BÁC NHÃ TỊNH ĐƯỜNG
I/ Ý nghĩa Đạo Hiệu Bác Nhã Tịnh Đường: -“Bác Nhã” là phiên âm chữ Prajnâ của nước Ấn-độ. Người Trung Hoa viết chữ Ban-nhược ( ), Ban-nhược ( ) mà phải đọc là Bác nhã. Trí độ Luận có nói: Bác nhã, người Trung Hoa gọi là trí tuệ. Nó là cao hơn hết ở trong các thứ trí huệ khác: Vô thượng, vô tỉ, vô đẳng, lại vô thắng nữa. - “Tịnh”: là tịnh lự, nghĩa là dẹp hết các sự lo lắng theo thế gian (phàm tâm). - “Đường”: là nhà, nhà tu, là nơi an dưỡng tinh thần, là tu viện, tịnh xá, tịnh thất. Bác Nhã Tịnh Đường: là nơi tu tịnh, xã bỏ hết tâm quá khứ vị lai (phàm tâm) để làm sáng tâm Bác Nhã. II/ Lịch sử hình thành Ngôi Bác Nhã Tịnh Đường: 1/ Mục đích xây dựng Ngôi Bác Nhã Tịnh Đường: Sau khi Thánh Sở Tam Tông Miếu được hình thành tương đối hoàn chỉnh về mặt hình thức thì việc tạo dựng cơ sở chuyên về tu tịnh là hoài bảo mà Ngài Định Pháp Tổng Lý Minh Thiện đã ôm ấp từ lâu. Ngoài ra, Đức Đạo Tổ có dạy Ngài Minh Thiện: “...xây dựng Thiền Đường rồi Ngài sẽ phân khóa dạy đạo”. (TN 28/03 Đinh Mùi) Đức Ngươn Thỉ Thiên Tôn cho biết thêm: “ Bác Nhã Thiền Đường là mục đích tối thiêng liêng, con đường cứu cánh cho nguyên căn và cả chúng sanh để trở về ngôi xưa vị cũ. Tôn chỉ cao trọng này, người thế gian ít ai lưu ý, mà hầu hết nặng lo phần hữu vi. Cứu đời không chữa tận gốc thì mong gì thấy được tương lai”. (TN 09/08 Đinh Mùi) Thế nên Ngài Minh Thiện càng quyết tâm tìm nơi thích hợp xây dựng ngôi Thiền Đường để có đủ phương tiện cho Minh Lý môn sanh nói riêng và cho tất cả những thiện căn nói chung, có đủ cơ duyên đi sâu vào con đường vô vi giải thoát. 2/ Cơ duyên: Ngài Minh Thiện đã để tâm tìm rất nhiều nơi. Nhưng mãi đến năm 1964, tại Long Hải (Bà Rịa), có một cái nhà lầu xưa ba căn dùng làm chỗ thờ Phật, mà ông chủ phải về Gia Định để trụ trì chùa Châu An Tự, nên sẵn lòng giao lại. Thấy vị trí nhà đất có thế núi sông rất đẹp (sau lưng dựa chân núi Tùy Vân, trước mặt nhìn ra biển Thái Bình), đúng như sở nguyện nên Ngài Định Pháp Minh Thiện vui lòng chấp thuận. 3/ Khởi công xây dựng: Sau khi làm giấy tờ thủ tục nhận đất ngày 21/5/1964, đến ngày 28/12/1966 (17 tháng 10 Bính Ngọ), Ngài Định Pháp Tổng Lý Minh Thiện cho phá dỡ căn nhà lầu cũ để khởi công xây dựng. Công cuộc xây dựng trải qua hai đợt: đợt một xây dựng Hậu Đường và đợt hai xây dựng Chánh Điện. A/ Đợt 1 : Xây dựng Hậu Đường Trước tiên, Ngài Định Pháp Tổng Lý Minh Thiện cho xây Hậu Đường cùng hai dãy nhà trệt phụ thuộc, bên trái và bên phải. Thời gian xây dựng phần Hậu Đường cũng là thời gian “trải qua những cơn khảo thí hãi hùng...” “..Vì nơi nầy là vùng còn đầy dẫy ác khí, nên mặc dù bao nhiêu điển lành cùng tâm đạo đem ký nhà tịnh nơi nầy, cũng khó nổi đàn áp được làn hắc khí xung thiên từ những oan hồn uổng tử đã gây