niệm chơn kinh.
Tham khảo: Hùng Vạn
[1] Trái và phải nói trong bài là nhìn từ trong ra ngoài
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |