VÀI DÒNG TRÍCH DẪN QUYỄN ĐẠO HỌC CHỈ NAM
............
Con người vốn xuất phát từ tự do
Bản thể của vũ trụ là tự tánh hằng hữu, tồn tại bất biến. Tự tánh đó là nguồn sống vô biên, tràn ngập, trở nên thiên sai vạn biệt, muôn hình ngàn trạng. Bản nguyên tự thể đó là tự do, ngoài không gian và thời gian, im lặng, không bị một vật nào câu thúc. Chỉ có đồng nhứt với tự thể đó mới có tự do, mới không còn bị vũ trụ ảo hóa, phỉnh phờ, ám ảnh được.
Các Ngài đã trực quan, nhận thấy tự thể ở trong “Hư Vô” đó là một vật hồn nhứt nằm ở trong Hư Vô, đương vươn lên hiện thể mà sáng tạo, hóa sanh ra vũ trụ và người vật. Thế là vũ trụ và người vật từ nơi tự do mà ra, đứng trong sự tự do và trở về với tự do. Ấy là Đạo.
Nhưng sao lại mất tự do – Vô minh ?
Đã nói xuất sanh nơi tự do, người vật đều được tự do mà đến, tự do mà thành, thế mà nhìn lại thấy có gì tự do đâu? Chi chi cũng đều bị dưới quyền sai xử của trò ảo hóa biến thiên di dịch, sống khổ sống đau trong vòng xiềng xích luân hồi, không đầu không cuối.
Nhưng đã sanh làm người, bị ảo giác sinh lý của giác quan, trong vòng ảo hóa của lý trí, tâm tư ý tưởng phối hợp với ngoại giới gây xáo trộn đảo điên. Đó phải chăng vì lửa dục vọng tràn lên, che khuất tự tánh, bị vô minh ám ảnh không còn trông thấy được bản thể, thì làm gì có được tự do?
Một vật hồn nhứt trong “Hư Vô”[1], đương vươn lên hiện thể. Đó là “Thái Cực” mà các Tôn Giáo gọi chung là Trời, hay Thượng Đế, hay Thái Cực, là nguồn sống tự do, chân thật tồn tại. Tự thể đó nối liền với tự nhiên và đương nhiên, vô và hữu, là ngôi Đại Trung chuyển thân ứng hóa trong mỗi vật, mỗi hình, đâu đâu, ở đâu và lúc nào cũng hiện diện.
Thái Cực phân âm dương làm cơ cấu sáng tạo.
Nguồn gốc vũ trụ, người vật, đông tây, xưa và nay, ai cũng công nhận trong Kiền Khôn thế giới có một bản nguyên chủ tể làm trung tâm điều lý. Người vật bởi đó mà ra, vạn đức bởi đó mà vào. Thái Cực chủ tể tự thân gồm cả các pháp vô lậu, nghĩa là : tự thể của Đạo chơn thiệt hằng hữu, thanh tịnh tuyệt đối.
Về phần dụng (thì cái bản nguyên đó) hiện ra vũ trụ, người vật. Sự mầu nhiệm cực kỳ thâm vi, cực kỳ xảo diệu, không thể lấy ngôn ngữ để diễn tả, lấy tư tưởng mà hình dung. Nếu cố cưỡng mà nói, cố cưỡng mà vẻ vời, thì càng làm cho mờ xa với lẽ thật. Nên Thiền Tông chỉ lấy tâm mà truyền tâm, không lập văn tự, vì bản sơ nguyên thỉ là tuyệt đối, vượt ra ngoài không gian thời gian, nhân và quả.
Dầu loài người có thánh trí thông minh cũng nằm trong hữu hạn của căn trần mà thôi, đâu có thể đem cái hữu hạn mà đo được cái vô cùng, nên càng nói nhiều lại càng lầm lỗi lớn. Muốn nhận thấu lẽ Một suốt tận kia, phải nhìn bằng trực giác, nghĩa là : bằng cái Chơn Tâm thực thể của mình, mới mong hội thông cùng Chơn Lý.
..........
............