ra bao nhiêu rủi ro trong khi xây cất”. Cho nên trong một đêm tại nơi nầy trong dịp công quả tại đây, đạo hữu Chánh Ý đã hy sinh vì đạo pháp, mà trong một lần về đàn ở cương vị Già Lam Địa Thần, Ngài đã trần tình lại mọi việc như sau :“...Một giấc chiêm bao, một đêm nào, trong cơn mơ màng nửa say nửa tỉnh, tệ đệ chợt thấy vô số oan hồn đang tranh đua, ngăn cản những việc làm từ thiện cùng hoằng dương đạo pháp nơi vùng nầy. Tệ đệ vội vàng quỳ xin thọ khổ phần nhục thể hình hài, để làm lắng dịu bao nổi oan hồn và cũng để thay mạng sống cho những người công quả vì đại cuộc.Và tệ đệ có hứa sẽ nhân một dịp nào đề nghị cùng Hội Thánh có nhiều buổi lễ cầu siêu, bạt độ âm hồn trở lại đường chân, thiện, mỹ. Do đó mọi việc sắp xếp đã qua, rồi... sáng lại chư huynh tỷ đệ muội vừa phát giác một việc đã rồi”. Đến ngày 13/9/1967, công trình xây dựng đợt thứ nhứt của Bác Nhã Tịnh Đường đã hoàn tất và được tổ chức lễ An vị Phật thờ tạm tại Hậu Đường. Ngày An vị, Đức Đông Phương Lão Tổ có giáng bút và dạy như sau : “...Bần Đạo khá khen chư chức sắc Tiên Thiên Đại Đạo Minh Lý Thánh Hội đã có sáng kiến tạo lập Bác Nhã Thiền Đường để tìm lối vô sanh giải thoát chẳng những cho riêng mình mà cho luôn thế hệ sau nầy kế tiếp…” Chư chức sắc và thiện nam tín nữ đã hữu công, hữu sản, hữu tâm, hữu lực, thể hiện được một trụ tướng. Một điều đáng lưu ý là chư đệ tử cần nên tiếp nối chí hướng và chương trình đã hoạch định, để có đầy đủ phương tiện khai triển cơ sở nầy trở thành một Đại Chủng Viện trong tương lai, một chỗ để đào tạo lớp người mới, có căn bản, có nề nếp duy nhứt cho việc truyền đạo sau nầy hầu giúp dân độ thế. … Thiền Đường Bác Nhã là nơi góp công rất lớn cho Đại Đạo trong việc hoằng Pháp sau nầy, mà cũng là một cứu tinh cho dân chúng địa phương vùng Long Hải, vì đã có rất nhiều điển lực đàn áp và khuyên giải được những oan hồn từ thời tiền chiến đến hậu chiến . . .” (Đàn Đức Đông Phương Lão Tổ ngày 14/9/1967). B/ Đợt 2 : Xây dựng Tòa Chánh Điện: Đến ngày 01/04/1970, Tòa Chánh Điện của Bác Nhã Tịnh Đường tiếp tục được khởi công xây dựng, gồm một trệt, một lầu. Tầng trệt làm giảng đường,là nơi họp hành và học tập của các tịnh viên trong các khóa tịnh. Tầng trên là Chánh điện, nơi thờ các đấng Thiêng Liêng. Đồng thời hai dãy nhà phụ thuộc xây ở giai đoạn một cũng được lên lầu để làm nơi tu tịnh. Đến năm 1971 công trình xây dựng mới hoàn tất và đến ngày 13/1/1972 (27/11 năm Tân Hợi) mới làm lễ Lạc Thành. Lễ Lạc Thành Bác Nhã Tịnh Đường được tổ chức trong hai ngày 27 và 28 tháng 11 năm Tân Hợi. Cuộc lễ đã đón tiếp các cấp chính quyền sở tại và đông đảo đại diện các giáo phái bạn đến tham dự. Trong bài diễn văn đọc vào dịp này, Ngài Định Pháp Minh Thiện đã tuyên dương đạo đức vô vi của nền Đạo mới ra đời, và tuyên bố: “...Tuy kinh sách Tam giáo rất nhiều nhưng Tịnh Đường chỉ dùng ba bộ kinh Tổ là: Viên Giác Kinh, Đạo Đức Kinh và sách Trung Dung làm căn bản, phụ thêm Châu Dịch Huyền Giải và Đạo Học Chỉ Nam. Ba loại kinh trong Tam Giáo như thế đã gặp nhau trên tinh thần nhứt quán. .”(TN HĐĐV 31/12/1971) (14/11 Tân Hợi). Trong dịp lễ cúng Khánh thành, Hội Thánh cũng có tổ chức một Đại trai đàn, có thầy đứng cúng cầu siêu cho các vong hồn, các đẳng địa phương được siêu thoát như đã dự tính. III/ Thờ phượng ở Bác Nhã Tịnh Đường: 1/Trên Tòa Chánh Điện: Từ ngoài đi vào, dọc hai bên cửa cái Tịnh Đường có đôi liễn: “Bác Nhã tâm khai tuệ chiếu vô minh hườn Bổn Giác.” “Tịnh Đường khí phục đơn thành nhứt lịp thoát Thai Thần.” Tạm dịch: *Dùng đại trí tuệ mở giác tâm, soi phá cái mê, để trở về tánh sáng. *Vào nhà tu hấp khí chơn nguyên, luyện thành thuốc quí, từng hạt nuốt vào giải thoát hồn linh. |
Đây là đôi liễn do chính Ngài Tổng lý Minh Thiện phát thảo và trình Ơn Trên xét duyệt . Trong lần này, Ngài đã xin sửa đạo hiệu “BÁC NHÃ THIỀN ĐƯỜNG” thành “BÁC NHÃ TỊNH ĐƯỜNG”. Vì theo Ngài, chữ “TỊNH” mới hợp với câu liễn mà Ngài đã viết và nói về phép tu của Tiên gia.
Chính vì thế, mà đạo hiệu “BÁC NHÃ THIỀN ĐƯỜNG” (từ 1966~1970) được đổi lại thành “BÁC NHÃ TỊNH ĐƯỜNG” (từ 12- 1970 tới nay). Điều này cũng được Ơn Trên chấp thuận. TN 05/12/70 (7/11 canh Tuất). Còn ngay chánh môn của Chánh Điện, có đôi liển của Đức Hưng Đạo Đại Vương ban ngày 29/7/1970 như sau : “Bác Nhã Khai Thông, Lục Thủy Thanh sơn ưng Diệu pháp.” “Thiền đường tịnh tọa, hồ thiên động địa kiến Chơn như.” Nghĩa là : * Trí Bác Nhã đặng mở rộng thông suốt, thì nước biếc non xanh ứng cùng pháp vi diệu. * Nhà Thiền nầy tham thiền nhập định, khắp bầu trời hang đất đều thấy được Chơn như. Bên trong Chánh cung thờ tấm kiếng tròn tượng trưng THƯỢNG Đế ở trên, còn dưới là 3 bài vị TAM GIÁO TỔ SƯ (Thích, Đạo, Nho). Đối diện Chánh cung có bàn thờ Chư HỘ PHÁP GIÀ LAM. Hai bên bàn thờ Hộ Pháp có hai câu liễn: “Trúc ảnh hoành liêm tri nguyệt xuất.” "Mai hoa nhập tọa giác phong lai.” Nghĩa là: Màn tre hiện bóng trúc, thấy được ánh trăng soi. Hoa mai rơi trước mặt, cảm nhận gió nhẹ phơi. Bên ngoài, trên máy ngói Tịnh Đường, quẻ ĐOÀI được đặt trên nóc Tam Cực Đài. Còn lại hai bên Nam Nữ đặt hai quẻ KIỀN, KHÔN. Ba quẻ này hiệp với quẻ CHẤN trên bàn thở Hộ Pháp ở giữa, thành ba quẻ tôn chỉ của Đạo Minh Lý là : TÙY, PHỤC, VÔ VỌNG. Đây cũng chính là phương tu của Minh Lý môn sanh. (TN 22/07/70) (20/06 Canh Tuất) 2/Ngôi Hậu Đường: Ở Hậu Đường có đặt bàn thờ LỊCH ĐẠI TỔ TIÊN, phía trên bàn thờ có đặt tấm kiếng chữ nhật lớn. Chính giữa tấm kiếng (theo chiều dọc) ghi dòng chữ: LỊCH ĐẠI TỔ TIÊN.
“Hậu hiền thủ thành.”
“ Tử hiếu tôn hiền khải hậu thiên.”