Con người vốn xuất phát từ tự do
Bản thể của vũ trụ là tự tánh hằng hữu, tồn tại bất biến. Tự tánh đó là nguồn sống vô biên, tràn ngập, trở nên thiên sai vạn biệt, muôn hình ngàn trạng. Bản nguyên tự thể đó là tự do, ngoài không gian và thời gian, im lặng, không bị một vật nào câu thúc. Chỉ có đồng nhứt với tự thể đó mới có tự do, mới không còn bị vũ trụ ảo hóa, phỉnh phờ, ám ảnh được.
Các Ngài đã trực quan, nhận thấy tự thể ở trong “Hư Vô” đó là một vật hồn nhứt nằm ở trong Hư Vô, đương vươn lên hiện thể mà sáng tạo, hóa sanh ra vũ trụ và người vật. Thế là vũ trụ và người vật từ nơi tự do mà ra, đứng trong sự tự do và trở về với tự do. Ấy là Đạo.
Nhưng sao lại mất tự do – Vô minh ?
Đã nói xuất sanh nơi tự do, người vật đều được tự do mà đến, tự do mà thành, thế mà nhìn lại thấy có gì tự do đâu? Chi chi cũng đều bị dưới quyền sai xử của trò ảo hóa biến thiên di dịch, sống khổ sống đau trong vòng xiềng xích luân hồi, không đầu không cuối.
Nhưng đã sanh làm người, bị ảo giác sinh lý của giác quan, trong vòng ảo hóa của lý trí, tâm tư ý tưởng phối hợp với ngoại giới gây xáo trộn đảo điên. Đó phải chăng vì lửa dục vọng tràn lên, che khuất tự tánh, bị vô minh ám ảnh không còn trông thấy được bản thể, thì làm gì có được tự do?
Một vật hồn nhứt trong “Hư Vô”[1], đương vươn lên hiện thể. Đó là “Thái Cực” mà các Tôn Giáo gọi chung là Trời, hay Thượng Đế, hay Thái Cực, là nguồn sống tự do, chân thật tồn tại. Tự thể đó nối liền với tự nhiên và đương nhiên, vô và hữu, là ngôi Đại Trung chuyển thân ứng hóa trong mỗi vật, mỗi hình, đâu đâu, ở đâu và lúc nào cũng hiện diện.
Thái Cực phân âm dương làm cơ cấu sáng tạo.
Nguồn gốc vũ trụ, người vật, đông tây, xưa và nay, ai cũng công nhận trong Kiền Khôn thế giới có một bản nguyên chủ tể làm trung tâm điều lý. Người vật bởi đó mà ra, vạn đức bởi đó mà vào. Thái Cực chủ tể tự thân gồm cả các pháp vô lậu, nghĩa là : tự thể của Đạo chơn thiệt hằng hữu, thanh tịnh tuyệt đối.
Về phần dụng (thì cái bản nguyên đó) hiện ra vũ trụ, người vật. Sự mầu nhiệm cực kỳ thâm vi, cực kỳ xảo diệu, không thể lấy ngôn ngữ để diễn tả, lấy tư tưởng mà hình dung. Nếu cố cưỡng mà nói, cố cưỡng mà vẻ vời, thì càng làm cho mờ xa với lẽ thật. Nên Thiền Tông chỉ lấy tâm mà truyền tâm, không lập văn tự, vì bản sơ nguyên thỉ là tuyệt đối, vượt ra ngoài không gian thời gian, nhân và quả.
Dầu loài người có thánh trí thông minh cũng nằm trong hữu hạn của căn trần mà thôi, đâu có thể đem cái hữu hạn mà đo được cái vô cùng, nên càng nói nhiều lại càng lầm lỗi lớn. Muốn nhận thấu lẽ Một suốt tận kia, phải nhìn bằng trực giác, nghĩa là : bằng cái Chơn Tâm thực thể của mình, mới mong hội thông cùng Chơn Lý.
..........
Giờ tiếp khách
|
Điện thoại
|
Trang web
(Web page) https://www.minhlydao.org
|
Contact: [email protected]
Feedback, please address to: Tam Chon Le (Đại Mạng) E.mail: [email protected] |