1/ Tổ chức: Về hình thức, Bác Nhã Tịnh Đường là một tu viện, một tịnh xá, làm nơi chốn cho người tu an dưỡng tinh thần nhưng không phải là nhà tu trọn đời, mà khi tu chứng được rồi, người tu phải ra đi độ người, truyền bá giáo lý của Đạo Minh Lý, để mở mang mối Đạo lành trong thiên hạ. Tuy nhiên Tịnh Đường vẫn tổ chức một Ban Cai Quản gồm:
Nữ : Bà Tịnh Chơn. B/ Sinh hoạt: Trong những ngày đầu còn bở ngở, Ơn Trên dạy môn sanh Minh Lý như sau :“...Bần Đạo cho phép khóa tịnh đầu tiên nầy gọi là xông Tịnh Đường trong 15 ngày, kể từ ngày 14 tháng chạp. Khóa đầu nầy chỉ dành riêng cho nhị vị hiền đệ Minh Thiện, Huệ Lương. Trong thời gian đó để được tụ điển cùng chư Phật, Tiên, Thánh, hội đồng bố điển toàn vùng . . . Sau thời gian đó, các tịnh viên khác mới được phép nhập tịnh khóa tịnh thứ hai. Về thể lệ dành cho các tịnh viên đầu mỗi khóa. Tịnh chủ hội ý cùng Ban Chưởng Quản Tịnh Đường ra thông tri quảng bá ngày mở đầu khóa tịnh kế tiếp, tịnh viên nào muốn nhập Tịnh Đường phải làm đơn gởi đến Ban Chưởng Quản Tịnh Đường. Sau khi BìnhNghị Thất quyết định, sẽ có thơ chính thức cho tịnh viên biết trước, để chuẩn bị sắp xếp mọi tiện nghi. Như vậy vừa tiện cho Tịnh Đường, vừa tiện cho tịnh viên. Về giới luật, điều kiện tối thiểu cho tịnh viên phải tuân theo do Ban Chưởng Quản soạn thảo phần nhẹ cho sơ cấp rồi lần lần đến cao cấp . . .” (Đàn Đức Đông Phương Lão Tổ ngày 13/1/1972) Tuân theo Thánh Ý, Bác Nhã Tịnh Đường đã liên tiếp mở ra nhiều đợt tu tịnh cho Minh Lý môn sanh, đạo hữu Hội Thánh Truyền Giáo và Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý.... Các tịnh viên đã cùng nhau tu học dưới sự dìu dắt của Ơn Trên trong tinh thần “Bình đẳng, Cộng tác, Hòa ái”. Thời gian nhập tịnh cho mỗi khóa tu tùy theo mùa. Hạ chí là 9 ngày, Đông chí là 7 ngày... Tuân theo nội quy của Tịnh Đường, tịnh viên tự khép mình theo thời khóa biểu do Ban Chưởng Quản đặt ra như: giờ ăn, giờ ngủ, giờ học, giờ tịnh... Bởi vì “ đã vào Tịnh Đường là ăn thanh đạm, ở kiệm cần, khỏe xác thịt, sáng tinh thần”. Nhất nhất mọi sự đều có chuông khánh làm hiệu. V/ Kết Luận: Bác Nhã Tịnh Đường được viên mãn hoàn thành là nhờ Ơn Trên ban phước lành, cũng nhờ Địa Linh Tú Khí nơi đây, nhất là lòng tín thành của Ngài Định Pháp Tổng Lý Minh Thiện cùng môn sanh Minh Lý đồng tâm nhất trí, hy sinh tất cả mới đúc kết nên hình để có được lễ Lạc Thành vào tháng 11 năm Tân Hợi (13/1/1972). Ơn Trên có dạy: “Ngôi Bác Nhã Tịnh Đường được thiết lập là chí nguyện của môn sanh Minh Lý được trải qua một bước khá dài, cả hai mặt : Công truyền và Tâm pháp được thành hình, làm nơi tu học, cầu tự giác giác tha. Từ đây trở đi ngôi Bác Nhã Tịnh Đường chỉ được dành riêng cho những người đã thọ thừa Pháp Môn Bác Nhã”. Ngày nay chúng ta những người hậu tấn, kế thừa sự nghiệp của các bậc tiền khai đã dầy công tạo lập cơ sở tiện nghi. Mỗi môn sanh Minh Lý cùng nhau tề tựu dưới mái nhà của Thượng Đế, phải thực hành tu học theo tôn chỉ của đạo và pháp môn có sẵn, nghiên cứu giáo lý của Đạo Minh Lý, phải quyết tâm cố gắng cùng nhau tu học để không phụ lòng mong mõi dắt dìu, bảo bọc của các Đấng Thiêng Liêng, của Ân Sư Minh Thiện và các bậc tiền khai quá vãng. |
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |